Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Bài 19: Tranh dân gian Việt Nam

I/ MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức :

 - HS hiểu nguồn gốc, vai trò của tranh dân gian Việt Nam.

 - HSbiết ý nghĩa của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

 2/ Kĩ năng :

 - HS nhận biết được hai dòng tranh cơ bản : Đông Hồ và Hàng Trống.

 - HS biết được chất liệu làm tranh.

 3/ Thái độ:

 HS có ý thức tôn trọng những nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

 4/ Năng lực:

 NL quan st v xử lí thơng tin, cảm thụ thẩm mĩ, nhận biết, phn tích v tổng hợp, giao tiếp, biểu đạt,

II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:

 HS hiểu nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa của tranh dân gian Việt Nam.

HS biết được chất liệu làm tranh.

III/ CHUẨN BỊ :

 1/ Giáo viên :

 - Tài liệu tham khảo.

 - Tranh ĐDDH MT6.

 2/ Học sinh :

 - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tranh dân gian Việt Nam.

 - Xem trước nội dung bài học.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Bài 19: Tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19 – Tiết CT: 20	
Tuần dạy: 21 
 Bài 19: TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
 THƯỜNG THỨC MT
 _______________
I/ MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức :
	- HS hiểu nguồn gốc, vai trò của tranh dân gian Việt Nam.
	- HSbiết ý nghĩa của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.
 2/ Kĩ năng :
 - HS nhận biết được hai dòng tranh cơ bản : Đông Hồ và Hàng Trống.
	- HS biết được chất liệu làm tranh.
 3/ Thái độ:
	HS có ý thức tôn trọng những nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
 4/ Năng lực:
	NL quan sát và xử lí thơng tin, cảm thụ thẩm mĩ, nhận biết, phân tích và tổng hợp, giao tiếp, biểu đạt,
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
	HS hiểu nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa của tranh dân gian Việt Nam.
HS biết được chất liệu làm tranh.
III/ CHUẨN BỊ :
 1/ Giáo viên :
	- Tài liệu tham khảo.
	- Tranh ĐDDH MT6.
 2/ Học sinh :
	- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tranh dân gian Việt Nam.
	- Xem trước nội dung bài học.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh. 
 2/ Kiểm tra miệng : (2 phút)
	- HS nộp bài vẽ tiết trước.
	- GV yêu cầu HS nhận xét:cách sắp xếp bố cục, màu sắc, họa tiết,
	- GV nhận xét chung, đánh giá bài.	
 3/ Tiến trình bài học : (32 phút)
 GV giới thiệu bài mới. (2 phút)
 Bài 19: TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: ( 5 phút )
 Tìm hiểu về tranh dân gian.
 - GV giới thiệu tranh và đặt câu hỏi:
 + Vì sao tranh dân gian còn gọi là tranh Tết? (được bán và treo trong dịp tết).
 + Tác giả của tranh dân gian là ai? (là những người nông dân).
 °Học sinh phát biểu.
 - GV tóm ý, giảng thêm về cách làm tranh: tranh được in bằng ván gỗ và tô màu bằng tay.
* Hoạt động 2: ( 20 phút )
 Tìm hiểu về đặc điểm và kĩ thuật làm tranh dân gian VN.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
 + Bức tranh “ Gà mái” thuộc dòng tranh nào? ( Đông Hồ).
 +Các mảng màu của tranh được ngăn cách với nhau như thế nào? (bằng nét viền đen).
 °Học sinh phát biểu.
 - GV phân tích về cách làm tranh và chất liệu màu sắc tranh:
 + Tranh khắc trên khuôn ván gỗ, mỗi màu là một bản in.
 + Chất liệu giấy : giấy dó quét điệp.
 + Màu sắc: đỏ ( sỏi đỏ); đen ( than rơm, lá tre ); vàng ( hoa hòe ); xanh (lá chàm); trắng ( vỏ sò ).
 - GV nhấn mạnh đặc điểm tranh Đông Hồ: đơn giản, khỏe mạnh.
 °Học sinh nghe giảng, quan sát bài.
 -GV giới thiệu tranh “ Ngũ hổ” & đặt câu hỏi:
 + Bức tranh thuộc dòng tranh nào? ( Hàng Trống ).
 + Màu sắc, đường nét của tranh như thế nào? ( tươi sáng, đường nét mảnh mai, uyển chuyển ).
 °Học sinh phát biểu theo sgk.
 - Gv tóm ý chung:
 + Tranh làm bởi một bản khắc nét in màu đen làm viền và tô màu bằng tay.
 +Chất liệu màu: màu phẩm nhuộm.
 * Đặc điểm : màu tươi sáng, đường nét mềm mại, có chiều sâu.
 °Học sinh quan sát bài.
* Hoạt động 3: ( 5 phút )
 Tìm hiểu về đề tài và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN.
 - GV phân tích về một số đề tài tranh dân gian VN :
 + Chúc tụng: cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 + Lao động sản xuất, sinh hoạt.
 + Trào lộng, phê phán.
 + Tranh thờ,..
 °Học sinh quan sát bài.
- GV nêu câu hỏi
 + Em hãy nêu những giá trị của tranh dân gian VN?
 °Học sinh phát biểu.
 - Gv tóm ý: tranh dân gian là một bộ phận của văn hóa dân tộc và của nhân loại, là giá trị tinh thần,
I. Vài nét về tranh dân gian:
 - Tranh gồm có tranh tết và tranh thờ.
 - Tác giả của tranh dân gian là người những người nông dân.
 - Tranh được in bằng ván gỗ hoặc được khắc nét trên gỗ và tô màu.
 - Màu sắc tranh tự nhiên, sử dụng chất liệu thiên nhiên.
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống:
1. Tranh Đông Hồ:
 - Tranh được khắc trên khuôn ván gỗ, in trên chất liệu giấy dó quét điệp. Mỗi màu là một bản in.
 - Chất liệu màu sắc:
 + Màu đen (than lá tre, than rơm).
 + Màu đỏ (sỏi đỏ tán mịn).
 + Màu vàng (gỗ vang, hoa hòe).
 + Màu xanh ( lá chàm).
 + Màu trắng (vỏ sò tán mịn).
* Đặc điểm tranh Đông Hồ:
 Đường nét đơn giản, khỏe mạnh, dứt khoát bởi nét vền đen trong tranh.
 2. Tranh Hàng Trống:
 - Tranh được bày bán ở phố Hàng Trống nên có tên là tranh hàng trống.
 - Tranh được làm bởi một bản khắc nét in màu đen làm viền và được tô màu bằng tay.
 - Chất liệu màu: màu phẩm nhuộm.
* Đặc điểm tranh Hàng Trống:
 Màu sắc tươi sáng, đường nét mềm mại, lung linh, có chiều sâu.
 3. Đề tài tranh dân gian:
 Tranh chúc tụng; tranh lao dộng sản xuất; tranh thờ; tranh trào lộng phê phán; tranh sinh hoạt,
III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN:
 Tranh có vẻ đẹp hài hòa, tính khái quát cao, tạo cảm giác gần gũi cho người xem.
 4/ Tổng kết :
 * Hoạt động 4 : ( 5 phút )
	Đánh giá kết quả học tập.
	+ Màu sắc tranh Đông Hồ lấy chất liệu từ đâu?
	+ Nêu cách làm tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
	+ Tác giả của tranh dân gian là ai?
 °Học sinh phát biểu.
	- GV nhận xét, tóm ý nội dung bài.
 5/ Hướng dẫn học tập : ( 5 phút )
	- Đối với tiết học này:
 + Học lại kiến thức bài.
	 + Sưu tầm tài liệu về bài học.
	- Đối với tiết học tiếp theo:
 	 + Chuẩn bị bài mới. Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam.
	 + Sưu tầm tranh về bài học.
	 + Xem trước nội dung bài.
 -------------------------------------------------------
V/ PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2 1 lop 7_12237749.doc