Giáo án môn Ngữ văn 7 - Đặc điểm của văn bản nghị luận

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Người soạn: Nguyễn Huy Thái

Ngày soạn: 22/10/2017

Lớp dạy:

I. Mục tiêu cần đạt

1) Kiến thức:

- Nhận biết rõ đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

2) Kĩ năng:

- Xác định được luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.

- Biết sử dụng luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận cho một đề bài cụ thể.

3) Thái độ:

- Ý thức học tập nghiêm túc, lựa chọn cách lập luận, tìm dẫn chứng tạo ra hiệu quả giao tiếp bằng văn bản nghị luận.

 II. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu bài học, tài liệu tham khảo

 - HS: Chuẩn bị bài học, ôn lại kiến thức có liên quan

 

docx 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Người soạn: Nguyễn Huy Thái
Ngày soạn: 22/10/2017
Lớp dạy:
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:
- Nhận biết rõ đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
Kĩ năng:
- Xác định được luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Biết sử dụng luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận cho một đề bài cụ thể.
Thái độ:
- Ý thức học tập nghiêm túc, lựa chọn cách lập luận, tìm dẫn chứng tạo ra hiệu quả giao tiếp bằng văn bản nghị luận.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Nghiên cứu bài học, tài liệu tham khảo
	- HS: Chuẩn bị bài học, ôn lại kiến thức có liên quan
	III. Tiến trình giờ dạy
Thời gian
Nội dung bài học
Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là văn nghị luận?
Trình bày 1 đoạn văn nghị luận mà em đã sưu tầm được theo yêu cầu của bt3?
- Hs trả lời
Hoạt động 2:
Giới thiệu bài mới
- Tiết trước chúng ta đã được đi tìm hiểu chung về văn bản nghị luận, vậy văn bản nghị luận có những yếu tố cơ bản nào, những yếu tố đó có liên quan đến nhau như thế nào. Tiết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
- Hs lắng nghe
Hoạt động 3:
Dạy học bài mới
Luận điểm, luận cứ và lập luận
Luận điểm
*Văn bản :
“Chống nạn thất học”
- Chống nạn thất học ->ý chính.
- Được trình bày dưới dạng nhan đề.
- Các câu văn cụ thể hoá ý chính:
+Mọi người VN...
+Những người đã biết chữ...
+Những người chưa biết chữ...
- Ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
-Muốn thuyết phục ý chính phải rõ ràng, sâu sắc, có tính phổ biến (v.đề được nhiều người quan tâm).
Ý chính là Luận điểm
=>Luận điểm: ghi nhớ (sgk-19 ).
Luận cứ
- Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, d.chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.
- Lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản Chống nạn thất học:
+Do chính sách ngu dân...
+Nay nước độc lập rồi...
- Muốn cho người đọc hiểu và tin, cần phải có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, chặt chẽ.
- Muốn có tính thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn và tiêu biểu.
 Lí lẽ, dẫn chứng gọi là luận cứ.
=>Luận cứ: ghi nhớ (sgk-19 ).
Lập luận
- Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành những lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày 1 cách hợp lí để làm rõ luận điểm.
- Trình tự sắp xếp, trình bày ý của văn bản Chống nạn thất học: 
+ Nêu lí lẽ, dẫn chứng: Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên nhân dân VN bị thất học. Nay độc lập muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng cao dân trí.
+ Nêu cách chống nạn thất học: Những người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.
Trình tự, sắp xếp lời văn hợp lí gọi là lập luận
=> Lập luận: ghi nhớ (sgk-19 ).
*Ghi nhớ: sgk (19 ).
PPDH: Vấn đáp
HTTCDH: Toàn lớp
- Gọi hs đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”
? Theo em ý chính của bài viết là gì?
? Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào ?
 ? Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?
? Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ?
? Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì ?
GV: Trong văn nghị luận người ta gọi ý chính là luận điểm.
? Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tương, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễm đạt sáng tỏ, dể hiểu, nhất quản. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
? Người viết triển khai luận điểm (ý chính ) bằng cách nào ?
? Em hãy chỉ ra các lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản Chống nạn thất học ?
?Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? 
=> Luận điểm thường mang tính khái quát cao. Vì thế cần phải có hệ thống luận cứ cụ thể, sinh động, chặt chẽ. 
VD: Chống nạn thất học, Tiếng Việt giàu và đẹp, Non sông gấm vóc. Vì thế:
Gv: Có thể tạm so sánh2 luận điểm như xương sống, lí lẽ dẫn chứng như xương sườn, xương các chi, còn lập luận như da thịt, mạch máu của bài văn nghị luận.
? Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
? Vậy em hiểu thế nào là luận cứ ?
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiểu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
? - Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt dưới những hình thức nào và có tính chất gì ?
? Em hãy chỉ ra trình tự sắp xếp, trình bày ý của văn bản Chống nạn thất học ?
=> Tóm lại: trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học và chống nạn thất học để làm gì. Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học. Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Người ta sẽ hỏi: Vậy chống nạn thất học bằng cách nào ? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải quyết việc đó. Cách sắp xếp như trên chính là lập luận. Lập luận như vậy là chặt chẽ.
? Vậy em hiểu lập luận là gì ?
 => Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
- Hs đọc bài
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs đọc ghi nhớ 
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs đọc ghi nhớ
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: 
Luyện tập thực hành
II-Luyện tập:
 Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
-Luận điểm: chính là nhan đề.
-Luận cứ:
+Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.
+Luận cứ 2: Có ng biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
-Lập luận: 
+Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.
+Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.
+Một thói quen xấu ta thg gặp hằng ngày...
rất nguy hiểm.
+Cho nên mỗi ng... cho xã hội.
=> Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với cuộc sống hiện tại.
PPDH: Thảo luận
HTTCDH: Nhóm
Chia lớp làm 4 nhóm
- Gọi hs đọc lại văn bản: “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội” (bài 18 ).
? Cho biết luận điểm ?
-Luận cứ ?
- Lập luận?
? Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy?
- Gv: Quan sát quá trình làm việc của hs, đưa ra nhận xét, chốt ý.
- Hs thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét chéo
Hoạt động 5:
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
 - Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Hs chú ý, ghi chép.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 19 Dac diem cua van ban nghi luan_12261389.docx