Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết)

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

 (Truyền thuyết)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

- Kể được truyện và nhận ra những sự việc chính trong truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào, suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

II. Phương tiện thực hiện:

1) Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, giáo án

2) Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, vở soạn,.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1069Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Tuyết 
Sinh viên lớp: Ngữ Văn K36
Trường: CĐSP Bắc Ninh
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Kĩ năng: 
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 
- Kể được truyện và nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng tự hào, suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
II. Phương tiện thực hiện:
Đối với giáo viên
Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, giáo án
Đối với học sinh
Sách giáo khoa, vở soạn,...
III. Phương pháp
 - Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình...
IV. Tiến trình tổ chức dạy - học
Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? – Em hãy tóm tắt lại truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
? – Nêu định nghĩa về truyền thuyết.
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài (1’) 
- Hàng năm, mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi mua lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc...Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta cũng chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào?(H kể, GV chiếu hình ảnh các món ăn ngày tết....)Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu Bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh chưng, bánh giầy này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản.
GV: Cho học sinh đọc chú thích dấu (*) SGK trang 7.
? Truyền thuyết là một thể loại văn học như thế nào? Có đặc điểm gì? 
- Lưu ý: tính truyền miệng, nhân vật và sự kiện lịch sử yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- GV: Giới thiệu về tác phẩm.
- GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn cách đọc và yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp nhau.
GV: Nhận xét về giọng đọc?
- GV: Cho học sinh đọc các chú thích 3-5-6-9.
? Hãy chỉ ra bố cục và nêu nội dung từng phần?
- Bố cục truyện gồm 3 phần 
- GV giới thiệu bức tranh minh hoạ truyện.
- Yêu cầu H tóm tắt truyện?
- GV nêu đáp án tóm tắt truyện : Sự việc chính:
I. Tìm hiểu chung (10’)
1. Đọc, tìm hiểu chú thích 
* Khái niệm truyền thuyết (sgk trang 7)
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử quá khứ. 
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
*Tác phẩm thuộc nhóm các truyền thuyết thời đại Hùng Vương – Thời đại mở đầu lịch sử VN. (Đời HV thứ 7)
2. Bố cục và đại ý
- Đ1: Từ đầu đến chứng giám 
ND: Hùng Vương chọn người nối ngôi.
- Đ2: Tiếp đến Hình tròn 
ND: Lang Liêu được thần mách bảo cách làm bánh.
- Đ3:Còn lại
ND: Lang Liêu được nối ngôi.
3. Tóm tắt
* Tóm tắt truyện.
 Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7, trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi. Các lang đua nhau dâng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu. Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương. Vua Hùng chọn bánh của Lang Liêu để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng.Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV: mời một em đọc đoạn 1.
? Mở đầu truyện, tác giả muốn cho chúng ta biết sự kịên gì ? 
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
? Ý định của vua ra sao?(quan điểm của vua về việc chọn người nối ngôi)
? Vua đã chọn người nối ngôi vào thời gian nào, bằng hình thức nào?
(điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài.)
- GV:Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật, không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ" Đây là một vị vua anh minh. 
- Học sinh đọc đoạn 2:
? Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
? Tâm trạng Lang Liêu ra sao ? Lang Liêu đã làm gì ?
GV : - Chàng là con thứ mười tám, mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết.
Chàng rất tội nghiệp khi cũng là lang nhưng lại có cuộc sống giống như dân thường, không giống như các anh em của mình.
? Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng? (Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc)
II. Đọc – hiểu văn bản (17’)
1.Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, ND no ấm, vua đã già, muốn truyền ngôi.
- Ý của vua: người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
- Thời điểm: Nhân ngày lễ Tiên Vương
- Hình thức: Dâng lễ vật cúng Tiên Vương (Thi tài)
(Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua, sẽ được truyền ngôi)
Vua Hùng Vương thứ 7 chú trọng, đề cao tài trí của các con, cho dù đó là con thứ.
2. Diễn biến truyện: Cuộc đua tài dâng lễ vật:
- Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. 
- Rất buồn. Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.
 - Chàng chăm chỉ lao động, gần gũi dân thường.
- Là người duy nhất hiểu được ý thần, thực hiện được ý của thần.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu?
? Khi được thần báo mộng chàng đã làm gì?
Thần tiên chỉ giúp đỡ nhũng người có hoàn caarnh khó khăn và có tấm lòng lương thiện
- Học sinh đọc đoạn 3.
? Ngày lễ Tiên Vương đến các lang đã mang những gì? Khi thấy chồng bánh của Lang Liêu vua cha co biểu hiện như thế nào?
Vì là người có cuộc sông nghèo khổ nhất lên Lang Liêu không có những món sơn hào hải vị như các anh em của mình. Nhưng không vì thế mà chàng đố kỵ với các anh em của mình. Chính vì thế mà chàng đã được thần giúp đỡ.
? Kết quả cuộc thi tài giữa các Lang như thế nào?
? Vì sao hai thứ bánh của lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi ?
Cuối cùng Lang Liêu lên làm vua mà không cần đến những thứ quý giá. Lang Liêu chiến thắng bằng lòng lương thiện của mình.
- Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu. 
- Lang Liêu đã nghĩ ra cách làm bánh bằng thứ gạo nếp.
3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi. 
- Các lang mang sơn hào hải vị chả thiếu thứ gì.
- Khi vua cha nhìn thấy chồng bánh của Lang Liêu và cha rất hài lòng và gọi lên hỏi. 
- Bánh của Lang Liêu được chọn làm lễ vật tế trời và cúng Tiên Vương.
- Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. 
- Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quí hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề gốc của đất nước làm cho ND được no ấm) vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, đất và tổ tiên của nhân dân ta.
- Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo.
"Vì hai thứ bánh vừa có ý nghĩa thực tế, vừa hợp ý vua chứng tỏ tài đức của Lang Liêu có thể nối ngôi vua.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Truyện đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
? Nội dung của câu truyện là gì?
Hoạt đông 4: Luyện tập
1. Thảo luận: Ý nghĩa về phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
2.*Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? ( học sinh nêu ý kiến cá nhân)
* Gợi ý :
III. Tổng kết
Nghệ thuật
Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gian.( nhân vật chính – Lang Liêu – trả qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,..)
2) Nội dung
- Giải thích nguồn gốc sự vật: Hai loại bánh cổ truyền.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thờ kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta..
 - Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái - Thể hiện sự thờ kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta..
IV. Luyện tập (5’)
1. Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy:
- Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. 
- Đề cao phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất linh thiêng, giàu ý nghiã.
 - Giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
2*. Học sinh nêu ý kiến cá nhân.
4. Củng cố (3’)
- Kể tóm tắt và chỉ ra các chi tiết kì ảo của truyện?
- Viết 3 câu văn nêu suy nghĩ của em sau khi học xong truyện? (Gợi ý: Truyện viết về ai, hoàn cảnh người đó như thế nào? Người ấy đã làm gì để đạt được ước mơ? Em học tập được gì từ người ấy?). 
 5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Đọc lại truyện. Xem lại nội dung bài. Tập tóm tắt truyện.
- Đọc và soạn bài: Thánh gióng

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 1 Banh chung banh giay_12234033.docx