Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- HS đọc thầm lại phần 1.
(?) Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc ở tình huống nào ?
(?) Tâm trạng của ông Hai lúc vừa nghe được tin làng mình theo giặc?
(?) Cái tin ấy đến với ông hai như thế nào?
Bình: Khi nghe tin ấy quá đột ngột, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ong lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào ông còn cố chưa tin cái tin ấy, ông hỏi vặn lại: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại .” Nhưng rồi người ta nói rành rọt quá, lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.
BÀI 13 LÀNG Kim Lân HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. - HS đọc thầm lại phần 1. (?) Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc ở tình huống nào ? (?) Tâm trạng của ông Hai lúc vừa nghe được tin làng mình theo giặc? (?) Cái tin ấy đến với ông hai như thế nào? & Bình: Khi nghe tin ấy quá đột ngột, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ong lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào ông còn cố chưa tin cái tin ấy, ông hỏi vặn lại: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại..” Nhưng rồi người ta nói rành rọt quá, lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin. (?) Khi nghe được bằng chứng từ người đàn bà tản cư khẳng định từ dưới ấy lên ông Hai làm gì? Tâm trạng của ông Hai chuyển biến ra sao chúng cùng tìm hiểu. Trên đường về nhà ông Hai đi với dáng vẻ như thế nào? Điều này thể hiện tâm trạng gì? Khi về đến nhà ông Hai có những hành động, cử chỉ, suy nghĩ và lời nói ra sao? Qua đây giúp em hiểu gì về tâm trạng của ông Hai? ( - vừa về đến nhà ông hai đã làm gì? Nhìn lũ con, tâm trạng của ông ra sao? Nhìn con, ông suy nghĩ, lo lắng điều gì? Tâm trạng của ông Hai còn được thể hiện thông qua hành động và lời nói nào? Sau khi rít lên, ông Hai bỗng dừng lại. Vì sao? (?) Suy nghĩ của ông Hai khi nhớ về làng và những người ở làng? Những điều trên cho thấy nội tâm của ông Hai lúc này ra sao? (?) Để làm nổi bật lên nỗi đau nội tâm ấy, tác giả đã thành công trong việc sử dụng những nghệ thuật nào? à Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đặc biệt rất đúng và ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. (?) Đó là tâm trạng như thế nào? Tại sao ông hai lại có những nỗi đau nội tâm như thế? & Bình: Nếu đọc từ đầu tác phẩm, Kim Lân đã từng giới thiệu “ông Hai có tính khoe làng như thể xưa nay”, giống như mọi người nông dân khác, làng là tất cả. Hơn nữa ông Hai là một người vui tính, yêu quê, thích bày tỏ, ưa giao tiếp. Ông đã từng xung sướng bước trên con đường làng. Nay nghe tin dữ, không phải là cái làng đẹp đẽ bị đốt trụi, nhà cửa, mồ mã, ông cha bị mất mà là “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” tội nghiệp ông già vui tính, hay chuyện, ngóng tin của làng. Bây giờ vờ vờ đứng lãng ra chỗ khác “rồi cúi mặt gầm đi thẳng”. Trong ông bây giờ là nỗi đau, nỗi nhục. Cái làng bây giờ không chỉ là cái hào, những ụ giao thông, con đường, cái giếng những cái hơn người mà ông cần khoe, mà bây giờ là danh dự, nỗi đau bằng sự phản bội. Ä Chuyển: Khi nghe tin làng mình theo giặc, tâm trạng ông Hai rơi vào buồn tủi và bế tắc, nhưng cũng chính thời khắc này, tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ rõ ràng nhất, chúng ta sẽ được cảm nhận rõ điều đó qua phần tiếp theo của câu chuyện. - HS đọc lại chỗ in nhỏ: “Đã ba bốn hôm nay thì phải thù.” (?) Những ngày sau đó, cuộc sống của ông Hai như thế nào? & Bình: Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ”. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. “Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”. Như vậy bây giờ tin đồn với ông Hai đã trở thành nỗi ám ảnh nặng nề, đã đem đến cho ông Hai nỗi sợ hãi thường trực. (?) Điều gì làm ông lo sợ nhất? (?) Khi điều đó xảy ra, ông đã có những suy nghĩ gì? (?) Trong thoáng chốc, ông đã có ý định gì? (?) Nhưng quyết định ngay sau đó của ông là gì? (?) Từ quyết định này, chúng ta cảm nhận được tấm lòng gì của ông Hai? & Bình: Lời nói bâng quơ của mụ chủ nhà “đuổi hết những người làng Chợ Dầu không cho ở nhà nữa” cũng làm ông đau và nhục lắm chứ. Là người giàu tự ái, lẽ ra bị đuổi là ông bỏ đi ngay. Thế nhưng trong tình thế này, ông Hai không dám ra đường vì “biết đem nhau ra đâu bây giờ” hay “chẳng còn mặt mũi nào mà đi đến đâu”, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây rồi. Yêu làng lắm thế mà đến lúc ông thù nó vì nghe tin theo Tây. Tình cảnh ông thật đáng thương (?) Lúc này, ông Hai rơi vào tâm trạng như thế nào? (?) Không nói được nỗi lòng với ai, ông Hai đành tâm sự với ai? - Gọi Hs đọc đoạn: “Ông lão ôm thằng con..đôi phần”. CÂU HỎI THẢO LUẬN: (?) Hãy phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua đoạn trên. & Bình: Như ta cũng biết, dù đã chọn lựa cách giải quyết dứt khoát nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ. Trong tâm trạng bị dồn nén bế tắc đó, ông chỉ biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con ngây thơ. Thực ra lời tâm sự đó chính là lời tự nhủ với chính mình, giải bày nỗi lòng mình. Qua đó, ta thấy rõ tình cảm sâu nặng của ông hai đối với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ : + Ông muốn đứa con phải ghi nhớ: Nhà ta ở làng Chợ Dầu. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu xét soi cho bố con ông. + Cái lòng bố con ông dám đơn sai. Ä Chuyển: Tình cảm yêu nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến của ông Hai không dừng lại ở đó, chúng ta cùng tìm hiểu tâm trạng của ông ở đoạn cuối . - Cho Hs đọc thầm đoạn cuối. (?) Khi nghe tin cải chính về làng ông Hai có thái độ, hành động như thế nào? (?) Lời khoe của ông Hai biểu lộ tâm trạng gì? (?) Chi tiết ông Hai khoe “Nhà tôi bị đốt nhẵn ...” bằng sự phấn khởi, điều này có vô lý so với lẽ thường tình không? (?) Ở đây nó có ý nghĩa gì? & Bình: Đúng là chưa có ai như ông Hai, mất nhà vậy mà vẫn vui, ông hả hê, sung sướng thật sự. Đó cũng là minh chứng ông Hai muốn khoe, muốn nói với mọi người về cái làng ông từng yêu, từng nói. Cái tin cải chính ấy chứng minh cho danh dự làng ông. Cái tin ấy giúp nỗi ám ảnh day dứt, mâu thuẫn nội tâm của ông được giải toả. Tự hào vì làng mình vẫn là làng kháng chiến, thuỷ chung với Cách mạng. (?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật ông Hai trong đoạn này? à Ngôn ngữ truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nv ông Hai: + Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. + Lời trần thuật và lời của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu. + Ngôn ngữ nv ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính riêng của nv nên rất sinh động. (?) Khi biết làng theo Tây, ông Hai quyết tâm thù làng mà ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến, nhưng thật ra trong sâu thẳm con tim, ông vẫn giữ nguyên vẹn tình yêu làng. Tù đây, em cảm nhận tình yêu của ông Hai với làng, với nước như thế nào? & Bình: Lời đính chính cuối cùng về cái tin làng chợ Dầu không theo Tây quả là gỡ nút cho tình thế nghẹt nghèo trước đó. Ngày xưa ông Hai hớn hở khoe làng của mình với niềm tự hào 1 thì bây giờ sự phấn khởi đó tăng lên gấp 5; 10 lần. Thái độ của ông chủ tịch, ngay cả mụ chủ nhà thay đổi hẳn cũng là điều dể hiểu. Bởi họ cũng giống như ông Hai, yêu làng, yêu quê, cũng đứng vào không khí kháng chiến lúc bấy giờ. Họ khác ông Hai ở cách bày tỏ tình cảm và mức độ nồng nàn không mạnh mẽ bằng ông Hai. Họ cũng như ông Hai không tin làng Dầu theo Tây nhưng họ không biểu lộ ra ngoài. Vì thế bây giờ họ cũng như ông: vui và tự hào, hãnh diện. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần ghi nhớ. (?) Từ nhân vật ông Hai, phát biểu chủ đề của tác phẩm? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 174. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. -GV hướng dẫn HS làm luyện tập trong SGK. - Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ những người tản cư từ dưới xuôi lên. - HS tìm và phát biểu. - Đột ngột, bàng hoàng. - Ông Hai lãng đi, tìm cách tránh né. - HS tìm và phát biểu. - HS tìm và phát biểu. - Vì ông hai quá yêu làng, tự hào về làng. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật. - Đau đớn, xót xa, tủi nhục. - HS đọc lại. - Ông không ra ngoài, luôn sơ hãi, xấu hổ, tủi nhục. Buồn bực, cáu gắt(tìm chi tiết trong văn bản). - Bị đuổi đi, không ai chứa chấp. - Biết đem nhau đi đâu bây giờ? đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. - Hay là quay về làng? - Về làm gì cái làng ấy nữa Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ - Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù. - Tấm lòng yêu nước. - Bế tắc, tuyệt vọng . - Thằng con út. - Hs đọc đoạn : Ông lão ôm thằng con..đôi phần -HS chia nhóm thảo luận trong 2 phút. - Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. - Tâm sự với con để trút bớt nổi lòng. Lời tâm sự cũng là lời giải bày nổi lòng, lời tự nhủ... - Ông muốn đứa con phải ghi nhớ: Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ. - Đi khắp mọi nhà bô bô: “Tây nó đốt nhà tôi rồi đốt nhẵn!”. Cứ múa tay lên mà khoe với mọi người. Mua quà cho con. - Tâm trạng vui vẻ, sung sướng. - Vô lý với lẽ thường tình. - HS phát biểu. - Đậm chất nông dân. - 2 tình yêu đó hòa là 1. - Thể hiện chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân thời kháng chiến chống Pháp. - HS đọc ghi nhơ SGK/ 174. IV/ Luyện tập: Bài 1/ 174: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai. Chú ý đến các biện pháp nghệ nghệ thuật mà tác giả sử dụng Gợi ý: + Đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng theo giặc. + Đoạn ông Hai ở lì trong nhà. è Tình yêu làng đối với ông Hai đã trở thành niềm say mê hãnh diện, thói quen khoe làng đã trở thành cái tật nhưng ẩn đằng sau cái tật đó là tấm lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Bài 2 / 174: Thơ : “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. Hồi kí: “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán. Nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với các tác phẩm khác? (Tình yêu quê hương đất nước, tự hào về đất nước, con người) è Tình yêu làng gắn liền tình yêu đất nước. 4. Củng cố 5. Dặn dò: - Hoàn tất bài tập – tóm tắt văn bản – học chú thích («)/ 171, 172 và ghi nhớ SGK/ 174. - Chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”. D/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: