Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 80

Tiết 1. Hướng dẫn đọc thêm văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 ( Truyền thuyết )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm về truyền thuyết.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 - Nhân ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.mnbm

3. Thái độ:

 - Gieo vào lòng các em tình cảm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc và từ đó giúp các em có lối sống sao cho xứng đáng là “Con Rồng, cháu Tiên”.

 - Tự hào về trí tuệ và văn hóa của người Việt.

B. CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của GV:

 - Bài soạn, các dị bản khác.

- Tranh “Con Rồng, cháu Tiên”.

2. Chuẩn bị của HS:

 Đọc văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” và trả lời câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 255 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi phần đọc - hiểu văn bản).
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ:	
	? Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng ? Qua câu chuyện rút ra cho em bài học gì ? Truyện có ý nghĩa như thế nào ?
3. Bài mới:
	Các em thấy câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã nêu lên cho con người một bài học rất quý giá. Chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. Phải biết mở rộng tầm hiểu biết bằng mọi cách,... Hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu một câu truyện ngụ ngôn khác. Đó là văn bản “Thầy bói xem voi”. Câu chuyện này thể hiện điều gì ? Thể hiện một triết lý nhân sinh rất sâu sắc nào ? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học...
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
 ?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?KG
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
Hướng dẫn đọc: Chú ý thể hiện giọng từng thầy bói khác nhau, nhưng thầy nào cũng quả quyết, tự tin, hăm hở và mạnh mẽ.
- Đọc. HS đọc lại 3 lần.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc.
Hãy kể lại truyện bằng lời văn của em? 
Nhận xét cách kể.
Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích SGK T103.
Hãy cho biết thầy bói, chuyện gẫu là gì ?
- Căn cứ vào chú thích giải nghĩa.
- Bổ sung thêm:
+ Phàn nàn: Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
+ Hình thù: Hình dáng.
+ Quản voi: Người trông nom, điều khiển voi, còn gọi là Quản tượng, nài voi.
Truyện có mấy sự việc ? Đó là những sự việc nào ?
- Hoàn cảnh và cách xem voi.
- Các thầy xem voi, bàn luận, tranh cãi.
- Kết cục.
Truyện có những nhân vật nào ?
Tìm, xác định.
Chuyển ý: Các em thấy truyện có 5 ông thầy bói đều bị mù. Họ chưa hề biết đến hình dạng của con voi và muốn xem con voi có hình thù như thế nào ? Vậy điều gì sẽ xảy ra với 5 ông thầy bói này. Chúng ta sang phần II để tìm hiểu các em nhé.
Đọc thầm đoạn đầu.
Em phát hiện 5 ông thầy bói này có đặc điểm nào giống nhau ?
- Đều bị mù.
- Chưa ai biết gì về voi.
Họ xem voi trong hoàn cảnh nào ?
Nêu hoàn cảnh.
Họ xem voi bằng cách nào ? 
- Phát hiện, trả lời.
Em có nhận xét gì về phần mở truyện ?
- HS nêu nhận xét và phân tích, lí giải.
- Hấp dẫn và buồn cười: Người mù lại thích đi xem (muốn nhìn bằng mắt trong khi mắt không còn khả năng để nhìn). Co voi to lớn quen thuộc mà không biết.
Chuyển ý: Sau khi xem xong voi họ rất phấn khởi và thỏa mãn vì mình đã được sờ tận tay, rất cụ thể và rõ ràng nên họ đã họp nhau lại và đánh giá về voi. Vậy họ đánh giá về voi như thế nào ? chúng ta chuyển sang mục 2.
Đọc đoạn: “Đoạn 5 thầy ngồi bàn tán với nhau -> như chổi sể cùn”. 
Hãy cho biết các thầy phán về voi có hình thù như thế nào ?
- Đưa ra ý kiến đánh giá của 5 ông thầy bói.
Từ những lời phán trên em có nhận xét gì về hình thù con voi mà các thầy đưa ra ?
Nêu nhận xét.
Vì sao mỗi thầy lại đưa ra một ý kiến như vậy?
- Đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân.
- Sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế. 
Có ý kiến cho rằng: Cách phán voi của năm thầy bói vừa đúng, vừa sai. Theo em, đúng-sai ở chỗ nào ?
Trao đổi, bàn luận tự do.
- Đúng: Phán đúng về bộ phận của con voi nhưng không đúng với hình thù con voi.
- Sai: Sờ vào một bộ phận con voi mà đã tưởng, đã phán đó là toàn bộ con voi. Cách xem phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể, đó là sai lầm về nhận thức.
Các thầy bói đã dùng hình thức và từ ngữ như thế nào để tả hình thù con voi ? Tác dụng của hình thức nghệ thuật ấy ?
Hình thức ví von, từ láy đặc tả -> Câu chuyện thêm sinh động, tô đậm cái sai lầm về cách xem và phán của các thầy.
Hãy phân tích thái độ và lời lẽ của các thầy sau khi xem voi ? Kiểu câu nào được sử dụng triệt để trong phần này ?
- Phấn khởi, thỏa mãn vì đã xem được voi;
- Tự tin vào nhận xét của mình;
- Cực lực phản đối ý kiến của người khác.
- Câu phủ định được sử dụng một cách trieets để: Không phải ! Đâu có ! Không đúng ! Tưởng thế nào ... hóa ra !
Em nhận xét gì về thái độ đó của các thầy?
Nhận xét.
- Kết luận.
- Chuyển ý: Đây không còn là cuộc trao đổi, bàn bạc sôi nổi, vui vẻ nữa mà biến thành cuộc tranh cãi, khẩu chiến gay gắt, bất phân thắng bại, không ai chịu ai, đều cho rằng mình đúng.
Vậy kết cục cuộc tranh luận như thế nào ?
Phát biểu ý kiến.
Các thầy đánh nhau toác đầu, chảy máu. Từ cái sai nọ dẫn đến cái sai kia (Biện pháp phóng đại) 
Theo em, cách kết thúc như vậy có hợp lí không ?
Trao đổi.
Truyện đưa ra hình ảnh 5 thầy bói mù. Cách lựa chọn nhân vật như thế có ý nghĩa gì ?
- Truyện không nói cái mù về thể chất (chi tiết cần để tạo tình huống)
- Mù về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói.
Giảng: Truyện đã khéo léo lựa chọn 5 ông thầy bói (vốn giỏi đoán mò) cùng xem một con voi to lớn, nên dù có cố xem bằng tay cũng khó có thể với, đo hết mọi kích cỡ của nó -> cho ta thấy tiếng cười phê phán, nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng rất sâu sắc.
Vì vậy cũng từ câu chuyện này mà nhân dân ta có câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Qua câu chuyện rút ra cho em bài học đó là gì
- Tự mình đúc rút ra bài học.
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phải xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện bằng nhiều giác quan, tổng hợp ý kiến của nhiều người. Một mặt, cần mạnh dạn, tự tin, bảo vệ ý kiến của mình, mặt khác cũng cần lắng nghe, tham khảo ý kiến của người khác. Sai lầm về phương pháp, tất yếu sẽ dẫn đến sai lầm về kết quả.
Đọc ghi nhớ.
Em hãy tìm một số thành ngữ tương tự như câu “thầy bói xem voi” ?
- Trao đổi.
- GV nhận xét, bổ sung.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc, kể.
b. Tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 
- 3 đoạn tương ứng với ba sự việc.
3. Nhân vật.
5 ông thầy bói mù.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hoàn cảnh và cách xem voi.
- Giới thiệu có 5 ông thầy bói mù, chưa biết gì về voi.
- Ế hàng, rỗi việc -> Góp tiền với nhau cùng xem voi.
- Cách xem voi: sờ bằng tay.
=> Cách mở truyện: ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn và buồn cười.
2. Thái độ và cách đánh giá của các thầy sau khi xem voi.
- Đưa ra các nhận định về voi không giống nhau.
- Vì mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
- Phán được đúng bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể.
-> Nghệ thuật: sử dụng hình thức ví von, từ láy đặc tả để tả hình thù con voi.
- Khẳng định ý kiến của mình, phủ nhận ý kiến người khác bằng cách dùng các câu phủ định liên tiếp.
-> Thái độ bảo thủ, chủ quan, sai lầm.
3. Kết cục truyện.
- Dùng lời không xong cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu.
-> Kết thúc hợp lí và thật buồn cười.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên sâu sắc.
- Chọn nhân vật hài hước nhưng thâm thúy.
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lập lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại.
2. Nội dung:
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét một cách toàn diện.
* Ghi nhớ - SGK.
IV. Luyện tập.
- Thầy bói nói mò.
- Thầy bói nói dựa.
- Thấy cây không thấy rừng.
4. Củng cố:
? Thái độ của nhân dân ta khi miêu tả cách xem voi của 5 thầy bói ?
-> Chế giễu các thầy bói và nghề xem bói.
? Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em theo trình tự các sự việc nêu trong truyện.
 5. Dặn dò:
- Xem lại bài học và học thuộc phần ghi nhớ.
- Soạn bài: Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Yêu cầu: Xem lại khái niệm truyện ngụ ngôn. Những điểm chung từ các văn bản truyện ngụ ngôn đã học.
Ngày soạn:13/10/2016
Ngày giảng:19/10/2016
 Tiết 40. Hướng dẫn đọc thêm: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
	Tinh thần đoàn kết, gắn bó và tôn trọng nhau.
B. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án. Khái quát thể loại truyện ngụ ngôn.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV ở tiết học trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ:
	? Hãy kể lại truyện “Thầy bói xem voi” và cho biết truyện cho ta bài học gì?
3. Bài mới:
- Tục ngữ có câu: “Anh em bác mẹ một nhà
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Đó là đạo lý vô cùng quý báu của dân tộc ta: “Anh em trong cùng một nhà thì phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau”. Bài học về tinh thần đoàn kết thương yêu đó cũng được rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay.
HĐ CỦA GV VÀ HS
NDKT CẦN ĐẠT
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
 ?
HS
GV
?
HS
?
Hs
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?KG
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
Hướng dẫn đọc: Chú ý giọng các nhân vật. Cô Mắt (ấm ức), cậu Chân, Tay (bực bội, đồng tình), bác Tai (ba phải, ờ à). Giọng hối hận của bốn nhân vật sau khi nhận ra sai lầm của mình.
Đọc - > HS đọc lại 2 lần.
Hãy kể tóm tắt lại truyện ?
- 2 HS kể tóm tắt.
- Nhận xét, đánh giá.
Kết hợp giải thích từ khó trong quá trình tìm hiểu truyện.
Truyện được chia làm mấy phần ?
- P1: Nguyên nhân và tình huống truyện.
- P2: hành động và kết quả.
- P3: Bài học rút ra.
Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Nhân vật nào là đầu mối của câu chuyện ? 
Thống kê, tìm hiểu.
NM: Không có nhân vật chính. Chỉ có nhân vật Miệng là đáng chú ý hơn vì đó là nhân vật đầu mối của câu chuyện.
Cách đặt tên các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì ?
Suy nghĩ, phát biểu.
Đặt tên có dụng ý (Lấy tên của các bộ phận cơ thể để đặt tên cho nhân vật).
Em thấy biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ?
Nghệ thuật ẩn dụ trong cách đặt tên:
Đọc thầm đoạn 1.
Nhận xét về cuộc sống của 5 nhân vật trên?
Phát hiện.
Đang sống hòa thuận với nhau thì chuyện gì đã xảy ra ? Ai là người phát hiện ra vấn đề ?
Trao đổi, phát biểu.
Cô Mắt là người phát hiện ra sự bất hợp lý trong cách phân chia công việc. Bốn người họ phải lao động quanh năm còn “lão Miệng chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không”.
Các em thấy lời cô Mắt nói có hợp lí không ? 
Bàn bạc, phát biểu.
Hợp lí vì Mắt để nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm. Còn lão Miệng thì chỉ việc hưởng thụ. Vì thấy hợp lí nên mới được Chân, Tay, Tai hưởng ứng.
KL: Như vậy tình huống truyện đã được mở ra. Trong hoàn cảnh đó, chuyện gì đến sẽ đến. Cả bọn kéo nhau đến nhà lão Miệng. Họ đến đó với thái độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
Khi đến nhà lão Miệng 4 người đã có thái độ như thế nào ?
Phát biểu.
Chốt.
Em hiểu “hăm hở”, “nói thẳng” nghĩa là thế nào ?
Giải nghĩa theo chú thích 1, 2.
Cả nhóm có để cho lão Miệng có cơ hội thanh minh không ?
Không được thanh minh.
Qua sự việc trên, em thấy thái độ của cả nhóm đối với lão Miệng như thế nào ?
Bàn luận, phát biểu.
Trước hành động đó, lão Miệng có thái độ như thế nào ?
Phát hiện.
Theo em những lời buộc tội đó có công bằng không ?
Không công bằng.
Sự đồng tâm nhất trí của cả nhóm nói lên điều gì ?
Công lí đã được tiến hành, chắc chắn sẽ thắng lợi (thể hiện ở thái độ hả hê của cả nhóm khi xong việc).
GB: Cả nhóm hăm hở kéo đến nhà lão Miệng để nói thẳng vào mặt lão sự thật ấm ức từ bao lâu nay. Lão Miệng hoàn toàn bị bất ngờ, bị áp đặt, ớ ra vì ngạc nhiên, nhưng không được thanh minh, giãi bày, đành cam chịu. Có vẻ như công lí đã được tiến hành. Bốn người hả hê ra về, hân hoan vì thắng lợi.
Đến đây tình huống truyện lại trùng xuống.
Kết quả của việc làm vội vã đó như thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả cụ thể ?
Tìm các chi tiết miêu tả tình trạng của những nhân vật đó.
Cách tả từng bộ phận có gì lí thú ?
Nhận xét.
Cảm giác các bộ phận do thiếu ăn rất phù hợp.
Cách miêu tả trên có ý nghĩa gì ?
Sự thống nhất cao độ giữa các bộ phận tạo nên sự sống cho cả cơ thể. Nói rộng ra là sự thống nhất trong xã hội và cộng đồng.
Qua đó em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt ?
Rút ra nhận xét.
Ai là người nhận ra sự sai lầm, nóng vội của cả bọn ? 
Bác Tai là người đầu tiên nhận ra sai lầm, nóng vội của cả 4 người. 
Câu nói của bác Tai: “Chúng ta lầm rồi ... ăn không ngồi rồi”.
Câu nói đó có ý nghĩa gì ? 
- Sự ăn năn, hối lỗi thành thật. Vì tất cả đã thấm thía, ngấm đòn những hậu quả do chính bản thân mình tạo ra “Gậy ông lại đập lưng ông”. Họ nhận ra lão Miệng không lười, không có lỗi. 
Câu nói đó giúp em hiểu được điều gì ?
Mối liên hệ thống nhất gắn bó giữa các bộ phận trong cơ thể.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì ?
- Tự rút ra bài học.
- Đóng góp của mỗi cá nhân, cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.
- Hành động ứng xử của mỗi người vừa tác động đến bản thân họ vừa tác động đến tập thể.
Những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ?
Nêu nghệ thuật trong truyện.
Kết luận.
Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
Nêu.
Chốt lại.
Đọc to nội dung ghi nhớ.
Kể lại diễn cảm nội dung câu chuyện ?
Kể.
Nhận xét cách kể của HS.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc, kể tóm tắt.
b. Tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 
3. Nhân vật. 
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong cách đặt tên:
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nguyên nhân và tình huống truyện.
- Họ đang sống gần gũi, thân thiết với nhau.
- Cô Mắt phát hiện sự bất hợp lí trong việc phân công lao động giữa họ với lão Miệng.
2. Hành động và kết quả.
- Hăm hở kéo đến nhà lão Miệng, không chào hỏi mà nói thẳng vào mặt lão: “Từ nay ... vì ông nhiều rồi”.
-> Đoạn tuyệt với miệng.
- Lão Miệng: bất ngờ, bị áp đặt, không có cơ hội thanh minh, đành can chịu bị buộc tội.
-> Kết quả: tất cả đều mệt mỏi, rã rời, chán trường, gần như sắp chết.
=> Hành động: Sai lầm, nóng vội, chưa nghĩ đến tập thể.
3. Kết thúc truyện.
- Nhận ra vai trò của miệng.
- Sự ăn năn, hối lỗi thành thật. 
4. Bài học:
- Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải đoàn kết, gắn bó với nhau.
- Phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau, đặc biệt là thời đại hiện nay.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng nghệt huật ẩn dụ (mượn các bộ phân của cơ thể con người để nói chuyện con người.
2. Nội dung.
- Vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
- Mọi người cần nương tựa vào nhau cùng phát triển.
* Ghi nhớ: SGK T
IV. Luyện tập.
4. Củng cố:
Qua ba truyện ngụ ngôn đã học, em hãy:
	- Sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn, truyền thuyết và cổ tích ?
	- Nhân vật của truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt ?
	- Sự hấp dẫn của truyện ngụ ngôn là nhờ các yếu tố nào ?
	- Những bài học được rút ra từ những truyện ngụ ngôn có điểm nào chung ?
 5. Dặn dò:
- Xem lại bài và nêu cảm nghĩ của em sau khi học các truyện ngụ ngôn này ?
- Học bài: Danh từ.
- Chuẩn bị bài: Danh từ (Tiếp theo)
 Ngày...tháng... năm 2016
 Kí duyệt Ngày soạn:20/10/2016
Ngày giảng:25/10/2016
Tiết 41. DANH TỪ 
 	 (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ:
	-Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu kĩ và sâu về tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Giáo án. Bảng phụ (1. Ghi ví dụ, bảng phân loại mục I.1, bài tập luyện nhanh; 2. Ghi Bảng phân loại danh từ tổng hợp của 2 tiết học về Danh từ.) 
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 15 phút.
	? Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại ? Đặt câu với mỗi loại danh từ đó ? Xác định chức vụ ngữ pháp của các danh từ đó ở trong câu vừa tìm được ?
	Đáp án: 
	- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
	- Danh từ có hai loại:
	+ Danh từ chỉ đơn vị: 
	Chính xác: Nhà tôi / có một tạ thóc.
	Ước chừng: Nhà Lan / có ba mươi bao thóc.
	+ Danh từ chỉ sự vật: Ba con lợn kia / là của nhà anh Cháng.
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Tiết học trước giúp các em ôn tập và nâng cao một bước nữa những hiểu biết về danh từ. Qua tiết học đó, các em đã biết danh từ có hai loại: DT chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị lại được chia làm 2 nhóm: nhóm DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) và nhóm DT chỉ đơn vị quy ước. Nhóm DT quy ước lại chia thành: DT chỉ đơn vị chính xác và DT chỉ đơn vị không chính xác. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về DT chỉ sự vật. 
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV
HS
?
HS
GV
?
HS
?KG
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
HS
?
HS
?
HS
GV
 ?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
 HS
?
HS
GV
GV
HS
GV
Treo bảng phụ 1.
Quan sát bảng phụ, đọc to nội dung ghi nhớ.
Hãy xác định các danh từ lần lượt xuất hiện trong ví dụ trên ?
Xác định.
Gạch chân vào dưới các danh từ.
vua, tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Gia Lâm, Hà Nội, công ơn, làng, xã, huyện.
Nhìn về mặt hình thức, các danh từ này có gì khác nhau ? (Cách viết).
- Có danh từ viết hoa, có danh từ viết thường.
- Sắp xếp các danh từ đó thành 2 cột khác nhau.
Trên cột DT viết thường, có các từ vua, đền thờ ... Vậy em hiểu vua là gì? Đền thờ là gì?
- Vua: Là người đứng đầu của nhà nước thời phong kiến.
- Đền thờ: Là nơi thờ các thần thánh.
NVĐ: Khi cô nói, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vua và đền thờ thì em có biết mình tìm hiểu vị vua nào và đền thờ nào không ?
Không. Vì nó rất chung chung ta sẽ ko biết cụ thể vua đó là vua nào ? đền thờ nào ?
Cũng như khi nói: làng, xã, huyện chúng ta cũng không hiểu đó là làng, xã, huyện nào ?
Những danh từ này gọi là DT chung.
Vậy danh từ chung là gì ?
Nêu.
Quan sát vào cột DT viết hoa.
Hãy cho biết đâu là danh từ chỉ tên riêng và đâu là danh từ chỉ địa danh ?
Xác định.
- Tên riêng: PĐTV (vị thiên vương ở làng Phù Đổng).
- Địa Danh: Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
Vậy thế nào là DT riêng ?
Trả lời.
Nhận xét về cách viết các danh từ riêng này?
Nhận xét.
Bài tập nhanh (bảng phụ 1).
- Tên người, địa danh Trung Quốc phiên âm qua từ Hán Việt: Mao Trạch Đông, Bắc Kinh.
- Tên người, địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp Alếchxây MácximôvíchPêskốp,Lêôna Đờvanhxi; Mixixipi, Đanuýp,... (hoặc Mi-xi-xi-pi, Đa-nuýp).
- Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo,..
Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ, địa danh nước ngoài ?
Nêu nhận xét theo từng loại ví dụ.
Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là danh từ chung và danh từ riêng ? Cách viết các danh từ riêng ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc to nội dung ghi nhớ 2 lần.
Lưu ý: Có những trường hợp danh từ chung lại được viết hoa (Hồ Chí minh - tên Người là cả một niềm thơ).
- DT chung “người” chỉ Hồ Chí Minh.
- Cách viết như vậy để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta đối với Bác Hồ.
Bài tập 1 yêu cầu làm gì ?
Xác định danh từ chung và danh từ riêng.
- Xác định.
- Nhận xét.
Đọc các đoạn văn a, b, c.
Hãy cho biết các từ in đậm có phải là danh từ riêng không ? Vì sao ?
- Giải thích.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá, kết luận.
- Đọc to, rõ ràng.
- Nghe, viết.
- Kiểm tra bài viết của vài HS.
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ: SGK T108.
* Nhận xét:
a. Xác định danh từ chung và danh từ riêng:
- Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
-> Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.
- Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- > Danh từ riêng: là tên riêng chỉ người, địa danh,...
b. Quy tắc viết danh từ riêng:
- Tên người, tên địa lý Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
- Tên người, tên địa lý nước ngoài: + Phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận, có dấu gạch nối giữa các tiếng (Mi-xi-xi-pi,..)
+ Phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng (Mao Trạch Đông, Tôn Trung Sơn)
- Tên tổ chức, cơ quan, đoàn thểviết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận (Trường Trung học cơ sở Pu Sam Cáp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Liên hợp quốc,...)
2. Ghi nhớ: SGK T109.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- DT chung: ngày xưa; miền; đất; nước; thần; nòi; rồng; con trai; tên.
- DT riêng: Lạc Việt; Bắc Bộ; Long Nữ; Lạc Long Quân.
2. Bài tập 2.
a, b. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa My, Út (danh từ chung) -> danh từ riêng (gọi tên của các nhân vật trong truyện).
c. cháy: (động từ) –> danh từ riêng (gọi tên địa phương).
3. Bài tập 4.
Viết chính tả văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
4. Củng cố:
	- Hãy lên bảng điền vào bảng phân loại danh từ theo sơ đồ (bảng phụ 2 SGV T164). GV kiểm tra, sửa sai -> GV khắc sâu kiến thức qua sơ đồ.
 5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 3. 
- Nhớ lại đề kiểm tra văn 1 tiết, trả lời các câu hỏi. Tiết sau học tiết trả bài.
Ngày soạn:20/10/2016
Ngày giảng:26/10/2016
Tiết 42 TRẢ BÀI KỂM TRA VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
Học sinh nhận rõ ưu khuyết điểm bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết tiếp theo.
2. Kĩ năng:	
Luyện kĩ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.
3. Thái độ:	
Tích hợp với các văn bản truyện cổ tích đã học với các khái niệm danh từ.
B. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bài chữa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
	Chuẩn bị đề cương cho bài kiểm tra văn.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ:
	Kiểm tra xác suất việc chữa bài của học sinh.
3. Bài mới:	
	* Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã làm baì kiểm tra văn. Vâỵ để các em nhận ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để bài sau đạt kết quả cao hơn tiết học này cô trò ẽ cùng đi trả bài.
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS
GV
?
HS
GV
Đọc lại đề bài.
Viết đề bài lên bảng.
Nêu yêu cầu của từng câu ?
Trả lời theo câu hỏi.
Khái quát, chốt kết quả từng câu.
I. Đề bài + đáp án: 
1. Xác định yêu cầu của đề.
Câu 1: Trình bày khái niệm về truyện truyền thuyết ? Kể tên 2 truyện truyền thuyết mà em đã học ?
Câu 2: Điểm khác nhau giữa truyện truyền thuyết và t

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12210750.doc