Tiếng Việt:
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Khái niệm số từ và lượng từ
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
- Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
- Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị .
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
3. GD kỹ năng sống:
- Ra quyết định: Nhận ra được số từ và lượng từ để sử dụng đúng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Kỹ năng suy nghĩ – tư duy: Phân biệt được số từ và lượng từ.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và trao đổi về cách sử dụng số từ và lượng từ một cách phù hợp.
4.Thái độ:
- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
- Thái độ học tập nghiêm túc.
Ngày soạn: 24/11/2071 Ngày giảng: 29/11/2017 Tuần 13 - Tiết 52 Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Khái niệm số từ và lượng từ - Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. - Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ. - Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. - Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ. - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị . - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết. 3. GD kỹ năng sống: - Ra quyết định: Nhận ra được số từ và lượng từ để sử dụng đúng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. - Kỹ năng suy nghĩ – tư duy: Phân biệt được số từ và lượng từ. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và trao đổi về cách sử dụng số từ và lượng từ một cách phù hợp. 4.Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt . - Thái độ học tập nghiêm túc. 5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... . IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là cụm danh từ? cho ví dụ? Câu 2: Cấu tạo đầy đủ của CDT gồm có mấy phần đó là những phần nào? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong ngữ pháp tiếng Việt, tuy chưa được sử dụng rộng rãi như danh từ, động từ, tính từ, nhưng số từ và lượng từ cũng được dùng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về hai từ loại này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Tiến trình tổ chức các hoạt động Phần ghi bảng Hoạt động I: Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ. Gọi HS đọc VD SGK . Các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu ? Bổ sung ý nghĩa cho các danh từ Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì ? Đứng trước DT khi biểu thị số lượng Đứng sau DT khi biểu thị số thứ tự Trong VD a từ "đôi" trong "một đôi" có phải là số từ không? Vì sao ? Không. Vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí DT chỉ đơn vị. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ "đôi " ? Ví dụ : cặp, tá , chục,... Qua xét ví dụ trên em hiểu gì về số từ ? .Hoạt động II: Nhận diện và phân biệt số từ và lượng từ . Nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và khác nghĩa của số từ ? + Giống: Đứng trước danh từ + Khác: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vậy Vậy theo em lượng từ là gì?Ví dụ? Từ cách hiểu về lượng từ trên, hãy tìm theo nhiều lượng từ khác. + HS thảo luận theo tổ để trả lời. Hãy nhận xét về cách phân loại lượng từ? + Có 2 nhóm: Chỉ ý nghĩa toàn thể Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối Vậy lượng từ là gì? Người ta chia lượng từ như thế nào? .Hoạt động III: Luyên tập Bài tập 1/129: Nói yêu cầu bài tập Yêu cầu HS tìm số từ, xác định ý nghĩa. Bài tập 2/129: GV nêu yêu cầu bài tập 2. Các từ in đậm được dùng với ý nghĩa như thế nào? Bài tập 3/129: Chú ý hai từ “từng”, “mãi” Tìm hiểu ý nghĩa của hai từ trên Hai từ đó được dùng giống và khác nhau như thế nào? I. Số từ: 1. Ví dụ *VD a SGK/128 Hai chàng , một trăm ván cơm nếp , một trăm nệp bánh chưng ,chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi. => Biểu thị số lượng và đứng trước danh từ * VD b SGK/128 - thứ sáu => Biểu thị số thứ tự và đứng sau danh từ. *Phân biệt: + Có thể viết: một trăm con lợn + Không thể viết: một đôi con lợn. Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số lượng 2.Kết luận : Ghi nhớ (SGK/128) II. Lượng từ : 1. VD: SGK/129 Những từ: Các, những, cả, mấy đứng trước danh từ, Chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật à gọi là lượng từ. 2. Phân loại: -Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả , tất cả , hết thảy,... -Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp: các, những, ... - Lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối: mỗi, từng... 3. Ghi nhớ SGK/129 III. Luyện tập : Bài 1:SGK/129 Các số từ là Một (canh), hai (canh), lại ba (canh) à Số từ chỉ số lượng (Canh) bốn, (canh) năm àSố từ chỉ thứ tự Sao vàng năm cánh àSố từ chỉ số lượng Bài 2:SGK/129 Trăm, ngàn, muôn àđều được dùng để chỉ số lượng "nhiều", "rất nhiều ". Bài 3: SGK/129 Phân biệt sự khác nhau của mỗi, từng : - Giống: Tách ra từng sự vật, từng cá thể. - Khác: + từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. + mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý lần lượt. 4.Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học. - Số từ là gì? Đặt câu có số từ chỉ số lượng và thứ tự. - Lượng từ là gì? Phân nhóm lượng từ. 5.Hướng dẫn tự học: - Học thuộc hai ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập 1,2,3 trong sgk/129,130. - Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng: Ngày soạn: 25/11/2017 Ngày giảng: 01/12/2017 Tiết 54 - Bài 12 Tập Làm Văn: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kĩ năng: - Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. 3. GD Kỹ năng sống: - Giao tiếp: Trình bày ý tưởng, trao đổi về các đề văn và cách kể chuyện tưởng tượng trong văn tự sự. - Suy nghĩ sáng tạo: tưởng tượng, xử lý thông tin để tạo lập được một câu chuyện tưởng tượng đúng phương pháp. 4.Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu mến môn học. - Thái độ học tập nghiêm túc 5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV: Lập dàn ý cho đề bài số 1 và 3 SGK/134 . III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... . VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Số từ là gì? Đặt câu khi số từ đứng trước và số từ đứng sau. - Lượng từ là gì? Lượng từ được chia làm mấy nhóm? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Văn tự sự có nhiều yếu tố tưởng tượng sẽ giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và giàu ý nghĩa biểu hiện. Hôm nay cô sẽ giới thiệu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . Tiến trình tổ chức các hoạt động Phần ghi bảng Hoạt động I: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng : *Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Chân ,tay, tai, mắt so bì với lão Miệng (không làm gì mà vẫn được ăn ngon). Cả bọn không làm gì nên lão Miệng không có cái để ăn. Cuối cùng mới vỡ lẽ ra: nếu Miệng không có ăn thì chúng không có sức. Thế rồi cả bọn cho lão Miệng ăn vào và chúng có lại sức khỏe... Tất cả lại hòa thuận. Trong truyện người ta đã tượng tượng những gì? Chi tiết nào dựa vào sự thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra? Chức năng của các bộ phận trên cơ thể là sự thật (miệng để ăn, tay chân để làm,...) còn chúng nói chuyện được với nhau là tưởng tượng. Vậy ta tưởng tượng nhằm mục đích gì? Theo em, tưởng tượng có phải tuỳ tiện hay không? Hay vì nhằm mục đích gì? Không. Phải dựa vào logic tự nhiên. Tóm lại thế nào là tưởng tượng? *Truyện “Lục súc tranh công” + Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công” Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì? Những tưởng tượng ấy dựa trên cơ sở sự thật nào? Tưởng tượng: các con vật biết nói. Có suy nghĩ, hành động như con người. Thực tế: thức ăn, công việc của các con vật. Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? *Truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu” . Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? Thể hiện ý nghĩa của phong tục bánh chưng bánh giầy. Qua các ví dụ trên, em hãy suy nghĩ cách kể chuyện tưởng tượng? -Dựa trên 1 sự thật nào đó -Thể hiện 1 ý nghĩa Thế nào là tưởng tượng? Cách kể chuyện tưởng tượng? .Hoạt động II :Hướng dẫn HS luyện tập * Đề 1/ 134 SGK GV gợi ý: Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện đại ngày nay. + Tượng tưởng: Sử dụng những trang thiết bị hiện đại như vũ khí tối tân, máy bay, tên lửa,... + Vẫn đảm bảo nội dung cốt truyện: cảnh ngập lụt, thiên tai... và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh GV cho HS thảo luận trong 5 phút theo nhóm và trình bày dàn bài. Đề 3 / 134 SGK + GV gợi ý: Chọn một trong số các con vật trên Ví dụ, con Vàng Anh, cá vàng, chuột, rắn.. + Những thú vị: Được ở trong lồng tre cầu kỳ, xinh đẹp, nơi ở bên một cành cây Hoàng Lan râm mát, thức ăn sang trọng, ngon, đắt tiền + Những rắc rối: có khi cô chủ quên cho ăn, bỏ quên ngoài vườn + Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ trường lớp mong ước quay lại làm người để sống thoài mái . GV hướng dẫn tìm ý đề HS về lập dàn bài chi tiết hơn. I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng : 1:Tóm tắt : Truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. - Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết đi, nói, hành động . - Làm nổi bật ý nghĩa : Trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được . - Tưởng tượng là do người kể nghĩ ra nhưng phải có một ý nghĩa nào đó. 2. Cách kể chuyện tưởng tượng: Truyện : “Lục súc tranh công” . - Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công, so bì nhau . - Ý nghĩa : Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau . Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” - Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. - Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết . à tưởng tượng phải dựa vào những điều có thật trong cuộc sống, hoặc dựa trên cơ sở một sự thật nào đó. * Ghi nhớ ( SGK /133) II. Luyện tập: Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau: * Đề 1/ 134 SGK a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc: ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . - Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn . - Cảnh Sơn Tinh thời này chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy động sức mạnh tổng lực : xe ủi, máy xúc, máy bay, thuyền, điện thoại .. - Cảnh cả nước quyên góp đồng bào bão lụt . c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 . * Đề 3 / 134 SGK a. Mở bài: Giới thiệu về nguyên nhân và lỗi lầm mà mình đã phạm phải. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. - Bị hóa thành con chuột. - Thú vị: Được ở trong lồng tre cầu kỳ, xinh đẹp, nơi ở bên một cành cây Hoàng Lan râm mát, thức ăn sang trọng, ngon, đắt tiền + Những rắc rối: có khi cô chủ quên cho ăn, bỏ quên ngoài vườn + Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ trường lớp c. Kết bài: Thể hiện mong muốn được làm người, tự hứa sẽ cố gắng không phạm phải những sai lầm để bị trừng phạt. 4.Củng cố: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 5.Hướng dẫn tự học : - Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Làm hoàn chỉnh bài tập 1/134 vào vở bài tập. - Soạn “Ôn tập truyện dân gian”: Trả lời 6 câu hỏi trong sgk/134,135
Tài liệu đính kèm: