Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 22: Phương pháp tả người

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 Cách làm bài văn tả người và bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.

 2.Kĩ năng:

 - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.

 - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.

 - Viết một đoạn văn, bài văn tả người.

 - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.

 3.Thái độ:

 Giáo dục HS cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí khi viết một đoạn, một bài văn tả người.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Nắm được phương pháp làm bài văn tả người.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 733Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 22: Phương pháp tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22 - Tiết CT 92
Tuần 24 
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
 Cách làm bài văn tả người và bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
 2.Kĩ năng: 
 - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
 - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
 - Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
 - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
 3.Thái độ: 
 Giáo dục HS cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí khi viết một đoạn, một bài văn tả người.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Nắm được phương pháp làm bài văn tả người.
III. CHUẨN BỊ:
 1./-Giáo viên: Bảng phụ 
 2./-Học sinh: SGK, vở BT, đọc trước các nội dung SGK/59-62
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1./- Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 2/-. Kiểm tra miệng: 
 ? Muốn tả cảnh, trước hết phải làm gì? Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? (8đ) 
 - Muốn tả cảnh cần:
 + Xác định đối tượng 
 + Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
 + Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự
 - Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
 - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
 - Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
 * Kiểm tra vở BT, vở ghi bài, soạn bài (2đ) 
 3./-Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt đông1 Vào bài: 
*Hoạt đông2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, một bài văn tả người.
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn 1, 2, 3 SGK/59,60
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
? Mỗi đọan nhằm tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật. Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
 Cho HS thảo luận nhóm (3 phút) 
- HS trình bày - nhận xét, góp ý.
 * Nhóm 1: đoạn văn a
- Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư.
- Đặc điểm nổi bật: vẻ hùng dũng, sức mạnh của Dượng Hương Thư khi vượt thác trên sông.
 - Từ ngữ, hình ảnh: bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn rào
* Nhóm 2: Đoạn văn b
 Đọan 2: Tả Cai Tứ
- Đặc điểm nổi bật: Tả hình dáng khuôn mặt (ngoại hình xấu xí).
 - Từ ngữ: thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm,đôi mắt gian hùng, mũi gò sống mương, mồm toe toét.
* Nhóm 3: Đoạn văn c
 Tả hai đô vật tài mạnh: 
- Đặc điểm nổi bật: Tả sức mạnh của ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen.
+ Cản Ngũ: lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng trước đối thủ, bỗng bước hút mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa xới, cái chân tựa bằng cây cột sắt, thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên.
+ Quắm Đen: sức lực đương trai, lăn xả, đánh ráo riết, 
? Trong các đoạn văn trên đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả con người với công việc?
- Đoạn 1: tả người gắn với công việcà cố sức đưa con thuyền thác dữ.
- Đoạn 2: tả chân dung nhân vật qua việc tập trung miêu tả các đặc điểm nổi bật của khuôn mặt.
- Đoạn 3: tả chân dung nhân vật gắn với hoạt động của hai nhân vật trên một xới đô vật. 
? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
 - Đoạn 2: Khắc họa chân dung nhân vật, tập trung tả diện mạo, hình dáng: dùng nhiều danh từ, tính từ.
 - Đoạn 1, 3: Tập trung tả sức lực, diễn biến cuộc thi vật: dùng nhiều động từ, tính từ.
 ? Nêu bố cục của đoạn văn 3.
 Chia làm ba phần:
 - Mở bài: Từ đầu đến: “ầm ầm” => Quang cảnh diễn ra keo vật.
 - Thân bài:Tiếp đến“...ngang bụng vậy” => Miêu tả chi tiết keo vật.
 - Kết bài: Còn lại => Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
? Nếu đặt tên cho bài văn này em sẽ đặt là gì?
- Đặt tên: Quắm Đen và Cản ngũ so tài, một keo vật
*GV: Chốt ý .
? Khi tả người cần phải làm gì?
- Xác định được đối tượng cần tả.
- Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
 - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
? Nêu bố cục của bài văn tả người?
 - Mở bài: giới thiệu người được tả.
 - Thân bài: miêu tả (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
 - Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm tưởng của người viết về.
 *Gọi HS rút ra ghi nhớ.
 - Đọc Ghi nhớ SGK/61
*Hoạt đông3: Hướng dẫn HS luyện tập.
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập1.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một đối tượng. (3 phút).
 **GV Gợi ý: Chuẩn bị ra vở nháp ý kiến của mình, thảo luận với bạn bên cạnh, bổ sung, sửa chữa phần chuẩn bị.
 +Đại diện các nhóm trình bày 
 + Nhận xét, bổ sung 
**GV . Chốt ý (bảng phụ )
*Gọi HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu?
? Hãy lập dàn ý cơ bản cho việc miêu tả cô giáo đang giảng bài?
 Thảo luận theo nhóm cùng bàn (3 phút) 
+HS trình bày - nhận xét, bổ sung 
**GV Chốt ý
*Gọi HS đọc bài tập 3. - xác định yêu cầu.
**GV . Gợi ý cho HS về nhà làm. 
I. Phương pháp viết một đoạn văn, một bài văn tả người:
 1. Đọc các đoạn văn: SGK/59,60
 2. Trả lời các câu hỏi:
 Câu a:
 - Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác.
 - Đoạn 2: Tả chân dung một ông Cai Tứ gian hùng.
 - Đoạn 3: Tả hai đô vật trong keo vật.
Câu b:
- Đoạn 2: Tập trung khắc họa chân dung nhận vật.
 - Đoạn 1, 3: Tập trung tả sức lực, diễn biến cuộc thi vật (dùng nhiều động từ, tính từ).
 Câu c: Đoạn 3
*Bố cục 
 - MB: giới thiệu người được tả
 - TB: tả chi tiết keo vật theo một thứ tự (ngoại hình,cử chỉ, lời nói,)
 - KB: Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
 * Ghi nhớ: SGK/61
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 - Em bé 4-5 tuổi: hình vóc nhỏ, khuôn mặt dễ thương, cử chỉ, động tác nhanh nhẹn, lời nói ngộ nghĩnh, thích hát, 
 - Cụ già cao tuổi: hình vóc gầy ốm, tóc, râu bạc, mắt mờ, chân chậm, ít nói, đi lại khó khăn, thương yêu trẻ, 
 - Cô giáo giảng bài: hình dáng đẹp đẽ, sang trọng của cô giáo, các động tác thuần thục khi giảng bài, sự quan tâm đến học sinh.
 Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả:
 1.Mở bài: Giới thiệu cô giáo.
 2.Thân bài:
 - Cô giáo diễn giảng, nêu câu hỏi, ghi bảng,
 - Quan tâm đến học sinh.
 - Học sinh trả lời, lắng nghe, ghi chép
 - Nét mặt, nụ cười, đôi mắt của cô giáo theo lời giảng và công việc điều khiển lớp học, 
 3.Kết bài: Cảm tưởng của em về cô giáo.
 4./-Tổng kết: 
 ? Khi tả người cần phải làm gì?
- Xác định được đối tượng cần tả.
 - Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
 - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
 ? Nêu bố cục của bài văn tả người?
 - Mở bài: giới thiệu người được tả.
 - Thân bài: miêu tả (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
 - Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm tưởng của người viết về người được tả. 
 5./- Hướng dẫn học tập: 
 *Đối với bài học ở tiết học này:
 - Học thuộc ghi nhớ sgk.
 - Làm tiếp bài tập 3:Viết một đoạn văn hoặc một bài văn tả người sử dụng phép tu từ so sánh.
 - Bổ sung bài tập 1,2 hoàn chỉnh vào VBT.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
 + Xem kĩ bài tập SGK/71.
 + Thảo luận nhóm: chia 6 nhóm chuẩn bị trước ở nhà
 Nhóm 1,2: bài tập 1
 Nhóm 3,4: bài tập 2
 Nhóm 5,6: bài tập 3
 - Chuẩn bị tiết liền kề: Đêm nay Bác không ngủ.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 22 Phuong phap ta nguoi_12271335.doc