Tiết 91: Tiếng Việt: NHÂN HÓA
I/ Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng của nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Biết cách sử dụng nhân hóa trong nói và viết.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành cho HS:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
II/ Các phương pháp kỹ thuật dạy học sử dụng:
- Phương pháp: Phân tích ví dụ mẫu, luyện tập theo mẫu, tích hợp liên môn, nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật động não.
Ngày soạn: 14/02/2017 Ngày dạy : 24/02/2017 Tuần 23 Tiết 91: Tiếng Việt: NHÂN HÓA I/ Mục tiêu bài dạy: 1.Kiến thức: - Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - Hiểu được tác dụng của nhân hóa. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. - Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, con người. - Biết cách sử dụng nhân hóa trong nói và viết. 4. Định hướng các năng lực cần hình thành cho HS: - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. - Năng lực ngôn ngữ. II/ Các phương pháp kỹ thuật dạy học sử dụng: - Phương pháp: Phân tích ví dụ mẫu, luyện tập theo mẫu, tích hợp liên môn, nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật động não. III/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ, đọc tài liệu tham khảo. - Học sinh: SGK, học bài cũ, soạm bài mới theo các câu hỏi tìm hiểu SGK. IV/ Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: ( 1 phút ) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) ? Em hãy cho cô biết so sánh là gì? Và hãy tìm phép só sánh trong hai câu sau: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa ”. - Dự kiến câu trả lời: + So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sứ gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Phép só sánh trong 2 câu trên đó là so sánh ngang bằng: mặt trời – hòn lửa 3. Bài mới: Trong ví dụ vừa nãy, ngoài phép só sánh thì còn một phép tu từ nữa đó là phép nhân hóa. Vậy nhân hóa là gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. TG Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS ND cần đạt 15 phút èHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân hóa là gì? - Đưa ví dụ SGK trang 56. - Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ của Trần Đăng Khoa. * Yêu cầu HS quan sát ví dụ trên bảng phụ. - Em hãy kể tên các sự vật được nói đến trong khổ thơ? - Các sự vật ấy được gán cho hành động gì? - Những từ ngữ trên vốn dùng để miêu tả hành động của ai? - Cách gọi tên các sự vật có gì khác? ( Gợi ý: Bầu trời được gọi bằng gì? Từ “ Ông ” thường được dùng để gọi ai. Còn gọi mía, kiến như thế nào?). - Cách tả và gọi đối tượng trên gọi là nhân hóa. Vậy em hiểu như thế nào là nhân hóa? * Để biết các nhà thơ, nhà văn dùng cách nhân hóa như vậy để làm gì thì bây giờ các em quan sát lại đoạn thơ. ? Ngoài cách diễn đạt “ ông trời mặc áo giáp đen, mía, kiến” em thấy ta có thể dung cách diễn đạt nào khác nữa? S Thảo luận theo bàn ( 2 phút). * Theo em, hai cách diễn đạt trên cách nào hay hơn? Vì sao? - Qua tìm hiểu, em hãy cho biết phép nhân hóa có tác dụng gì? - Gọi HS cho ví dụ về phép nhân hóa ( Yêu cầu 1 em tự đặt câu có nhân hóa, 1 em tìm phép nhân hóa trong một số văn bản đã học ) và nêu tác dụng của nhân hóa trong ví dụ em đã cho. → Với biện pháp nhân hóa, các nhà thơ nhà văn đã làm cho những vật vốn vô tri, vô giác có những hành động, thuộc tính, tình cảm của con người, giúp cho cảnh vật trở nên sống động. - Gọi HS đọc lại ghi nhớ 1 SGK. Để củng cố kiến thức nội dung vừa học các em hãy làm bài tập 1 phần luyện tập? *Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - Phép nhân hóa trong đoạn thơ thể hiện qua các từ ngữ nào? Nêu tác dụng của phép nhân hóa. èHoạt động2: Hướng dẫn HS các kiểu nhân hóa. * Treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ - Gọi HS đọc các ví dụ THẢO LUẬN NHÓM ( 2’ ) ? Dựa vào các ví dụ, em hãy cho biết sự vật nào được nhân hóa và chúng được nhân hóa bằng cách nào? S Gợi ý: Sự vật nào được nhân hóa? Những từ: Lão, bác, cô, cậu vốn dùng để gọi ai? Còn ở đây dùng gọi cái gì? (Gọi tên các bộ phận nhân hóa cơ thể nhân hóa.). Từ đó em hãy rút ra kiểu nhân hóa được sử dụng ở đây. Trong ví dụ b, sự vật nào được nhân hóa? Từ nào chỉ hoạt đông tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của tre? Vậy em hãy gọi tên cho kiểu nhân hóa có trong ví dụ. Sự vật nào được nhân hóa trong ví dụ? Từ “ơi” vốn dùng để xưng hô với ai?... Nhưng trong bài ca dao tác giả lại dùng để xưng hô với con vật nào? ? Qua tìm hiểu các em hãy cho cô biết nhân hóa có mấy kiểu? Đó là những kiểu nào? - Gọi HS đọc lại 2 ghi nhớ * TÍCH HỢP LIÊN MÔN ÂM NHẠC: HS lắng nghe bài hát “ Con chim vành khuyên” của Hoàng Vân. Em hãy tìm biện pháp nhân hóa có trong lời bài hát Có con chim vành khuyên nhỏ...chim gặp chị sáo nâu “Chào chị!” và cho biết kiểu nhân hóa. èHoạt động 3: Luyện tập - Gọi HS đọc bài tập 2 trang 58. Theo em, hai cách diễn đạt trên, cách nào hay hơn? Vì sao? Bài tập 3 tương tự như bài tập 2, các em về nhà làm bài này. Bây giờ chúng ta làm bài tập 4. Gọi HS đọc bài tập 4. Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập. Lần lượt gọi hs làm các yêu cầu. Câu c: về nhà. - Các em hãy viết một đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa trong thời gian 5 phút và trình bày đoạnvăn của mình. (Chỉ phép nhân hóa và chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?) - Gọi HS đọc đoạn văn, chỉ ra phép nhân hóa và kiểu nhan hóa đã dùng. - Cho HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung(nếu có). - GV nhận xét, sũa chữa... Nhà c - HS đọc - HS trả lời: Trời, mía, kiến. - HS trả lời: + Trời → mặc áo giáp, ra trận + Mía → múa gươm + Kiến → hành quân - Vốn dùng để chỉ hành động của con người trong chiến đấu. - HS trả lời: + Gọi Trời bằng ông → Dùng loại từ gọi người để gọi vật. + Cây mía, kiến: Gọi tên bình thường. - Nhân hóa là gọi hoăc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. - HS trả lời: + Bầu trời đầy mây đen. + Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. + Kiến bò đầy đường. - HS trả lời: + Cách diễn đạt của nhà thơ hay hơn. Vì nhân hóa làm cho các sự vật được miêu tả trở nên sống động gần gũi với con người. Đồng thời qua đó thể hiện cách nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu của nhà thơ đối với các sự vật, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ ( biểu hiện được suy nghĩ, tình cảm của con người). + Còn ở cách diễn đạt như em đã nêu chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật. - HS trả lời: Có tác dụng làm cho thế giới loài vật, cây cối , đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - HS suy nghĩ, tìm hiểu trả lời. - HS đọc ghi nhớ - HS trả lời: + Phép nhân hóa trong đoạn thơ được thể hiện bằng các từ ngữ: đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn. + Tác dụng: Làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn;quang cảnh được miêu tả trở nên sống động khiến ta dễ dàng hình dung ra cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng. - HS trả lời: + Câu a sự vật được nhân hóa là: Miệng, mắt, tai, chân, tay. Những sự vật này được nhân hóa qua những từ: lão, bác, cô, cậu. Những từ ngữ ấy vốn dùng để gọi tên các bộ phận trong cơ thể người. →Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Câu b sự vật được nhân hóa là: Tre. Những sự vật này được nhân hóa qua những từ: chống lại, xung phong, giữ. Những từ ngữ ấy vốn dùng để chỉ hoạt động, tính chất của người. →Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất vật. + Câu c sự vật được nhân hóa là: Trâu. Những sự vật này được nhân hóa qua từ: ơi. Từ ơi vốn dùng để trò chuyện xưng hô với nhau giữa con người. → Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - HS trả lời: Có 3 kiểu + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Bác, cô, anh, chị: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Ngoan ngoãn, dạ, vâng, lễ phép, chào, ngoan, gọi, bảo: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. + Đoạn văn bài tập 1 ▪ Đông vui ▪ Tàu mẹ, tàu con ▪ Xe anh, xe em ▪ Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra ▪ Bận rộn + Đoạn văn bài tập 2 ▪ Rất nhiều tàu xe ▪ Tàu lớn, tàu bé ▪ Xe to, xe nhỏ ▪ Nhận hàng về và chở hàng ra ▪ Hoạt động liên tục → Ở bài tập 1 sử dụng nhiều phép nhân hóa nên đoạn văn sinh động và gợi cảm hơn. - HS trả lời: + Câu a ▪ Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách trò chuyện xưng hô với núi như với người qua những từ như: ơi. ▪ Tác dụng: Giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. + Câu b ▪ Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. ▪ Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh. + Câu d ▪ Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất bộ phận của người để chỉ cho vật.( trong ví dụ này dùng chỉ cây xà nu ). - HS suy nghĩ viết văn. - HS trình bày - Nhận xét, sữa chữa. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. I. Nhân hóa là gì? - Nhân hóa là gọi hoăc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. - Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật, cây cối , đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. II. Các kiểu nhân hóa. - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. III. Luyện tập. IV. Dặn dò, hướng dẫn học bài ( 1 phút ) Nắm được như thế nào về nhân hóa và tác dụng của nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa? Hoàn thành tất cả các bài tập vào vở. Đọc kĩ các văn bản ví dụ và soạn các câu hỏi tìm hiểu để tiết sau học bài Phương pháp tả người. V. Rút khinh nghiệm: Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2017 SINH VIÊN LÊ THỊ XUÂN
Tài liệu đính kèm: