Tiết 1 - Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỎ RA
Lí Lan
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3, THái độ : GD long kính yêu mẹ,long kính trọng thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
- HS: sgk, bài soạn, tập ghi
ề cách nói “ta với ta” của nhà thơ? So sánh với cụm từ như vậy trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. HS: “ta với ta” – tuy hai mà một, hai người bạn thân thiết đến nỗi coi bạn như bản thân mình. Khác với “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan là thể hiện nỗi cô đơn khắc khoải. GV: Chỉ khi đã dành cho nhau tình cảm chân thành, thắm thiết thì nhà thơ và bạn mình mới vui vẻ nói “ta với ta” được. HSKG ? Vậy tình bạn của nhà thơ là tình bạn như thế nào? HS: Tình bạn sâu sắc, bền chặt, chân thành. Gv: Đồng thời cũng rất tự nhiên, dân dã, không câu nệ, hình thức. Tình bạn ấy cao hơn vật chất. Cho dù không có chút vật chất nào nhưng những người bạn vẫn hết sức vui vẻ, quý mến nhau sau thời gian xa cách. *HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tổng kết Cho HS làm bài tập trắc nghiệm tìm ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. ? Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn của nhà thơ. Đó là quan niệm gì? HS: Tình bạn chân chính không màng đến vật chất. HSKG ? Quan niệm đó còn giá trị đến ngày hôm nay không? Vì sao? HS: Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nhiều người coi trọng vật chất và lợi ích cá nhân, quan niệm tình bạn đó càng có giá trị. GV: Bài thơ đã thực sự cho chúng ta một lời nhắn nhủ bổ ích, chân thành. HS tự học thuộc lòng bài thơ. I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả,TP: sgk/104 *Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), quê Yên Đổ (Hà Nam). - Học rộng, tài cao, đỗ đầu ba kì thi nên được Tam Nguyên Yên Đổ. - Làm quan cho nhà Nguyễn nhưng sau về ở ẩn. *Tác phẩm: 2, Đọc, chú thích 3, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. - Đây là một bài thơ hay viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến. 4,Bố cục: 3 phần + Câu: Giới thiệu sự việc bạn đến chơi + 6 câu tiếp: Trình bày hoàn cảnh của mình + Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Câu thơ thứ nhất - Giới thiệu sự việc. - Đã bấy lâu nay: thời gian dài - Bác: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện tình bạn thâm thiết. - Cách nói như một lời chào hỏi. 2 .Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà - Trẻ: đi vắng - Chợ: xa - Không thể đánh cá, bắt gà - Mọi thứ rau dưa đều chưa ăn được. - Trầu: không có. Þ Hoàn cảnh không có gì để tiếp bạn. * Nói quá, lời thơ giản dị, hóm hỉnh: nhằm giãi bày cuộc sống dân dã, đạm bạc. 3. Tình bạn của nhà thơ - Đậm đà, sâu sắc - Hồn nhiên, dân dã - Chân thành, cao đẹp (vượt lên vật chất) II. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. 2. Nội dung Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. IV. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Tự học Giải quyết vấn đề Tự học 4, Củng cố:GV khái quát lại ND bài học 5,Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và các tác giả khác. - Về ôn lại văn biểu cảm Ngày soạn; 15/10/2016 Ngày KT: 17/10/2016 Tiết 37,38 - Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS viết tốt bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài van biểu cảm 2. Kĩ năng: HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên,thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta 3,Thái độ :GD học sinh thái độ yêu thiên nhiên cảnh vật và có ý thức trong vieech bảo về thiên nhiên cảnh quan môi trường 4, HTPTNL:Giải quyết vấn đề,pT ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: -GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn - HS: sgk, bài soạn, tập ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3. Bài mới: A. Đề bài: GV chép đề lên bảng Loài cây em yêu. B. Định hướng 1. Thể loại: Văn biểu cảm 2. Nội dung: Viết về một loài cây bất kỳ mà em yêu thích Lưu ý: Phải bộc lộ được tình cảm của mình đối với loài cây đó. C. Dàn ý: 1. Mở bài (1,5đ) - Nêu loài cây mà em yêu thích - Lý do em yêu thích 2. Thân bài(6đ) - Những đặc điểm về hình dáng bên ngoài của cây (2đ) Độ cao thân cây,vỏ cây,dáng cây lá cây,ngọn cây,tán cây,rễ cây... - Các đặc điểm của cây,nơi thích nghi (2đ) - Tác dụng của hoa hoặc quả của cây:Cung cấp chât dinh dưỡng,tạo vẻ đẹp cảnh quan -Tác dụng của cây đối với môi trường - Giá trị của loài cây đó đối với đời sống con người (2đ) -So sánh tác dụng của cây với những loài - Sự tồn tại trong tương lai của cây 3. Kết bài: (1,5đ) - Tình yêu của em đối với loài cây đó ( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ ) 4,Củng cố : GV khái quát lại nD bài học 5, Hướng dẫn về nhà Xem lại các bước làm văn biểu cảm - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập - Học bài và làm bài tập bài Quan hệ từ và chuẩn bị bài Chữa lỗi quan hệ từ *ĐIỀU CHỈNH, RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 8/10/2016 Ngày dạy: 10/10/2016 Tiết 33 - Tiếng Việt: CHỮA LỖI VẾ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2.Kĩ năng: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. 3, Thái độ ; GD học sinh sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết 4,HTPTNL: II. CHUẨN BỊ: -GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn - HS: sgk, bài soạn, tập ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Quan hệ từ là gì ? Khi nói hoặc viết chúng ta dùng quan hệ từ ntn? ? Đặt câu có các cặp quan hệ từ “vì nên ” ; “ Sở dĩ là vì ” 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY HTPTNL *HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu các lỗi thường gặp ở quan hệ từ. ? Nhắc lại khái niệm về quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ? Hs : Trả lời. GV : Khắc sâu kiến thức. GV yêu cầu hs đọc mục 1 SGK HS: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm (5 phút) Có 4 lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ. Mỗi nhóm quan sát ví dụ ở từng mục, tìm lỗi sai trong cách dùng, sửa chữa. HS làm ra bảng phụ. GV: Nhận xét, cung cấp đáp án đúng. ? Qua các bài tập trên ta thấy trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào ? Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. Gv : Gọi 1 hs thực hiện ghi nhớ. * HOẠT ĐỘNG 2 Hướng dẫn luyện tập * Bài 1/107 ? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ? ? Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau: Hs : Lên bảng thực hiện. * Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng. Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày. * Bài 3/108: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh Câu 1 bỏ từ đối với Câu 2 bỏ từ với Câu 3 bỏ từ qua ? Nêu yêu cầu bài tập 4 ? (HSTLN) Thực hiên trên bảng. I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ 1. Thiếu quan hệ từ - Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác + Chữa lại : - Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác . 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. + Chữa lại - Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng . 3. Thừa quan hệ từ VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. Sửa : Bỏ từ “ đối với” 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết . VD1: Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người. (Bỏ từ “cho”) ® Thừa QHT VD2: Nam là một HS giỏi toàn diện, không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam Sửa: Nam là không những giỏi môn toán, mà còn giỏi về môn văn và nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó) * Ghi nhớ Sgk/ 107 II. LUYỆN TẬP Bài 1/107 Thêm quan hệ từ thích hợp ..Từ đầu đến cuối .( để) cho cha mẹ mừng Bài 2/107 Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng Như Dù Về Bài 3 Bài 4/108 Cho biết quan hệ từ dùng trong câu đúng hay sai : - a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) ; e(-) nên nói quyền lợi của bản thân mình ; g (-) Thừa từ của ; h(+) ; I(-) Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết Hợp tác Giải quyết vấn đề 4, Củ ng cố - Về nhà học ghi nhớ sgk Làm hết bài tập còn lại. Xem trước 3 bài thơ Đường và nắm đặc điểm thơ Đường. Cảm nghĩ trong đêm thanh tính, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Xa ngắm thác núi Lư. 5, Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị theo tổ, nhóm: * Có thể chia 3 nhóm để tìm hiểu bài thơ: Niêm luật, kẻ bảng luật vần bằng trắc N1: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” N2: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt trong bài “ Hồi hương ngẫu thư” N3: Tìm hiểu nguồn gốc thơ Đường, niêm luật bài “ Xa ngắm thác núi Lư” Nhận xét lớp dạy Tiết 34,35,36 - Văn bản: CHUYÊN ĐÈ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG ( 3 tiết) Tiết 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ ĐƯỜNG A. Mục tiêu bài học Trong chuyên đề về thơ Đường GV giúp HS nắm bắt đặc điểm thể loại thơ Đường, cảm thụ được vẻ đẹp của thơ Đường qua một số văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tính, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Xa ngắm thác núi Lư. - Ở tiết 1: Giúp HS nắm được thể thơ Đường qua ba bài thơ: đặc điểm, cách cảm thụ trên nền tảng luật thơ đã tìm hiểu tiết 22. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ Đường. B. Chuẩn bị - Gv: Bảng phụ - Hs: Bài soạn C. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài Xa ngắm thác núi Lư và nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? (Trả lời dựa vào ghi nhớ-sgk-112). 3.Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài *HOẠT ĐỘNG 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm những nội dung đã được chuẩn bị ở nhà: * Có thể chia 3 nhóm để tìm hiểu bài thơ: Niêm luật, kẻ bảng luật vần bằng trắc N1: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” N2: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt trong bài “ Hồi hương ngẫu thư” N3: Tìm hiểu nguồn gốc thơ Đường, niêm luật bài “ Xa ngắm thác núi Lư” HS trình bày kết quả đã thực hiện ở nhà Nhận xét của HS GV nhận xét, sữa lỗi HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập - Đọc nhẩm theo luật bằng trắc - Đọc to các bài thơ I.NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐƯỜNG: 1. Nguồn gốc: Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc. 2.Thất ngôn tứ tuyệt (N2): là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt + Luật vần trắc: tiếng 2,4,6,7 ( nhất tam ngũ bất luận/ nhị tứ lục phân minh) + Gieo vần chân: cuối các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, ( bài thơ gieo vần chân cuối câu 1,2,4 yên-biên-điền) + Đối ở câu 3-4: đối từ loại và đối cảnh + Nhịp: 4/3 + Niêm: tiếng thứ 2 câu 2-3 giống nhau về vần bằng (B) 3. Ngũ ngôn tứ tuyệt: (N1) - bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ , 20 chữ còn gọi là Thơ Ngũ Ngôn Luật (Ngũ Ngôn Luật Thi). -Về Niêm Luật; Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú ĐườngLuật. + Luật thơ ( vần bằng hoặc trắc) + Đối ( âm/ý) : Có 2 cặp đối: Câu 3- 4, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản. + Nhịp : 2/3, 3/2 + Gieo vần chân câu 1,2,4,6,8 + Niêm: tạo âm điệu, gắn kết các câu thơ với nhau. câu 1 niêm với câu 4 câu 2 niêm với câu 3 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Chuẩn bị bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” *ĐIỀU CHỈNH, RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 20/10/2016 Ngày dạy: 22/10/2016 Tiết 39 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1,Kiến thức: Thấy được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. - Thấy được 1 số đặc điểm NT của bài thơ: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà. 2,Kĩ năng: Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó. 3,Thái độ : GD long yêu thiên nhiên,quê hương đất nước cho HS 4,HTPTNL: cảm thụ thẩm mĩ,tự học II. Chuẩn bị - Gv: Bảng phụ ,đọc SGK,soạn bài - Hs: Bài soạn theo hướng dẫn của GV III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Xa quê nhớ quê là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. Ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thì nỗi nhớ quê được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Còn ở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê thì tình quê lại được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà. Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức HTPTNL .?Cho biết 1 vài nét về tác giả Lí Bạch? GV nêu yêu cầu đọc: giọng trầm tư, sâu lắng, chậm, buồn, nhịp 2/3 GV đọc mẫu một lượt, gọi 2 HS đọc lại cả phần phiên âm và dịch thơ. ? Nêu hoàn cảnh sáng tác ? Bài này viết theo thể thơ nào? So sánh đặc điểm của thể thơ ở bản phiên âm và dịch nghĩa. ? Em đã học bài thơ nào cũng được viết theo thể thơ này? HS: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) ? Dựa vào chú thích sao, hãy cho biết bài thơ này viết theo chủ đề gì? Em biết gì về chủ đề này? GV: mở rộng về chủ đề và cảnh ngộ, lí do Lý Bạch viết bài thơ này. GV kiểm tra phần hiểu từ Hán Việt của HS. Thi tìm từ Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: tĩnh, dạ, tứ, tư. Hs đọc 2 câu đầu ở bản phiên âm và bản dịch thơ. ? Hai câu đầu tả cảnh gì? HS: Hai câu đầu tả cảnh ánh trăng ? Trăng được miêu tả qua những từ ngữ nào? Qua đó, em hãy hình dung và tả lại cảnh đó. HS: các từ: minh (sáng), quang, sương => ánh trăng sáng khắp không gian, ánh sáng mờ ảo tưởng như là có làn sương bao phủ mặt đất. HSKG ? So sánh bản phiên âm và dịch thơ, em phát hiện được sự khác biệt nào? (chú ý các động từ) HS: Bản dịch thơ xuất hiện thêm hai động từ “rọi” và “phủ”. Trong bản phiên âm chỉ có một động từ “nghi”. GV: Dù là động từ nhưng từ “nghi” (ngỡ là) vẫn không phá vỡ đi sự tĩnh lặng, yên ả của cảnh đêm trăng. ? Em nhận xét gì về cảnh được gợi lên ở hai câu thơ đầu? HS: Là cảnh đẹp, êm dịu, huyền ảo, yên tĩnh. HSKG: Nêu tình huống: Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đầu chỉ thuần túy tả cảnh, không tả tình. Em đồng ý không? Vì sao? HSKG: Chữ “sàng” (giường) gợi liên tưởng tới nhà thơ. Ông không ngủ nên mới thấy trăng => trằn trọc, thao thức, không ngủ. Chính vì đang trằn trọc, nửa thức nửa ngủ nên nhìn ánh sáng trắng của trăng mà thấy giống như là sương bao phủ một lớp mờ mờ trên mặt đất. Nhà thơ thực sự ngỡ ngàng vì điều đó. => Ý kiến trên chưa chính xác. Hai câu thơ đầu ngoài tả cảnh còn tả tình: tâm trạng thao thức, ngỡ ngàng của nhà thơ khi ánh trăng tìm đến đầu giường nơi ông nằm. Phân tích sự logic về từ ngữ nhà thơ đã sử dụng. GV: Ở hai câu thơ đầu, qua việc miêu tả cảnh thiên nhiên là ánh trăng thơ mộng, nhà thơ đã ý tứ gửi gắm tâm trạng, cảm xúc vào trong đó. Nhưng đến hai câu thơ sau, cảm xúc dường như trào dâng mãnh liệt hơn, bật lên trong từng câu, chữ. Ta cùng tìm hiểu hai câu sau để thấy rõ điều đó. Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối (Bản phiên âm và dịch thơ). - Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình? HS: Cũng như hai câu thơ đầu, cảnh và tình đan xen nhau. ? Từ ngữ nào tả cảnh? Cảnh ấy như thế nào? HS: “minh nguyệt” – ánh trăng sáng vằng vặc giữa trời. ? Tâm trạng của nhà thơ ở đây là gì? Từ ngữ nào gợi tâm trạng ấy? HS: Tâm trạng nhớ quê hương thể hiện qua cụm từ “tư cố hương”. ? Hãy chỉ rõ nét nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ này? HS: Nghệ thuật đối: Cử đầu > < tư cố hương. HSKG ? Phép đối có tác dụng gì trong việc diễn tả ý thơ? HSKG: Không chỉ làm cho nhịp thơ cân đối, nhịp nhàng mà còn thể hiện rõ tư thế, trạng thái cảm xúc của nhà thơ. ? Tìm những động từ được sử dụng trong hai câu thơ trên? Những động từ ấy lần lượt xuất hiện logic ra sao? HS: Cử, Vọng, Đê, Tư. Logic: Nhà thơ ngẩng đầu để nhìn trăng, vầng trăng mà tỏa ra ánh sáng rọi vào đầu giường khi trước. Vầng trăng giống với vầng trăng quê nhà nên nhà thơ cúi đầu xuống, thấy nhớ quê hương. - GV: Ở hai câu thơ đầu, ta thấy một Lý Bạch đang mơ màng trước trăng. Trăng như đánh thức người. Đến đây, hành động ngẩng đầu xuất hiện như 1 động tác tất yếu khi thi nhân đã hoàn toàn thức tỉnh. Ánh mắt nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được cả vầng trăng xa. HSKG : Ý thơ như chuyển động. Tâm hồn nhà thơ đang trào dâng cảm xúc. GV: Những động từ ở hai câu thơ sau không phải động từ mạnh mà nó chỉ gợi những hành động, cử chỉ nhẹ nhàng. Nhưng chính điều đó lại càng tô đậm thêm vẻ yên ả, tĩnh lặng của đêm trăng. Tuy nhiên, đối lập với sự tĩnh lặng bên ngoài ấy, tâm hồn nhà thơ như đang trào dâng cuộn sóng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết đến khắc khoải. HĐ3:Tổng kết ? Em nhận xét gì về ngôn từ và phương thức biểu đạt của bài thơ? HS: GV: Bài thơ là sự đan xen giữa tả cảnh và tả tình. ? Em cảm nhận được cảnh và tình được nhắc đến trong bài thơ như thế nào? ? Qua bài thơ này, em hiểu thêm gì về tâm hồn nhà thơ Lý Bạch? => đa cảm, tinh tế. . I, ĐỌC,TÌM HIỂU CHUNG 1,Tác giả,TP: TG: Lí Bạch (sgk-111) . Tác phẩm: 2,Đọc 3, Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt 4,Chủ đề : vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê). I.2. ĐỌC, TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN. 1. Hai câu thơ đầu: - Gợi tả khung cảnh: ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất. => Vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. - Con người thao thức, bâng khuâng, ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của trăng. 2. Hai câu thơ cuối: - Cảnh: trăng sáng vằng vặc giữa trời cao. - Con người: + Nhớ quê hương da diết, khắc khoải. + Xuất hiện hàng loạt các cử chỉ, hoạt động có tính chất đối lập: cử > < tư. I.3.-Tổng kết:*Ghi nhớ: sgk (124 ). 1. Nghệ thuật - Từ ngữ giản dị, tinh luyện. - Miêu tả kết hợp với biểu cảm. 2. Nội dung - Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, mộng mơ. - Nỗi niềm nhớ quê hương da diết, khắc khoải của thi sĩ. - Nhà thơ Lý Bạch là người đa cảm, yêu trăng, yêu quê hương. Tự học Cảm thu thẩm mĩ *HƯỚNG DẪN HỌC - Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ. - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương của nhà thơ Lý Bạch. - Chuẩn bị bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” Ngày soạn: 20/10/2016 Ngày dạy: 22/10/2016 Tiết 39 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1,Kiến thức: Thấy được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. - Thấy được 1 số đặc điểm NT của bài thơ: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà. 2,Kĩ năng: Cảm thụ thơ thất ngôn tứ tuyệt 3,Thái độ : GD lòng yêu thiên nhiên,quê hương đất nước cho HS 4,HTPTNL: Tự quản bản thân,tự học,cảm thụ thẩm mĩ II. Chuẩn bị - Gv: Bảng phụ ,đọc SGK,soạn bài - Hs: Bài soạn theo hướng dẫn của GV III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy - trò HTPTNL ? Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả Hạ Tri Chương? - 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường. - Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim nhân hậu, đáng yêu. - Ông là bạn của Lý Bạch. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo quan nghỉ hưu, trở về quê hương trong sự luyến lưu của nhà vua, thái tử và bè bạn ở kinh đô. Vừa đặt chân tới làng thì gặp 1 sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng viết bài thơ này. Hướng dẫn đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các tiếng: nào, chơi. Chú thích yếu tố HV (bảng phụ). ? Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hiểu thêm gì về nhan đề tác phẩm? HS:. Do khi trở về quê, những cảm xúc dâng trào, lại gặp tình huống éo le nên nhà thơ không cầm lòng được mà viết. ? Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm thể thơ. Liên hệ những bài thơ đã học có cùng thể này. HĐ 5: Gọi HS đọc 2 câu đầu (cả phần phiên âm và dịch thơ). ? Hai câu thơ đầu là tả hay kể? ? Kể và tả về ai, về những điều gì? HS: Hai câu thơ đầu vừa tả vừa kể. Kể và tả về bản thân: Vắn tắt cuộc đời – thời trẻ rời quê hương ra đi lập nghiệp; Về già mới trở lại quê hương thì đã quá già rồi, tóc đã bạc. Nhưng giọng điệu quê hương thì vẫn giữ được. ? Em hiểu thế nào là giọng quê? HS: Giọng quê là chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người. ? Vậy “giọng quê không đổi” có ý nghĩa gì ? HS: Vẫn giữ được bản sắc quê hương, không thay đổi. ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? HS: Đối giữa các vế trong câu - gọi là tiểu đối => Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. GV: ở hai vế tiểu đối, nhà thơ sử dụng các cặp từ trái nghĩa: trẻ/ già Tích hợp bài “Từ trái nghĩa” học ở tiết sau. ? Qua hai câu thơ đầu, tình cảm đối với quê hương của nhà thơ được thể hiện như thế nào? HSKG- Câu hỏi tình huống: Có ý kiến cho rằng, ngay ở hai câu thơ này, giọng thơ đã thấp thoáng nỗi buồn ngậm ngùi của nhà thơ. Em có đồng ý không? Vì sao? HSKG: Đúng. Vì: Nhà thơ yêu quê hương nhưng khi trở lại quê hương thì đã quá già rồi. -GV gọi Hs đọc 2 câu cuối (cả phiên âm và dịch thơ). GV: Hai câu thơ này nói đến một tình huống. ? Đó là tình huống gì? Đặt mình vào vị trí nhà thơ, em nhận xét đây là tình huống thế nào? - Đây là tình huống thật bất ngờ nhưng rất tự nhiên, hợp lí. Bởi lẽ khi nhà thơ ra đi, đám trẻ này chưa ra đời và bây giờ ông trở về lại thay đổi quá nhiều – già đi. HSKG ? Vì sao tác giả lại kể về bọn trẻ con?Em thấy bọn trẻ thế nào? HSKG:- Bọn trẻ là người làng, là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai của làng. chúng chân thật, hồn nhiên, rất hiếu khách. - Bọn trẻ còn gợi nhà thơ nhớ đến thời niên thiếu của mình. Nhưng, qua thời gian, không chỉ nhà thơ thay đổi mà đến cả quê hương xưa nay cũng đổi khác rồi. GV: Tình huống trớ trêu, bất ngờ này tạo cho hai câu thơ cuối có sự thay đổi về giọng điệu. Đằng sau tiếng cười vui tươi của đám trẻ hồn nhiên, hiếu khách, đằng sau sự hóm hỉnh của nhà thơ là nỗi buồn xót xa, ngậm ngùi. ? Tại sao nói hai câu thơ cuối có giọng điệu bi hài? HS: Những người cùng thế hệ với nhà thơ có lẽ đã ra đi cả rồi. Và vì thế, nhà thơ đứng ngay trên mảnh đất quê hương mà giống như một người xa lạ của quê hương ấy => ngậm ngùi, xót xa. HĐ6 Tổng kết (5
Tài liệu đính kèm: