Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 59: Con hổ có nghĩa

CON HỔ CÓ NGHĨA

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại văn học trung đại.

 - Ý nghĩa truyện đề cao đạo lí, cái nghĩa tình, giá trị của đạo làm người trong truyện Con hổ có nghĩa.

 - Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghê thuật nhân hóa.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.

 - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “con hổ có nghĩa”

 - Kể lại được truyện.

 3. Thái độ:

 Giáo dục HS lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 59: Con hổ có nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14 - Tiết CT 59
Tuần 15
CON HỔ CÓ NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại văn học trung đại.
 - Ý nghĩa truyện đề cao đạo lí, cái nghĩa tình, giá trị của đạo làm người trong truyện Con hổ có nghĩa.
 - Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghê thuật nhân hóa. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại. 
 - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “con hổ có nghĩa”
 - Kể lại được truyện. 
 3. Thái độ:
 Giáo dục HS lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Nắm thể loại truyện trung đại.
- Nội dung và ý nghĩa truyện, vài nét nghệ thuật viết truyện trung đại.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ.
 2. Học sinh: SGK, vở BT, chuẩn bị theo yêu cầu tiết 55.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 2. Kiểm tra miệng: Thông qua
 3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: giới thiệu bài
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích.
 *GV Hướng dẫn HS đọc: giọng đọc, kể gợi không khí li kì, xúc động. 
*Hướng dẫn HS đọc theo hai đoạn:
 - 1. Từ đầu “ mới sống qua được”.
 - 2. “ Người kiếm củi ” đến hết.
* Gọi HS đọc và nhận xét về cách đọc.
* Cho HS kể tóm tắt truyện.
 + Kể chuyện bằng lời kể của mình. 
 - Một con hổ đực xông tới cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ đã đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
 - Một con hổ bị hóc xương được bác tiều phu cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều hổ đem dê hoặc lợn đến tế. 
?. Văn bản này thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt là gì?
 +HS nêu:
 Thể loại: truyện trung đại Việt Nam được viết bằng văn xuôi chữ Hán có đan xen yếu tố kí và sử.
 à Phương thức biểu đạt: tự sự 
? Nêu vài nét về tác giả?
+HS trình bày - nhận xét.
*Cho HS nêu nghĩa của các từ: SGK/143 và 144
 + Trình bày theo SGK/143,144
?.Văn bản có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
 - Đoạn 1 nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ.
 - Đoạn 2 kể về việc con hổ có nghĩa với bác tiều phu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
?. Ở đoạn truyện thứ nhất, hổ gặp phải điều gì?
? Hổ đã làm gì để giải quyết việc đó?
- Đi tìm bà đỡ: lao tới, chạy như bay xuyên qua bụi rậm gai góc => khẩn trương, quyết liệt.
? Ý nghĩa của hành động đó?
- Thuỷ chung, thân thiết.
? Hổ đã cư xử với bà đỡ Trần ntn?
 + HS trình bày: 
- Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái: xông đến cõng.
- Hành động, cử chỉ của hổ đực: bảo vệ, giữ gìn bà “Hễ gặp bụi rậm. gai gốc thì dùng chân đi trước rẽ lối chạy vào rừng sâu.”
- Cách đền ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém. 
? Điều đó cho thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ ntn?
- Biết ơn, quý trọng.
?. Chuyện gì đã xảy ra với con hổ thứ hai? 
- Hổ gặp nạn (hóc xương) và được bác tiều móc xương cứu sống.
- GV: Bác tiều phu đã tự mình giúp hổ thoát nạn -> tự giác, can đảm.
=> Đề cao cái nghĩa của con người với loài vật.
? Hổ trắng đã trả nghĩa bác tiều phu như thế nào?
- Hổ đã đền ơn bác tiều: khi bác còn sống, hổ mang nai đến trả ơn; khi bác tiều mất, hổ tỏ lòng xót thương, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó cứ đến ngày giỗ thì hổ mang dê, lợn đến tế.
?. Chuyện con hổ với bác tiều so với truyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
 + Hổ trước đền ơn một lần là xong, hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân chết.
**GV Chốt ý: Có sự nâng cấp trong khi nói về cái nghĩa của con hổ sau so với con hổ trước: Hổ trước đền ơn một lần là xong, hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân chết. Như thế thì việc kết cấu truyện có hai con hổ không phải là trùng lặp mà đó là một cách để nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
? Nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật.
? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”?
 + HS nêu: Hổ là chúa sơn lâm - Một con vật nổi tiếng hung dữ tàn bạo mà còn biết ân nghĩa huống chi là con người, thể hiện ý đồ văn chương, tăng hàm ý của truyện, toát lên ý nghĩa ngụ ngôn.
 **G V. Chốt ý 
?. Qua nội dung ý nghĩa gì từ truyện, em rút ra điều gì cần có trong cuộc sống con người 
 + HS trình bày: Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
*Cho HS liên hệ thực tế trong học tập, trong cuộc sống.
 +HS trình bày - nhận xét
**GV chốt ý ghi
I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 
 1. Đọc và kể tóm tắt:
2. Chú thích:
 a)Thể loại: truyện trung đại Việt Nam: SGK/143
 - Phương thức biểu đạt: tự sự.
 b) Tác giả: 
 Vũ Trinh (1759 -1828) người trấn Kinh Bắc, làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn.
 c)Từ khó: 
3) Bố cục: Có hai đoạn
II.Tìm hiểu văn bản:
A. Nội dung
 1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
- Cách mời: xông đến cõng
- Hành động, cử chỉ: bảo vệ, giữ gìn bà.
- Cách đền ơn: cung kính, lưu luyến tặng bà đỡ Trần một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
 => Biết ơn, quý trọng. Đền ơn một lần. 
 2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
 Đền ơn bằng thịt rừng khi sống và cả đến lúc bác tiều chết.
 => Đền ơn mãi mãi - tấm lòng thuỷ chung bền vững của hổ đối với ân nhân.
B. Nghệ thuật:
 - Nghệ thuật nhân hóa.
 - Xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn. 
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp (khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm).
C. Ý nghĩa
 Đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
* Ghi nhớ: SGK/144
 4. Tổng kết: 
 - Xem tranh kể minh họa theo tranh.
 - Đọc lại Ghi nhớ SGK /144
? Nêu bài học rút ra từ truyện?
- Sống phải có nghĩa có tình, có ơn phải trả ơn 
 5. Hướng dẫn học tập: 
 * Đối với bài học ở tiết học này:
 - Đọc kĩ lại văn bản, tập kể tóm tắt và kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
 - Học thuộc nội dung bài ghi, ghi nhớ sgk /144
 - Khái niệm truyện trung đại Việt Nam
 * Đối bài học ở tiết học tiết theo:
 - Chuẩn bị bài mới: MẸ HIỀN DẠY CON
 + Đọc kĩ văn bản SGK/150
 + Trả lời các câu hỏi SGK/152
V. PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Con ho co nghia_12209302.doc