Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam

I/ MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian " Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng.

 HS phn biệt được tranh Đông Hồ v tranh Hng Trống.

 2/ Kĩ năng :

 Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng hợp, hiểu và trình bày được đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian trên.

 3/ Thái độ:

 Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống , yêu kính, tôn trọng những tác phẩm mĩ thuật của cha ông.

 4/ Năng lực:

 NL quan st v xử lí thơng tin, cảm thụ thẩm mĩ, nhận biết, phn tích v tổng hợp, giao tiếp, biểu đạt,

II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian "Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 – Tiết CT: 21	
Tuần dạy : 22
 Bài 24: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH 
 TTMT DÂN GIAN VIỆT NAM
 ____________________
I/ MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức :
	Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian " Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng.
	HS phân biệt được tranh Đơng Hồ và tranh Hàng Trống. 
 2/ Kĩ năng :
 Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng hợp, hiểu và trình bày được đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian trên.
 3/ Thái độ:
	Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống , yêu kính, tôn trọng những tác phẩm mĩ thuật của cha ông.
 4/ Năng lực:
	NL quan sát và xử lí thơng tin, cảm thụ thẩm mĩ, nhận biết, phân tích và tổng hợp, giao tiếp, biểu đạt,
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
	Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian "Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng.
III/ CHUẨN BỊ :
 1/ Giáo viên :
	-Tài liệu tham khảo 
-ĐDDH MT 6
 2/ Học sinh :
	-Xem trước nội dung bài.
	- Sưu tầm tranh ảnh về bài học.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1phút )
Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2/ Kiểm tra miệng : ( 2 phút )
	GV đặt câu hỏi kiểm tra bài.
 1/ Nêu đặc điểm tranh Đông Hồ? - Đường nét đơn giản, khỏe, dứt 
 khoát; chất liệu màu từ thiên nhiên
 2/ Nêu đặc điểm tranh Hàng Trống? - Đường nét mềm mại, màu sắc 
 tươi; chất liệu màu từ phẩm 
 nhuộm, tô màu bằng tay.
	- HS trình bày; GV nhận xét chung.
 3/ Tiến trình bài học : ( 32 phút )
 GV giới thiệu bài mới. ( 2 phút ) 	
 Bài 24: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VỆT NAM.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: (14 phút )
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm tranh Đông Hồ:
 1. Tranh Gà- Đại Cát.
 + Chủ đề bức tranh là gì? ( chúc tụng ).
 + Nội dung tranh miêu tả hình tuợng nào? ( gà tượng trưng đức tính người đàn ông ngày xưa ).
 - GV phân tích tranh:
 + Cái mào đỏ: văn.
 +Cựa gà: võ.
 + Không sợ đối thủ: dũng.
 + Chia sẻ mồi tìm được: nhân.
 + Gáy sáng đúng giờ: tín.
 °Học sinh quan sát bài.
2. Tìm hiểu tranh “ Đám cưới chuột”:
 - GV giới hiệu tranh và đặt câu hỏi:
 + Tranh thuộc đề tài gì? ( phê phán, châm biếm ).
 + Bố cục tranh như thế nào? ( chặt chẽ ).
 °Học sinh phát biểu.
* Hoạt động 2: ( 13 phút )
 Tìm hiểu 2 tác phẩm tranh Hàng Trống:
 1. Tranh “ Chợ quê”:
 - GV đặt câu hỏi:
 + Tranh thuộc đề tài gì ? ( sinh hoạt).
 + Bố cục bài như thế nào ?(cân đối).
 + Kể vài hoạt động diễn ra trong tranh ? ( xem bói, đánh bài,  ).
 °Học sinh phát biểu.
 - GV nhận xét, phân tích.
 2. Tranh “ Phật Bà Quan Aâm” :
 - GV giới thiệu tranh:
 + Hình ảnh, đường nét tranh như thế nào? ( mảnh mai, uyển chuyển ).
 + Màu sắc tranh ? ( tươi sáng, có độ sáng tối ).
 + Nội dung tranh? Đề tài tranh ?
 °Học sinh phát biểu.
 - GV nhận xét, phân tích.
* Hoạt động 3 : (3 phút)
- GV hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm 2 dòng tranh ĐH và HT: 
 +Tác giả tranh.
 + Nơi sản xuất tranh.
 + Đối tượng phục vu.
 + Cách làm tranh.
 + Chất liệu màu sắc,
I. Tranh Đông Hồ:
1. Tranh Gà “Đại Cát” :
 - Đề tài: chúc tụng; chúc mọi người đón Tết vui vẻ , nhiều tài lộc. 
 - Nội dung: nói lên sự thịnh vượng; hình ảnh gà trống hội tụ 5 đức tính tốt mà người đàn ông cần phải có :"Văn, võ, dũng,nhân,tín"
* Hình thức: In trên giấy dó quét nền điệp.
 - Bố cục: thuận mắt , hình vẽ đơn giản, nét viền đen to, khoẻ không khô cứng, phần chữ minh hoạ cho tranh thêm chặt chẽ.
 - Màu sắc: Sinh động và tươi tắn.
 2. Tranh “Đám cưới chuột”: 
 - Đề tài : châm biếm phê phán thói hư tật xấu trong xã hội .
 - Nội dung: phê phán nạn tham ô của những người có chức quyền trong xã hội ( Chuột tượng trưng cho người nông dân bị áp bức, Mèo tượng trưng cho tầng lớp quan lại phong kiến bốc lột ) . 
 - Bố cục: chặt chẽ, sắp xếp theo hàng ngang dàn đều. 
 - Hình thức diễn tả hóm hỉnh tạo cho bức tranh vẻ hài hước sinh động đường nét đơn giản.
 - Màu sắc hài hoà.
II. Tranh hàng trống :
1. Tranh “Chợ quê” :
 - Đề tài: sinh hoạt.
 - Nội dung: diễn tả cảnh một phiên chợ ở làng quê Việt Nam như một xã hội cũ thu nhỏ.
 - Bố cục: cân đối.
 - Màu sắc: tươi sáng, tạo nên vẻ tươi tắn, sinh động cho bức tranh .
2. Tranh “Phật Bà Quan Aâm” :
 - Đề tài tôn giáo , tín ngưỡng .
 -Nội dung : khuyên răn con người làm việc thiện . 
 - Bố cục nhịp nhàng ;bức tranh thể hiện sự huyền ảo thần bí từ cách chuyển màu tả nét mềm mại. 
 - Màu sắc: tươi sáng.
* So sánh đặc điểm 2 dòng tranh:
 _ Giống nhau : Đều là tranh dân gian khắc gỗ, có từ lâu đời do tập thể nhân dân sáng tác. 
 _ Khác nhau: 
Tranh Đông Hồ
- Sản xuất tại làng Đông Hồ
- Do bà con nông dân sáng tác thể hiện ước mơ hoài bão của người dân.
- In nhiều màu, mỗi màu là 1 bản in, in nét viền đen sau cùng .
- Chất liệu màu từ thiên nhiên ( hạn chế ).
Tranh Hàng Trống
- Bày bán tại làng Hàng Trống - Do những nghệ nhân sáng tác, phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ở kinh thành 
- Chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen, sau đó tô màu bằng tay.
- Màu sắc chế tạo từ phẩm nhuộm ( phong phú ).
 4/ Tổng kết:
 * Hoạt động 4 : ( 5 phút )
	Đánh giá kết quả học tập.
	- GV đặt câu hỏi củng cố bài:
	 + Nêu đặc điểm tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
	 + So sánh đặc điểm của 2 dòng tranh trên?
	°Học sinh phát biểu.
	- GV nhận xét chung.
 5/ Hướng dẫn học tập: ( 5 phút )
	- Đối với tiết học này:
 + Xem lại nội dung bài.
- Đối với tiết học tiếp theo:
	 + Chuẩn bị bài mới. Bài: Mẫu có hai đồ vật ( Vẽ hình).
	 + Chuẩn bị vật mẫu, giấy vẽ, màu, chì, thước, 
	 + Xem trước nội dung bài.
 V/ PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2 2 lop 7_12237753.doc