Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 2 – Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Bài 2 – Tiết 8:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

_ Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.

_ Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.

* Trọng tâm: Nắm được khái niệm tự sự và mục đích của tự sự.

II. CHUẨN BỊ:

 _ Giáo viên: + Tích hợp tiết văn bản và tập làm văn.

 + Tranh minh họa truyện Thánh Gióng.

 _ Học sinh: + Chuẩn bị các câu tră lời SGK/ 27, 28.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 _ Thế nào là từ thuần Việt, từ mượn?

 _ Tiếng Việt có thể vay mượn từ nguồn gốc nào? Mỗi loại cho ví dụ?

3/ Giới thiệu bài mới:

 Trong giao tiếp hằng ngày, tự sự làloại văn bản ta thường sử dụng. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản này.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 2 – Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 – Tiết 8: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
_ Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
_ Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
* Trọng tâm: Nắm được khái niệm tự sự và mục đích của tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
	_ Giáo viên:	+ Tích hợp tiết văn bản và tập làm văn.
	+ Tranh minh họa truyện Thánh Gióng.
	_ Học sinh:	+ Chuẩn bị các câu tră lời SGK/ 27, 28.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
	_ Thế nào là từ thuần Việt, từ mượn?
	_ Tiếng Việt có thể vay mượn từ nguồn gốc nào? Mỗi loại cho ví dụ?
3/ Giới thiệu bài mới:
	Trong giao tiếp hằng ngày, tự sự làloại văn bản ta thường sử dụng. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Tìm hiểu mục đích của tự sự:
_ Gọi HS đọc mục I.1 SGK/ 27.
HỎI: Theo em, trong những tình huống đó, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
GV: Tự sự tức là kể chuyện. Đây là một phương thức trình bày một câu chuyện về ai đó để thể hiện một ý nghĩa nào đó. Một câu chuyện thường bao gồm một chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa.
à Sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự.
HỎI: Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải kể những việc như thế nào? Hoặc người kể nêu những sự việc không liên quan toéi việc An thôi học, người nghe có hài lòng không?
HỎI: Qua các trường hợp này, em hiểu tự sự đáp ứng nhu cầu gì của con người?
Tìm hiểu phương thức tự sự:
HỎI: Truyện Thánh Gióng đã học là một văn bản tự sự. Em hãy kể lần lượt các sự việc chính.
(GV treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh và kể lại sự việc “lớn”)
HỎI: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc? Ý nghĩa của các sự việc là gì?
HỎI: Theo em, ta có thể đảo trình tự các sự việc ấy hay không ? Tại sao?
HỎI: Truyện có thể kết thúc ở sự việc 4 hoặc 5 được không ? Tại sao?
HỎI: Theo em, đặc điểm của phương thức biểu đạt này là gì?
GV: Đặc điểm của một tác phẩm tự sự là có một cốt truyện gồm một chuỗi sự việc liên tiếp nối nhau, từ bắt đầu đến kết thúc, việc xảy ra trước thường là nguyên nhân của việc xảy ra sau.
 Đặc điểm tiếp theo của văn bản tự sự là bao giờ cũng có lời kể, kể với một mục đích nhất định và một giọng điệu nhất định.
Ghi nhớ
HỎI: Hãy nêu đặc điểm của phương thức tự sự và chức năng của nó?
Luyện tập
Bài tập 1/ 28: Tìm hiểu phương thức tự sự và ý nghĩa truyện?
Bài tập 2/ 29: Nhận diện văn bản tự sự và tóm tắt truyện.
Bài tập 3/ 29: Xác định và nêu vai trò của văn tự sự:
_ HS đọc to, rõ.
_ Người nghe muốn nghe câu chuyện ( tìm hiểu sự việc); Người kể phải kể câu chuyện ( trình bày sự việc.)
_ HS tự do phát biểu, miễn hợp lý.
_ Trả lời hướng vào mục 2 của ghi nhớ: để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để bày tỏ thái độ.
 Người kể: thông báo, cho biết, giải thích; Người nghe: tìm hiểu, biết.
_ HS phải biết xâu chuỗi các sự việc chính (không sa vào các chi tiết nhỏ)
_ Sự việc trước là nguyên nhân nảy sinh sự việc sau Giữa các sự việc ấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chuỗi sự việc liên tiếp nối nhau.
à Kết thúc có ý nghĩa.
_ Chúng ta không thể đảo trình tự các sự việc ấy, vì việc xảy ra trước thường là nguyên nhân của việc xảy ra sau.
_ Truyện không thể kết thúc ở sự việc 4 hoặc 5. Vì phải có sự việc 6 mới nói lên tinh thần Thánh Gióng ra sức đánh giặc nhưng không màng đến công danh. Phải có sự việc 7 mới nói lên lòng biết ơn của vua và nhân dân. Sự việc 8 đề cập đến các dấu vết đã nói lên truyện Thánh Gióng dường như có thật. Và phải đến sự việc thứ 8 này thì truyện Thánh Gióng mới toàn vẹn.
_ HS trả lời hướng vào mục 1 ghi nhớ.
_ HS đọc to, rõ toàn bộ ghi nhớ.
Bài tập 1/ 28:
_ Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tưtư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
Bài tập 2/ 29:
_ Bài thơ “Sa bẫy” (Nguyễn Hoàng Sơn _ Dắt mùa thu vào phố) là văn bản tự sự bằng vần ( thơ) vì nó trình bày lại một chuỗi các sự việc theo một trật tự nhất định.
_ Bé Mây và mèo con rủ nhau nướng cá bẫy chuột. Cả hai tin là chuột sẽ sa bẫy. Đêm nằm mơ, bé mây thấy mình cùng mèo xử án chuột. Sáng ra, bé Mây chẳng thấy con chuột nào chỉ thấy mèo con đang ngủ quên trong bẫy.
Bài tập 3/ 29:
I. TÌM HIỂU BÀI:
 Các sự việc trong truyện Thánh Gióng:
Sự ra đời kỳ lạ của nhân vật.
Cậu bé đòi đi đánh giặc.
Cậu bé lớn nhanh như thổi.
Tráng sĩ đánh giặc và thắng lợi.
Tráng sĩ cởi bỏ áo giáp bay lên trời.
Vua lập đền thờ và phong danh hiệu.
Những dấu tích còn lại của trận chiến oai hùng.
=> Ca ngợi người anh hùng dân tộc.
II. GHI NHỚ:
 SGK/ 28.
III. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 28, 29, 30.
4/ Củng cố:
	_ GV đọc cho HS nghe đoạn văn trích từ SGK7 phần I mục I.2 trang 29; Yêu cầu học sinh nêu nhận xét.
	à Nội dung lôn xộn, chẳng rõ kết cục nói đến điều gì.
5/ Dặn dò:
	_ học và hoàn tất bài tập.
	_ Soạn “ Sơn Tinh _ Thủy Tinh,”
6/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2 Tim hieu chung ve van tu su_12236696.doc