Giáo án môn Mĩ thuật 7 năm 2017

Vẽ trang trí.

Tạo hoạ tiết trang trí

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs hiểu thế nào là hoạ tiết trang trí, và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của hoạ tiết trang trí

2. Kỹ năng: Hs biết tạo hoạ tiết đơn giản và nghệ thuật trang trí là áp dụng các hoạ tiết để làm đẹp thêm các đồ vật cần trang trí.

3.Thái độ: Hs yêu quý nghệ thuật trang trí dân tộc.

C. CHUẨN BỊ:

1.Gv: - Tài liệu tham khảo"Chạm khắc dân gian Việt Nam"

 - Tranh ảnh về hoa lá chim thú.

 - Phóng to một số hoạ tiết trang trí trong SGK.

2.Hs: - Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí.

- Giấy chì, mẫu thật.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp - thảo luận nhóm.

-Vấn đáp - trực quan.

D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

I. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (3') : Nhắc nhở học sinh về dụng cụ và tinh thần học tập.

III. Bài mới (36'):

1. Đặt vấn đề: Trang trí là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, một điểm cơ bản và quan trọng của trang trí là tạo ra hoạ tiết. hạo tiết càng cách điệu cao, càng sáng tạo thì bài trang trí càng có giá trị.

 

docx 65 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 7 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho phù hợp) 
? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào ?
? Cái bát và ấm, cái nào sáng hơn ?
? Độ đậm nhất trên bát có bằng độ đậm nhất trên ấm không ?
? Bóng đổ từ mẫu lên nền và từ bát lên ấm như thế nào ? 
* Gv kết luận, bổ sung
- Học sinh bày mẫu.
* Hướng phải sang trái.
- Cái bát sáng hơn.
+ Độ đậm nhất trên ấm đậm hơn độ đậm nhất trên bát.
+ Bóng đổ đậm và nhạt dần từ trong ra ngoài.
Hoạt động 2: cách vẽ
? Nhắc lại các bước vẽ đậm nhạt ? 
 - Chú ý lấy điểm sáng nhất và so sánh độ đậm nhạt của vật mẫu, của mẫu lên nền, nhấn độ đậm nhạt của vật mẫu cho bài trong trẻo thêm.
- Gv cho Hs xem bài đậm nhạt mẫu của năm trước.
+ Phân mảng (đậm nhạt các bộ phận rõ ràng)
+ Vẽ một lớp đậm nhạt chung (so sánh độ đậm nhạt của 2 vật mẫu để vẽ đậm nhạt cho đúng)
+ Vẽ đậm nhạt chi tiết các bộ phận chung sau đó vẽ các bộ phận riêng 
Hoạt động 3: Thực hành 
- Gv ra bài tập, yêu cầu HS vẽ vẽ bài. 
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được. 
- Khuyến khích, động viên các em
- Vẽ theo mẫu đậm nhạt cái ấm tích và cái bát. 
- Chất liệu: Chì đen
IV. Cũng cố - Đánh giá (3'): 
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét, đánh giá về:
? Độ đậm nhạt của bài vẽ (ấm, bát đã được hay chưa)
? Phông nền như thế nào ?
? So sánh với mẫu thật ? 
- Gv kết luận, nhận xét bài vẽ của hs.
- Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Xem bài 13 – Chữ trang trí.
Ngày soạn: 27/11/2016
Tiết 15 - bài13 Vẽ trang trí.
Chữ trang trí. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ đã học 
2. Kỹ năng : Biết cách tạo ra chữ trang trí và sử dụng chúng vào học tập, cuộc sống. 
3. Thái độ: Yêu quý trân trọng nghệ thuật trang trí bằng chữ của cha ông.
B. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, gợi mở.
- Thực hành cá nhân. 
C. Chuẩn bị:
1. Gv: - Các kiểu chữ trang trí cơ bản, cách tạo và sử dụng chữ trang trí.
- Sách báo minh hoạ cho nội dung bài dạy.
- Bài làm của học sinh năm trước. 
2. Hs: Dụng cụ học tập, SGK, vở ghi. 
D. Tiến trình dạy – học: 
I. ổn định lớp (1'):Kiểm tra sỹ số và cho lớphát 1 bài. 
II. Kiểm tra (1’): Kiểm tra dụng cụ học tập.
III. Bài mới (38')
1. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có rất nhiều vật được trang trí và có nhiều loại phải sử dụng đến yếu tố chữ nhằm làm cho nội dung vật được trang trí được đẹp hơn, hấp dẫn hơn (trang trí bìa sách, báo tường,..). Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhiên cứu.
2. Triển khai: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
- Gv cho Hs quan sát hai kiểu chữ cơ bản (từ hai kiểu chữ này ta tạo ra các chữ trang trí khác) và cho hs quan sát H1. SGK.
? Hình dáng của các chữ như thế nào ? 
? Nêu cách tạo chữ trang trí ?
- Gv minh hoạ các kiểu chữ trên bảng.
* Gv nhấn mạnh: Tuỳ vào nội dung, đối tượng để có cách sử dụng chữ trang trí khác nhau (Sách, báo tường, bưu thiếp, đầu bài thơ, quảng cáo hành hoá) 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường
+ Cách tạo: - Kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ, thêm hoặc bớt các chi tiết phụ
- Sửa lại hình dáng chữ nhưng vẫn giữ được nét đặc thù của chúng.
- Cách điệu chữ cái đầu hay ở giữa tuỳ theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó.
Hoạt động 2: Cách sử dụng chữ trang trí. 
- Gv phân tích cách sử dụng chữ trang tri thông qua hình minh hoạ.
? Cách sử dụng chữ trang trí ?
? Có mấy bước tiến hành tạo chữ trang trí ?
? Tại sao phải chọn kiểu chữ trang trí ?
? Mục đích của xác định vị trí dòng chữ ?
? Bố cục con chữ phải như thế nào ?
? Cách sử dụng màu ? 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Chọn kiểu chữ trang trí. 
D T mb h 
+ Xác định kích thước vị trí của dòng chữ.
+ Phác bằng bút chì hình dáng, vị trí nét điều chỉnh bố cục chặt chẽ.
- Có thể kết hợp cả hình vẽ cho sinh động.
+ Vẽ màu cho các con chữ. 
Hoạt động 3: Thực hành 
- Hướng dẫn hs làm bài. 
- Gv quan sát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa trên bài vẽ cho từng em (đặc biệt là những hs yếu hơn).
- Khuyến khích, động viên hs làm bài. 
- Gv yêu cầu cao hơn đối với những bài tốt. 
- Trang trí một dòng chữ với nội dung tự chọn. 
- Kích thước phù hợp với tờ giấy A4.
- Với màu sẵn có. 
IV. Cũng cố - Đánh giá (4'):
- Gv thu và ghim lên bảng từ 4- 5 bài yêu cầu Hs nhận xét về: 
? Bố cục của bài vẽ như thế nào so với tờ giấy ? 
? Kiểu chữ, cách tạo chữ trang trí thế nào ? 
? Cách sử dụng màu sắc ?
? Hình minh hoạ có phù hợp không ? 
* Gv bổ sung, nhận xét và tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyên khích những em vẽ chưa tốt.
- Nhận xét tinh thần học tập của lớp. 
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở lớp (nếu chưa xong)
- Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ để kiểm tra học kỳ.
Ngày soạn: 4/12/2016
Tiết 16.Kiểm tra học kì. 
Đề tài tự chọn. 
I. chuẩn đánh giá:
1. Kiến thức: - Đánh gía được sự hiểu biết của hs về tranh đề tài (biết chọn nội dung, 
 biết cách sắp xếp bố cục, vẽ hình, vẽ màu) 
2. Kỹ năng : - Hs vẽ được một bức tranh có nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc đẹp. 
3. Thái độ: - Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường 
 lớp thông qua tranh vẽ của mình.
II. ma trận:
Nội dung kiến thức
(mục tiêu)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng cộng
Nội dung tư tưởng chủ đề
Xác định được nội dung phù hợp với đề tài (0.5đ)
Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục, phản ánh thực tế cuộc sống (0.5đ)
Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc (1đ)
2điểm
=20%
Bố cục
Sắp xếp được bố cục đơn giản (0,5đ)
Bố cục có mảng chính, mảng phụ (0,5đ)
Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn (1đ)
2điểm
=20%
Hình vẽ
Hình vẽ thể hiện nội dung (0,5đ)
Hình vẽ sinh động, phù hợp với nội dung (0,5đ)
Hình vẽ chọn lọc, đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống (1đ)
2điểm
=20%
Màu sắc
Lựa chọn gam màu theo ý thích (0,5đ)
Màu vẽ có trong tâm, đậm nhạt (0,5đ)
Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú, nổi bật trọng tâm (1đ)
2điểm
=20%
Đường nét
Nét vẽ thể hiện nội dung tranh(0,5đ)
Nét vẽ tự nhiên, đúng hình (0,5đ)
Nét vẽ tự nhiên, có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được cảm xúc riêng(1đ)
2điểm
=20%
Tổng
1 điểm
1,5 điểm
2,5 điểm
5,0 điểm
10điểm
=100%
25%
75%
III. đề ra
* Gv ghi đề: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn.
 * Hs làm bài: 
- Làm bài cá nhân, thực hành trên lớp.
- Tiết 1 - vẽ hình.
- Vẽ trên khổ giấy A4, dùng màu sẵn có.
IV. Hớng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên quan sát theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Động viên khích lệ tinh thần làm bài của học sinh.
- Dựa trên ý tưởng của từng học sinh để có hướng mở rộng.
V. nhận xét: (1') 
 - Nhận xét tinh thần làm bài của cả lớp.
 - Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
 - Đọc trước tiết 18.
 **********************************
 Ngày soạn: 11/12/2016
Tiết 17.Kiểm tra học kì. 
Đề tài tự chọn. 
I. chuẩn đánh giá:
1. Kiến thức: - Đánh gía được sự hiểu biết của hs về tranh đề tài (biết chọn nội dung, 
 biết cách sắp xếp bố cục, vẽ hình, vẽ màu) 
2. Kỹ năng : - Hs vẽ được một bức tranh có nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc đẹp. 
3. Thái độ: - Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường 
 lớp thông qua tranh vẽ của mình.
II. ma trận:
Nội dung kiến thức
(mục tiêu)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng cộng
Nội dung tư tưởng chủ đề
Xác định được nội dung phù hợp với đề tài (0.5đ)
Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục, phản ánh thực tế cuộc sống (0.5đ)
Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc (1đ)
2điểm
=20%
Bố cục
Sắp xếp được bố cục đơn giản (0,5đ)
Bố cục có mảng chính, mảng phụ (0,5đ)
Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn (1đ)
2điểm
=20%
Hình vẽ
Hình vẽ thể hiện nội dung (0,5đ)
Hình vẽ sinh động, phù hợp với nội dung (0,5đ)
Hình vẽ chọn lọc, đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống (1đ)
2điểm
=20%
Màu sắc
Lựa chọn gam màu theo ý thích (0,5đ)
Màu vẽ có trong tâm, đậm nhạt (0,5đ)
Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú, nổi bật trọng tâm (1đ)
2điểm
=20%
Đường nét
Nét vẽ thể hiện nội dung tranh(0,5đ)
Nét vẽ tự nhiên, đúng hình (0,5đ)
Nét vẽ tự nhiên, có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được cảm xúc riêng(1đ)
2điểm
=20%
Tổng
1 điểm
1,5 điểm
2,5 điểm
5,0 điểm
10điểm
=100%
25%
75%
III. đề ra
* Gv ghi đề: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn.
 * Hs làm bài: 
- Làm bài cá nhân, thực hành trên lớp.
- Tiết 2 – Hoàn thiện hình vẽ, tô màu và nhận xét kết quả.
- Vẽ trên khổ giấy A4, dùng màu sẵn có.
IV. đáp án, nhận xét và xếp loại:
Loại đạt (Đ):
- Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra (nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc đẹp) ý thức học tập tốt. 
- Thực hiện khá tốt yêu cầu bài kiểm tra (nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc) tinh thần học tập tốt. 
- Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Có cố gắng nhưng chưa tích cực.
Loại chưa đạt (CĐ):
- Chưa đạt yêu cầu bài kiểm tra, còn sai sót nhiều về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Tinh thần học tập chưa cao. 
- Cẩu thả, sai quá nhiều về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Chưa tự giác cố gắng trong học tập. 
V. nhận xét: (1') 
 - Nhận xét tinh thần làm bài của cả lớp.
 - Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
 - Đọc trước tiết 18.
 ***********************
Ngày soạn: 18/12/2016
Tiết 18 - bài 17 Vẽ trang trí. 
Trang trí bìa lich treo tường
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách trang trí bìa lịch treo tường. 
2. Kỹ năng : - Trang trí được bìa lịch treo tường để sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán.
3. Thái độ: - Hiểu ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống hằng ngày.
B. Phương pháp :
- Quan sát, vấn đáp gợi mỡ, trực quan
- Thực hành cá nhân, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
C. Chuẩn bị:
1.Gv: - Một số bìa lịch treo tường, lịch để bàn và lịch bỏ túi. 
- Hình minh hoạ các bước vẽ.
- Một số bài của học sinh năm trước. 
2. Hs: - Dụng cụ học tập.
- Chuẩn bị một số bìa lịch treo tường. 
D. Tiến trình dạy – học: 
I.ổn định lớp (1'):Hát 1 bài.
II. Kiểm tra (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập.
III. Bài mới (37')
1. Giới thiệu bài: 
 - Treo lịch trong nhà là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Có nhiều loại lịch: lịch tờ theo ngày, (Blốc) lịch theo tháng, theo tuầnBài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu mục đích và cách trang trí bìa lịch treo tường. 
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv hướng dẫn hs quan sát một số bìa lịch. 
? Hãy kể tên một số loại lịch mà em biết?
? Hình dáng chung của bìa lịch treo tường? 
? Nội dung của bìa lịch treo tường vẽ về chủ đề gì ?
? Các hình ảnh trên bìa lịch như thế nào
? Cách sắp xếp các hình mảng trên bìa lịch như thế nào ? 
? Bìa lịch thường có mấy phần ? 
? Em có nhận xét gì về màu sắc của tờ lịch
* Gv Bìa lịch treo tường có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta.
? Làm thế nào để có bìa lịch đẹp ?
- Hs quan sát, nhận xét bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch cá nhân
+ Chữ nhật, hình vuông, hình tròn 
+ Phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người, chân dung...
+Sinh động hấp dẫn
+ Cách sắp xếp các hình ảnh không theo một nguyên tắc nhất định.
+ Bìa lịch thường có 3 phần (phần hình ảnh, phần chữ và phần ghi ngày tháng)
- Màu sắc phù hợp với mục đích của người sử dụng.
Hoạt động 2: Cách trang trí 
- Gv hướng dẫn hs cách vẽ thông qua hình minh hoạ. 
? Muốn trang trí một bìa lịch đúng và đẹp ta phải thực hiện như thế nào ? 
? Tại sao phải chọn hình trang trí ?
? Xác định khuôn khổ bìa lịch như thế nào
? Bố cục phải đảm bảo được yêu cầu nào ?
? Yêu cầu cần đạt của hình vẽ ?
? Màu sắc trong trang trí bìa lịch ?
- Gv hướng dẫn hs xem bài mẫu của HS năm trước để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. 
- Học sinh quan sát nhận xét, phân tích cách vẽ trên hình minh hoạ.
+ Chọn hình trang trí. 
+ Xác định khuôn khổ bìa lịch.
+ Tìm bố cục (chữ, hình, lịch ghi ngày tháng phải phù hợp)
+ Vẽ hình, vẽ chữ
+ Vẽ màu 
- Hs quan sát nhận xét về bố cục, hình vẽ và màu sắc. 
Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv yêu cầu học sinh vẽ bài. 
- Gv bao quát lớp, nhắc lại cách vẽ và hướng dẫn chỉnh sửa bài cho từng học sinh đặc biệt là hs yếu. 
- Khuyến khích, động viên các em làm bài.
- Vẽ trang trí một bìa lịch treo tường. 
- Màu sắc tuỳ ý 
IV. Cũng cố - Đánh giá (4'):
 - Gv thu từ 4- 5 bài yêu cầu Hs nhận xét về, 
? Nội dung trang trí của bài lịch như thế nào ? 
? Bố cục của các mảng hình, mảng chữ trong tờ lịch ?
? Màu sắc của tờ lịch ? 
* Gv nhận xét, tổng kết bài học.
- Nhận xét về tinh thần làm bài của từng đối tượng học sinh. 
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở lớp (nếu chưa xong)
- Chuẩn bị bìa cứng, giấy, bút cho bài 18 - Kí hoạ. 
- Sưu tầm những bài kí hoạ của các anh chị lớp trước. 
 ***************************************
Ngày soạn: 25/12/2016
Tiết 19 - bài 18 Vẽ theo mẫu. 
Kí hoạ (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm vẽ kí hoạ, cách vẽ kí hoạ. 
2. Kỹ năng : Hs kí hoạ được một số đồ vật, con vật, dáng người, dáng cảch đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích, yêu quý cuộc sống xung quanh. 
b. Chuẩn bị:
1. Gv: - Bảng vẽ, bút nét to...
- Tranh kí hoạ của hoạ sĩ, tranh mẫu của giáo viên, tranh của học sinh.
2. Hs: - Sưu tầm tranh kí hoạ. - Giấy chì, màu tẩy, bảng vẽ, bút lông.
c. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, trực quan.
- Luyện tập, thực hành cá nhân.
D. Tiến trình dạy - học:
I. ổn định lớp (1'): Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra (4') Nhận xét, chấm kết quả bài 17. 
III. Bài mới (36') 
1. Đặt vấn đề: - Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học (Gv ghi bảng )
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, khái niệm của kí hoạ. 
- Gv hướng dẫn hs xem một số kí hoạ. 
? Thế nào là kí hoạ ?
? Tại sao kí hoạ phải vẽ nhanh ?
? Yêu cầu của kí hoạ cần đạt được ? 
? Mục đích của kí hoạ là gì ?
? Mục đích kí hoạ của hoạ sĩ ?
? Mục đích kí hoạ của học sinh phổ thông ? 
? Kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau ? 
? Có thể dùng những chất liệu gì để kí hoạ?
* Gv bổ sung, nhấn mạnh khái niệm, mục đích, chất liệu để kí hoạ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát một số bài kí hoạ. 
- Học sinh quan sát và nhận xét. 
1. Khái niệm: - Kí hoạ là vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ.
2. Mục đích:+ Đối với hoạ sĩ, các nhà điêu khắc thì kí hoạ để lấy dáng, lấy thế... 
- Kí hoạ từng chi tiết nhỏ để làm tư liệu sáng tác tranh.
+ Đối với hs phổ thông thì kí hoạ để tập quan sát, nhận xét hình dáng, kích thước 
* Giống: - Đều nhìn mẫu để vẽ lại. 
* Khác: - Vẽ theo mẫu phải nhìn kĩ mẫu để vẽ, vẽ xong phải so sánh với mẫu, chỉnh hình cho giống với mẫu.
- Kí hoạ nhằm bổ sung, bổ trợ cho bài vẽ theo mẫu. Vẽ nhanh, lược bỏ những chi tiết đơn giản.
2. Chất liệu để kí hoạ:
- Bút chì, bút dạ, bút sắt, mực nho, màu nước, màu bột.
- Các chất liệu này gọn, nhẹ, thông dụng, dễ sử dụng ở mọi nơi mọi lúc, dễ bảo quản.
- Học sinh quan sát, nhận xét. 
Hoạt động 2 : Cách kí hoạ
- Gv cho Hs xem một số tác phẩm kí hoạ.
? Em thấy những bài kí hoạ này có điểm gì khác với những bức tranh ? 
? Trình bày cách vẽ kí hoạ ?
? Mục đích của quan sát đối tượng ?
? Như thế nào gọi là nét chính ?
- Gv minh hoạ phân tích thông qua hình minh hoạ. 
* Gv cho Hs xem một số tranh kí hoạ của hs năm trước .
- Học sinh quan sát, nhận xét.
+ Quan sát và nhận xét về hình dáng, đường nét, đặc điểm của đối tượng.
+ Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí hoạ. 
+ Vẽ bao quát các nét chính, so sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
+ Vẽ nét chính trước sau đó mới vẽ chi tiết cần thiết sau. 
Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv yêu cầu Hs vẽ kí hoạ lọ hoa, cái cặp, 
 dáng người. 
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho từng học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu. 
- Khuyến khích, động viên các em làm bài.
- Học sinh làm bài cá nhân. 
- Chất liệu: Bút chì, bút dạ, màu sáp 
IV. Cũng cố - Đánh giá (3'): 
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về:
? Bố cục của tranh kí hoạ như thế nào ? 
? Hình vẽ như thế nào ?
? Đường nét của kí hoạ ? 
* Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài học. 
- Gv tuyên dương những em có bài vẽ tốt, động viên những em vẽ kém. 
V. Nhắc nhở và bài tập (1'):
- Xem trước bài 19 và chuẩn bị dụng cụ học tập để ký hoạ ngoài trời. 
- Tập vẽ kí hoạ dáng người, phong cảnh, con vật. 
 **************************
Ngày soạn 1/01/2017
Tiết 20 - bài 19 Vẽ theo mẫu 
Kí hoạ ngoài trời. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẽ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
2. Kỹ năng : Hs kí hoạ được một số đồ vật, con vật, dáng người, dáng cảnh đơn giản.
3. Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên. 
b. Chuẩn bị:
1. Gv: - Bảng vẽ, bút nét to...
- Tranh kí hoạ của hoạ sĩ, tranh mẫu của giáo viên, tranh của học sinh.
2. Hs: - Sưu tầm tranh kí hoạ 
- Giấy chì, màu tẩy, bảng vẽ, bút lông.
c. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, trực quan.
- Luyện tập, thực hành cá nhân.
D. Tiến trình dạy – học:
I. ổn định lớp: (1')- Kiểm tra sỹ số, hướng dẫn học sinh ra ngoài trời. 
II.Kiểm tra: (2') ? Nêu cách vẽ kí hoạ ? Vẽ kí hoạ nhằm mục đích gì ?
* Gv bổ sung, nhận xét và ghi xếp loại.
III. Bài mới (38') 
1. Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã học cách vẽ kí hoạ, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ kí hoạ ngoài trời . 
2. Triển khai bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét
- Gv hướng dẫn Hs nhìn các phong cảnh ngoài trời. 
? Có thể kí hoạ những phong cảnh nào ? 
? Cách chọn và cắt cảnh ra sao ? 
? Nhận xét về những hoạt động của con người ? 
? Hình dáng của những con người đó như thế nào ?
? Ngài cảnh vật còn có những chi tiết gì ?
* Gv tổng hợp, phân tích.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
+ Núi non, sông nước...làng quê, luỹ tre...
+ Chọn góc cảnh đẹp, màu sắc tươi sáng
+ Hoạt động của con người phong phú đa dạng như: Cấy cày, họp chợ, mua bán ...
+ Dáng khom, dáng thẳng, dáng ngồi nghỉ, đi lại, chạy
+ Thiên nhiên quanh ta từ cỏ cây, hoa tráI, đất nước, mây trời đến các loài chim...đều có vẽ đẹp về hình dáng, màu sắc.
Hoạt động 2: Cách kí hoạ
? Nhắc lại các bước bài vẽ kí hoạ ?
? Cần chú ý những vấn đề gì ?
- Hướng dẫn hs quan sát một số bài kí hoạ của học sinh năm trước để các em rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình trước khi vẽ.
+ Quan sát và nhận xét về hình dáng, đường nét, đặc điểm của đối tượng.
+ Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí hoạ. 
+ Vẽ bao quát các nét chính, so sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
+ Vẽ nét chính trước sau đó mới vẽ chi tiết cần thiết sau. 
Hoạt động 3: Thực hành 
- Gv yêu cầu thể hiện bài vẽ theo cách nhìn của mình. 
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn, nhắc nhở để các em điều chỉnh bài kịp thời. 
- Khuyến khích, động viên các em làm bài.
- Học sinh chia nhóm để vẽ.
- Đối tượng kí hoạ chủ yếu là (con vật, đồ vật, người, phong cảnh)
- Học sinh làm bài cá nhân.
IV. Cũng cố - Đánh giá (3'): 
- Gv hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ về các yếu tố sau: 
? Bố cục của bài kí hoạ như thế nào ? 
? Hình vẽ như thế nào
? Hình và độ đậm nhạt đã diễn tả đúng chưa ?
* Gv nhận xét bài, bổ sung và tổng kết bài học. 
- Nhận xét về tinh thần học bài của lớp với tinh thần khen ngợi, động viên là chính. 
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Về nhà tiếp tục kí hoạ về những đồ vật, con người, phong cảnh 
- Chuản bị tiết 21.
Ngày soạn 8/01/2017
Tiết 21 - bài14 Thường thức mĩ thuật.
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh được cũng cố thêm về kiến thức lịch sử; thấy được cống hiến của văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc. 
2. Kỹ năng: HS nắm bắt được những đặc điểm các tác phẩm mĩ thuật giai đoạn này.
3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội hoạ phản ánh về để tài chiến tranh cách mạng.
b. Chuẩn bị:
1.Gv: - Tài liệu viết về nền mĩ thuật Việt Nam giai đoạn này. 
 - Bộ tranh về các tác phẩm mĩ thuật giai đoạn này. 
2. Hs: - Dụng cụ học tập.
 - Tranh, ảnh và các bài viết liên quan đến nội dung bài học. 
c. Phương pháp:
- Thuyết trình,vấn đáp và giảng giải gợi mở.
- Thảo luận nhóm. 
D. Tiến trình dạy – học: 
I. ổn định lớp (1'): Kiểm tra sĩ số. 
II. Kiểm tra (3'):Chọn và ghim bài ký hoạ ?
 - Gv nhận xét, bổ sung và ghi xếp loại. 
III. Bài mới (36')
1. Giới thiệu bài: - Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 là giai đoạn mở đầu cho nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Nền mĩ thuật đã có tác động gì trước tình hình chung của đất nước trong giai đoạn này. 
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Vài nét về bối cảnh lịch sử Việt Nam
- Hướng dẫn hs thảo luận nhóm bằng các câu hỏi.
? Cuối thế kỉ XIX xảy ra sự kiện gì ở nước ta ?
? Tình hình kinh tế, chính trị xã hội như thế nào ? 
? Năm 1930, sự kiện gì làm thay đổi phong trào cách mạng nước ta ? 
? Cuộc chiến đấu của ND ta chống giặc ngoại xâm diễn ra mạnh mẽ vào năm nào ? 
? Năm 1925 trường CĐMTĐD ra đời nhằm mục đích gì ? 
? Khi Thức dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta và trước điều kiện đất nước như thế các hoạ sĩ đã làm gì ?
- Học sinh đại diện các nhóm trả lời, nhóm còn lại bổ sung.
* Gv nhận xét, bổ sung, kết luận và chuyển ý. 
- Học sinh thảo luận và trả lời.
+ Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cảng Đà Nẵng, triều đình quỳ gối 2 tay dâng nước ta cho giặc.
- Đời sống nhân dân lầm than cực khổ, lầm than dưới ách thống trị.
+ Năm 1930, Đảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12169300.docx