Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Nguyễn Thị Hồng Ánh

Tiết1 SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN(1226-1400)

 Thường thức MT

I/MỤC TIÊU: Qua bài dạy h/s cần nắm được:

 1/KT: Giúp h/s nắm được một số kiến thức chung về mỹ thuật thời Trần, nhận thức đúng về truyền thống nghệ thuật dân tộc

 2/KN: Biết được truyền thống nghệ thuật dân tộc

 3/TĐ: Biết tôn trọng yêu quí vốn cổ của cha ông để lại

II/ CHUẨN BỊ:

 1/Đồ dùng dạy học:

 GV: Tranh một số công trình kiến trúc của mỹ thuật thời Trần

 HS: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến mỹ thuật thời Trần

 2/Phương pháp dạy học:

 Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan

 Phương pháp vấn đáp gợi mở

 Phương pháp làm việc theo nhóm

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/Ổn định lớp:

 2/Kiểm tra bài cũ:

 2/Bài mới:

 Ở chương trình mỹ thuật lớp 6 các em đã học qua những thời kì nào của mỹ thuật Việt Nam rồi? (Gọi h/s trả lời).Thời Lí đã tồn tại từ năm 1010-1225 và đã để lại cho dân tộc một nền mỹ thuật độc đáo. Sau thời Lí ở thời Trần thì mỹ thuật nước ta có những kế thừa và phát triển như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và làm rõ trong tiết hôm nay.

 

doc 61 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Nguyễn Thị Hồng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo sách có chữ trang trí
 HS: vở vẽ thước bút chì tẩy màu tô
 2/ Phương pháp dạy học:
 Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan, Phương pháp quan sát.
 Phương pháp vấn đáp gợi mở. Phương pháp thực hành luyện tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
 3/ Bài mới: Ở lớp 6 các em đã học những loại chữ nào? (HS trả lời) Vậy chữ trang trí thì sao
 nó có khác gì so với các kiểu chữ đã học, để hiểu được thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Quan sát nhận xét:
II/ Cách sử dụng chữ trang trí:
-Chọn kiểu chữ:
Xác định kích thước vị trí của dòng chữ cho hợp lí.( căn cứ vào đồ vật cần trang trí)
-Kết hợp với các hình vẽ cho sinh động 
-Vẽ phác bằng bút chì trước rồi vẽ nét các con chữ hình trang trí và điều chỉnh cho hợp lí.
-Vẽ màu.
III/ Thực hành:
Trang trang trí chữ :
“TRẠI HÈ” khổ giấy A4 
Treo một số bìa sách, đầu báo có chữ trang trí.
Các chữ trang trí ở đây có giống nhau không?
Chữ này có dáng như thế nào?
Chữ trang trí phải như thế nào đối với nội dung?
 Ngoài việc làm nổi rõ nội dung cần giới thiệu ra chữ trang trí còn có tác dụng gì?
Ta có thể thấy được chữ trang trí có nhiều kích thước tỷ lệ, hình thức khác nhau như cao thấp rộng hẹp hay có những hoa văn trang trí làm cho chữ sinh động và nổi bật. 
Để sử dụng chữ trang trí phù hợp với nội dung thì bước đầu tiên ta làm gì?
Vậy chọn kiểu chữ ntn?
Chọn xong kiểu chữ bước tiếp theo ta làm gì?
Cuối cùng ta làm gì?
Quan sát lớp giúp học sinh làm bài.
Quan sát
Học sinh quan sát và trả lời theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Chọn kiểu chữ 
Căn cứ vào đồ vật cần trang trí với số chữ dòng chữ mà xác định kích thước vị trí của dòng chữ cho phù hợp
Kết hợp với các hình vẽ cho sinh động 
Vẽ phác bằng chì trước rồi vẽ nét các con chữ, hình trang trí và điều chỉnh cho hợp lí.
Vẽ màu cho phù hợp 
Học sinh làm bài
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 1/ Bài vừa học:
 Về nhà trang trí chữ ĐỐ VUI ĐỂ HỌC trên giấy A3
 2/ Bài sắp học:
 Xem bài 14 Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
 Giai đoạn này có bối cảnh xã hội như thế nào?
 Giai đoạn này mĩ thuật Việt Nam có những tác phẩm nào tiêu biểu?
 NS: 9/10/2010
	ND: 11/10/2010 
 Tiết:14 MỸ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
 Thường thức MT 
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
 1/ KT: HS hiểu thêm về MTVN từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 và những cống hiến của
 giới họa sĩ Việt Nam trong giai đoạn này.
 2/ KN: HS thấy được nét cuả một số tác phẩm trong giai đoạn này.
 3/ TĐ: Giúp học sinh thêm yêu thích và trân trọng các tác phẩm của mĩ thuật VN trong
 giai đoạn này.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đồ dùng dạy học:
 -Tranh ảnh sưu tầm về tác giả tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1954.
 2/ Phương pháp dạy học:
 -Phương pháp thuyết trình, Phương pháp vấn đáp gợi mở, Phương pháp quan sát trực quan.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: Thu bài tập về nhà của học sinh.
 3/ Bài mới: Các em đã học về mĩ thuật Việt Nam ở thời kì nào rồi? (thời Trần) Sang thời kì hiện đại mĩ thuật đã phát triển như thế nào? Để biết được thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một giai đoạn của mĩ thuật hiện đại Việt Nam đó là: giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Vài nét về bối cảnh xã hội :
 (Sách giáo khoa)
II/ Một số hoạt động mỹ thuật:
1/ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930:
Giai đoạn này MT VN chủ yếu là KT và ĐK chủ yếu là các công trình kiến trúc lăng tẩm. Hội họa chưa phát triển mạnh chỉ có tác phẩm “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến.
-1925 trường CĐ MTĐD thành lập và cho ra đời đội ngũ họa sĩ đầu tiên như: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Nguyễn Đỗ Cung, Vũ Cao Đàm
2/ Từ 1930-1945:
MTVN đã hình thành những phong cách đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau :
+Sơn dầu từ phương tây nhưng thể hiện phong cách rất Việt Nam
+Sơn mài cũng được phát triển và đưa vào sáng tác nghệ thuật.
-Các tác phẩm nổi tiến giai đoạn này: Chơi ô ăn quan, Thiếu nữ bên hoa huệĐã có nhiều tác phẩm được đánh giá cao trong các cuộc triển lãm ở Pari (1931) Rôma (1932) Brút-xen 
 (Bỉ-1935)
3/Từ 1945-1954:
-CM tháng 8/45 đã mở ra cho mĩ thuật VN 1 hướng mới.Các họa sĩ hăng hái vẽ tranh cổ động cho cách mạng, Trường CĐMTĐD được mở lại do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng.
-Tháng 6/46 kháng chiến toàn quốc diễn ra các họa sĩ lại tham gia kháng chiến và đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của MTVN hiện đại.
Giai đoạn cuối thế kỉ 19 đến 1954 nước ta có bối cảnh xã hội như thế nào?
GV kết luận đôi nét về bối cảnh xã hội .
-MT VN từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 có thể chia thành 3 giai đoạn :
+Cuối TK XIX-1930
+Từ 1930-1945
+Từ 1945-1954
Ở giai đoạn đầu MT Việt Nam đã phát triển ntn?
GV kết luận bổ sung:
HH chưa phát triển mạnh chỉ có một tác phẩm hội họa đầu tiên của họa sĩ Lê Văn Miến
Sau 1925 trường CĐMTĐD thành lập đã cho ra đội ngũ họa sĩ đầu tiên như: Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân
Giai đoạn 1930-1945 có những sự kiện đáng nhớ nào diễn ra?
Vậy MT VN giai đoạn này phát triển như thế nào?
→Với những sự kiện trọng đại nổ ra trong giai đoạn nàykéo theo sự phát triển của MTVN trên nhiều chất liệu phong phú và đặc biệt ở cuộc triển lãm chào mừng ngày Quốc Khánh 2/9/45. Nhiều họa sĩ đã xuống đường hòa vào không khí của ngày Quốc Khánh, họa sĩ đã có mặt trên khắp các nẻo đường, các mặt trận để vẽ lại khung cảnh lúc bấy giờ.
Sang giai đoạn 1945-1954 xã hội có sự kiện nào nổ ra?
Mĩ thuật phát triển như thế nào?
Bị thực dân phong kiến đô hộ nhân dân phải sống dưới hai tầng áp bức bóc lột.
Tháng 8/45 CM thành công nước VNDCCH ra đời.Sau không lâu thực dân Pháp quay lại nước ta mãi đến năm 1954 thắng lợi ĐBP miền bắc xây dựng CNXH miền nam tiếp tục kháng chiến chống mỹ.
Phát triển chủ yếu là kiến trúc và điên khắc tập trung ở các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Hội họa chưa phát triển mạnh chỉ có tác phẩm bình văn của Lê Văn Miến.
3/2/30 ra đời Đảng CSVN , cách mạng 8/45
2/9/45 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập nước CHXHCNVN ra đời.
-Mỹ thuật phát triển mạnh, chào mừng ngày quốc khánh 2/9 đã tổ chức triển lãm mĩ thuật đầu tiên ở nước ta.
Nhiều họa sĩ đã có mặt trên khắp các nẻo đường của tổ quốc để vẽ lại cảnh phố phường rợp bóng cờ hoa, bằng nhiều chất liệu phong phú.
-12/46 kháng chiến toàn quốc diễn ra các học sinh lại hăng hái đi vào các chiến trường từ chiến khu việt Bắc đến các chiến trường miền nam Ở đó họ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiến như: Dân quân Phù Lưu(Nguyễn Tư Nghiêm), Du kích tập bắn(Nguyễn Đỗ Cung), Bát nước(Sĩ Ngọc), Bác Hồ ở Bắc bộ Phủ (Tô Ngọc Vân)
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
1/ Bài vừa học:Về nhà học thuộc bài và trỉ lời các câu hỏi sách giáo khoa.
2/ Bài sắp học:
Xem trước bài 15 Vẽ tranh đề tài tự chọn Kiểm tra học kì I
Các em đã học về những đề tài nào?
Em thích nhất là đề tài nào? Chọn nội dung thích nhất để vẽ.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: giấy vẽ bút chì tẩy màu vẽ
 NS: 28/9/2008 ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
Tiết 15, 16 Vẽ tranh (Kiểm tra học kì I)
I/ MỤC TIÊU: Qua tiết kiểm tra học sinh cần nắm được:
 1/ KT: học sinh vận dụng những kiến thức đẫ học vào làm bài.
 2/ KN: Học sinh vẽ được tranh đề tài mà em yêu thích nhất.
 3/ TĐ: Giúp học sinh thêm yêu thích vẽ tranh, thể hiện suy nghĩ của mình lên tranh vẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Chuẩn bị một số tranh vẽ về đề tài khác nhau của học sinh
 2/ Phương pháp dạy học:
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp thực hành luyện tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠYU HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
3/ Bài mới: Chúng ta dã học qua hết chương trình học kì I. Hôm nay sẽ làm bài kiểm tra học kì để đánh giá lại thành tích mà các em đã học tập trong suốt học kì qua.
.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài:
II/ Cách vẽ:
III/ Thực hành:
 -Đề: Vận dụng những kiến thức mà em đã học, hãy vẽ một tranh đề tài mà em yêu thích nhất. Vẽ trên khổ giấy A4 chất liệu màu tùy thích.
Ở phân môn vẽ tranh chúng ta đã học qua những đề tài nào?
Để vẽ tranh các em chọn lọc trong những nội dung đề tài mà em biết và chọn một nội dung hoạt động thể hiện một nội dung đề tài mà em yêu thích nhất để vẽ.
GV cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước.
Để vẽ tranh taq tiến hành các bước như thế nào?
Chỉ tiêu đánh giá:
-Điểm 9,10 bài vẽ tốt về nội dung bố cục, màu sắc
-Điểm 7, 8 bài vẽ đảm bảo nội dung, bố cục nhưng màu sắc chưa hợp lí.
-Điểm 5, 6 thể hiện được nội dung nhưng bố cục và màu sắc chưa hợp lí.
-Điểm dưới 5 bài vẽ chưa thể hiện được nội dung. 
Học sinh kể lại một số đề tài mà các em đã học kể cả một số đề tài đã học ở lớp 
Học sinh trả lời nhanh các bước vẽ tranh đề tài đã học.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
BSH: Bài 17: Trang trí bìa lịch treo tường
Lịch treo tường có những loại nào? 
Chuẩn bị: Keo dán, kéo, bìa cứng khổ A3 , giấy màu bút chì, màu vẽ, một số hình ảnh dùng cho trang trí
 NS: 1/10/2008 TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
Tiết: 17 Vẽ trang trí 
I/NỘI DUNG: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/KT: HS hiểu thêm về một số hình thức trang trí bìa lịch treo tường.
2/ KN: Học sinh trang trí được một bìa lịch treo tyường theo ý thích.
3/ TĐ: Hs thấy được tác dụng của trang trí trong cuộc sống
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số bìa lịch treo tường khác nhau.
 Hình phác thảo cách tìm bố cục và trang trí một bìa lịch treo tường.
HS: Sưu tầm một số bìa lịch treo tường, chuẩn bị giấy vẽ, giấy bìa cứng keo dán một số tranh ảnh về phong cảnh
2/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp gợi mở.
Phương pháp thuyết trình trực quan. 
Phương pháp thực hành luyện tâp.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài cho học sinh
3/ Bài mới: Lịch treo tường là 1 vật dụng giúp chúng ta theo dõi thời gian biết được các thứ ngày của năm. Ngoài ra lịch treo tường còn góp phần trang trí làm đẹp cho căn nhà. Để biết được có những loại lịch nào chọn lựa trang trí cho góc học tập hay nhà em thì hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 17 trang trí bìa lịch treo tường.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I/ Quan sát nhận xét:
II/ Cách vẽ:
Chọn hình trang trí theo chủ đề mùa xuân.
Xác định khuôn khổ bìa lịch.
Vẽ phác bố cục tìm vị trí của chữ hình ảnh và số. 
Vẽ màu, màu sắc nên vui tươi.
-Có thể dùng hình thức cắt dán hay kết hợp giữa cắt dán và vẽ.
III/ Thực hành:
Trang trí bìa lịch treo tường.
Giáo viên cho học sinh xem một số loại lịch thông dùng.
Có những loại lịch nào?
Vậy đâu là bìa lịch treo tường?
Chúng thường được làm bằng chất liệu gì?
Bìa lịch thường có hình gì? Ngoài ra còn có những hình nào khác?
Ta thấy trên bìa lịch gồm có những phần nào?
Để tiến hành trang trí một bìa lịch ta cần phải tiến hành các bước như thế nào?
-GV kết luận.
Ngoài vẽ ta có thể trang trí bìa lịch theo cách nào khác?
GV kết luận cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước.
Quan sát giúp học sinh làm bài.
Có lịch bóc lịch cỡ lớn, lịch để bàn, lịch túi.
Quan sát trả lời.
Hình vuông, tròn chữ nhật, Ôvan
Hình, chữ, số, ngày tháng
Chọn chủ đề trang trí theo chủ đề mùa xuân ,cành mai, đào ,lễ hội 
Xác định khuôn khổ bìa lịch 
Vẽ phác bố cục vị trí của chữ, hình và số
Tìm và vẽ màu cho phù hợp.
Có thể cắt dán hay cắt dán kết hợp với vẽ.
Cắt dán kết hợp trang trí bìa lịch, làm theo nhóm.
IV/ CỦNG CỐ DẶN DÓ:
1/ Củng cố: Cho 4 nhóm chọn dán một số tranh lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý học sinh nhận xét bài các bạn về bố cục, hình ảnh, nộidung
2/ Dặn dò: 
-BVH: Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ trang trí bìa lịch.
-BSH: Xem trước bài 18 Kí họa
Thế nào là kí họa?
Có những chất liệu nào dùng phổ biến trong kí họa?
Nội dung tranh kí hòa thường là những hình gì?
Cách kí họa như thế nao?
NS: 6/10/2008 KÍ HỌA
Tiết 18 Vẽ theo mẫu 
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được 
1/ KT: Học sinh biết được thế nào là kí họa và cách kí họa.
2/ KN: HS kí họa được một số đồ vật, cây hoa lá 
3/ TĐ: Thêm yêu quí cuộc sống xung quanh, yêu thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số bài kí họa về cây cối hoa, lá con người và gia súc.
Tranh minh họa cách kí họa.
HS: Giấy vẽ dụng cụ học tập khác.
Một số mẫu hoa lá thật.
2/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát 
Phương pháp trực quan 
Phương pháp vấn đáp 
Phương pháp thực hành luyện tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Cách trang trí bìa lịch như thế nào?
Trả lời: -Chọn hình trang trí theo chủ đề mùa xuân.
-Xác định khuôn khổ bìa lịch.
-Vẽ phác bố cục tìm vị trí của chữ hình ảnh và số. 
-Vẽ màu, màu sắc nên vui tươi.
 -Có thể dùng hình thức cắt dán hay kết hợp giữa cắt dán và vẽ.
3/ Bài mới: Trong vẽ theo mẫu cũng đã rất phong phú, song ngoài những mẫu cố định trong phòng ta còn có thể vẽ những mẫu vật động xung quanh, để vẽ nhanh lại được những hình ảnh đó thì ta phải biết cách kí họa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Kí họa:
1/ Thế nào là kí họa 
Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của con người và động vật
2/ Chất liệu kí họa:
Bút chì bút sắt mực nho than, màu nước 
II/ Cách kí họa:
-Quan sát nắm đặc điểm của đối tượng:
-Chọn những hình ảnh đẹp điển hình để kí họa.
-So sánh đối chiếu để ước lượng tỉ lệ.
-Vẽ nét chính trước rồi vẽ nét chi tiết.
III/Thực hành: 
 Kí họa hoa lá.
Cho học sinh xem một số tranh kí họa.
Vậy như thế nào là kí họa?
Đề tài kí họa là gì?
Ở vẽ theo mẫu và kí họa có gì khác nhau?
Ta có thể dùng những chất liệu nào để kí họa?
Để kí họa được ta tiến hành các bước như thế nào?
Giáo viên củng cố và minh họa một số hình lên bảng để học sinh quan sát.
Quan sát giúp học sinh làm bài.
Quan sát.
Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính chủ yếu về con người và động vật.
Giống: nhìn mẫu vẽ lại.
Khác là ở kí họa thì quan sát nắm bắt và chắc lộc vẽ lại những hình ảnh tiêu biểu nhất trong cuộc sống.
Bút chì bút sắt than mực nho
Học sinh trả lời theo 4 bước sách giáo khoa.
Học sinh làm bài.
IV/ CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 1/ Củng cố: Cho 4 nhóm chọn dán một số tranh lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý học sinh nhận xét bài các bạn về bố cục, hình ảnh => GV nhận xét đánh giá chung.
1/Hương dẫn về nhà:
* Bài vừa học: Về nhà tự kí họa một số dáng vật nuôi, cây, hoa, lá
* Bài sắp học: Xem trước bài 19: KÍ HỌA NGOÀI TRỜI.
Quan sát nắm đặc điểm một số loại cây, lá, hoa, cảnh núi rừng 
Quan sát một số tranh vẽ ở sách giáo khoa.
 NS: 12/10/2008 KÍ HỌA NGOÀI TRỜI
Tiết 19 Vẽ theo mẫu 
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/ KT: HS biết cách quan sát mọi vật xung quanh tìm thấy vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc.
2/ KN: Vẽ kí họa được một vài dáng cây và con vậy.
3/ TĐ: HS thêm yêu thích thiên nhiên và có ý thức gìn giữ cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số tranh kí họa về cây, cảnh và hoa.
HS: Dụng cụ học tập của học sinh.
2/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát, Phương pháp trực quan Phương pháp thực hành luyện tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3/ Bài mới: Ở bài 18 các em đã học xong và biết cách kí họa đã nắm được cách kí họa như thế nào rồi. Vậy kí họa ngoài trời thì như thế nào? Để hiểu được thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kí họa ngoài trời.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Quan sát nhận xét:
 (SGK)
II/ Cách kí họa:
( Xem bài 18)
III/ Thực hành:
 Kí họa ngoài trời
Cho học sinh xem một số tranh kí họa.
Các tranh này kí họa những gì?
Ngoài những hình này còn có thể kí họa những đối tượng nào khác?
Giáo viên kết luận: Mọi vật xung quanh ta có thể kí họa đều được như cảnh cây, hoa, lá, nuí rừng, sông nước, mây trời, các con vật
Vậy kí họa như thế nào? Ở bài trước các em dã học vậy em nào có thể nhắc lại cách kí họa nào?
KL: Cách vẽ giống như bài 18 song các em cần chú ý: Kí họa các hình ảnh tiêu biểu sắp xếp vào trang giấy cho cân đối, và cần thể hiện được các dáng động hay tĩnh
Quan sát lớp đi kí họa ngoài trời.
Cây phong cảnh người và động vật.
Xe, mây trời, sông nước
Học sinh thực hành kí họa ngoài trời.
IV/ CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
1/ Củng cố: Chọn thu một số bài của học sinh tập trung lớp cho các em quan sát.
Em thích nhất bài nào vì sao?
Hình vẽ của bài nào đẹp nhất? Dáng nào sống động hơn?...
HS: Quan sát các bài bạn và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: Nhận xét kết luận đánh giá bài của học sinh.
2/ Dặn dò:
1/ BVH: Về nhà tự kí họa thêm một số hình ảnh mà em yêu thích.
2/ BSH: Xem trước bài 20: Vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
Những hoạt động nào nhằm bảo vệ môi trường?
Các em thường làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Chuẩn bị giấy vẽ bút chì tẩy màu vẽ 
NS: 16/10/2008 ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Tiết: 20 Vẽ tranh 
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/ KT: Giúp hs hiểu thêm về lợi ích của môi tường và gìn giữ vệ sinh môi trường.
2/ KN: Vẽ được tranh về đề tài giữ gìn về sinh môi trường môi trường
3/ TĐ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ: 
1/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số tranh vẽ về đề tài vệ sinh môi trường.
HS: Dụng cụ học tập giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
2/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát phương pháp trực quan phương pháp vấn đáp phương pháp thực hành.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3/ Bài mới: Môi trường trong lành rất cần thiết đối với đời sống của chúng ta, nhưng hiện nay môi trường chúng ta đã bị ô nhiễm do các nguồn khí thải của các xí nghiệp nhà máy, nạn chặc phá rừng nước trừ sâuVì vậy ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và làm gì để bảo vệ dược môi trường để cùng mọi người tham gia bảo vệ môi trường thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiiểu bài vẽ tranh về đề tài môi trường.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài: 
(SGK)
II/ Cách vẽ:
(Kiến thức cũ)
III/ Thực hành:
Choi hs xem một số tranh đề tài môi trường. (Tranh vẽ về môi trường bị ô nhiễm và tranh vẽ các hoạt động bảo vễ môi trường của mọi người)
Tranh này vẽ nội dung nói lên điều gì? Trong tranh đâu là nhóm chính đâu là nhóm phụ?
Màu sắc các tranh này ntn?
Ngoài những tranh vẽ này ta còn có thể vẽ những tranh hoạt động nào khác có thể phản ánh về đề tài môi trường này? 
Gọi 1 vài học sinh trả lời.
GVKL: Ta có thể vẽ các hình ảnh phản ánh MT đang bị ô nhiễm để kêu gọi mọi người cùng bảo vệ hay vẽ những hoạt động nhằm làm sạch môi trường.
Cách vẽ tranh đề tài ntn?
Gọi 1 học sinh trả lời 1 hs nhận xét bổ sung.
=>-Tìm và chọn nọi dung đề tài
-Tìm bố cục có mảng chính mảng phụ.
-Tìm và vẽ hình vào các mảng cho phù hợp.
-Vẽ màu
Quan sát giúp hs làm bài.
Quan sát tra lời.
Trồng cây gây rừng, làm vễ sinh đường phố, làng xóm
-Tìm và chọn nọi dung đề tài
-Tìm bố cục có mảng chính mảng phụ.
-Tìm và vẽ hình vào các mảng cho phù hợp.
-Vẽ màu.
Làm bài.
IV/ CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
1/Củng cố: GV chọn thu 1 số bài vẽ của học sinh dán lên bảng đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
 Bài bạn vẽ nội dung hoạt dộng gi nào? Phù hợp với đề tài chưa?
 Các hình vẽ trong tranh hợp lí chưa? Nếu chưa vì sao? Có thể vẽ thêm và bớt đi những gì không?
 Học sinh nhận xét, GV củng cố và đánh giá bài học sinh.
2/ Hướng dẫn về nhà:
 -BVH: Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ trên lớp.
 -BSH: -Bài 21 Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam cuối TK XIX đến năm 1954.
 -Tìm hiểu giai đoạn này có những họa ĩ nào nổi tiếng mà em biết.
 -Cuộc đời và sáng tác của các họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Diệp Minh Châu
 -Sưu tầm tranh ảnh tác phẩm của các họa sĩ trong giai đoạn này trên sách báo tạp chí...
NS: 18/10/2008 MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
Tiết21Thường thức MT CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM 
 TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/KT: HS biết được sơ lược về cuộc đời sự nghiệp và những đóng góp của 1 số họa sĩ Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
	2/KN: HS biết thêm 1số chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật, thông qua 1 vài tác phẩm mĩ thuật.
	3/TĐ: Qua đó HS có thể hiểu thêm về nền mĩ thuật Việt Nam có ý thức tôn trọng và yêu quý nền mĩ thuật nước nhà.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV: Sưu tầm tranh của 1 số họa sĩ Việt Nam trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
	HS: Sưu tầm thêm tranh ảnh bài viết, tác phẩm của các tác giả trong giai đoạn này.
	2/ Phương pháp dạy học:
	Phương pháp vấn đáp gợi mở
	Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ: Thu bài tập của học sinh.
	3/ Bài mới: Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 lịch sử nước ta đã trãi qua nhiều biến đổi, phải chiệu 2 tầng áp bức bóc lột của Thực Dân Pháp và Phong Kiến. Về sau nhân dân ta đã kiên cường đứng lên khởi nghĩa giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh đó các họa sĩ nước ta cũng đã đóng góp không nhỏ cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, và nền mĩ thuật nước nhà.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bổ sung
I/ H/sĩ Nguyễn Phan Chánh:
SN 21-7-1892 Trung Tiết -Thạch Trà- Hà Tĩnh.
Học trường CĐMT Đông Dương khóa 1925-1930. Ông chuyên vẽ tranh lụa, tác phẩm của ông chân thật giản dị và giàu lòng nhân ái.
Các sáng tác của ông như:
+ Chơi ô ăn quan.
+ Rửa rau cầu ao.
+ Hái rau muống
+ Cho chim ăn
+ Lên đồng
Ngày 21/11/1984 ông qua đời, đến năm 1996 được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH và NT.
II/ H/sĩ Tô Ngọc Vân:
SN 15/2/1906 ở Làng Xuân Cầu- Nghĩa Trụ- Văn Giang Hưng Yên. Ông tốt nghiệp CĐMT Đông Dương năm 1931.
Trước cách mạng tháng 8/1945 ông chuyên vẽ các thiếu nữ đài cát như: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé Sau CM tháng 8 ông ch

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12228322.doc