Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 77: Điệp ngữ

Tiết 77

ĐIỆP NGỮ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Thế nào là điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết phép điệp ngữ

 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ

 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: ra quyết định (lựa chọn sử dụng điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp); giao tiếp (trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng điệp ngữ).

* Định hướng phát triển năng lưc: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.

3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng phép tu từ điệp ngữ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, Sgk, Sgv, CKTKN.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KTDH:

1. Phương pháp: Nêu vấn đề, diễn dịch, quy nạp, trực quan.

2. KTDH: Phân tích tình huống để nhận biết điệp ngữ và tác dụng, động não ( suy nghĩ, phân tích), đặt câu hỏi.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1996Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 77: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2017
Ngày giảng: 07/12/2017 
Tiết 77
ĐIỆP NGỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Thế nào là điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết phép điệp ngữ
 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ
 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: ra quyết định (lựa chọn sử dụng điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp); giao tiếp (trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng điệp ngữ).
* Định hướng phát triển năng lưc: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng phép tu từ điệp ngữ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, Sgk, Sgv, CKTKN.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. PHƯƠNG PHÁP, KTDH:
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, diễn dịch, quy nạp, trực quan.
2. KTDH: Phân tích tình huống để nhận biết điệp ngữ và tác dụng, động não ( suy nghĩ, phân tích), đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: (2-3p)
 Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
3. Bài mới:
 Thế nào là phép điệp ngữ? Điệp ngữ có giá trị gì? Có những dạng điệp ngữ nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó.
 3. Vào bài mới: 
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (8-10p) tìm hiểu khái niệm và tác dụng của điệp ngữ
GV chiếu khổ thơ đầu, khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa. 
? Hai khổ thơ này trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào?
? Trong hai khổ thơ này có những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần?
? Giở lại SGK trang 148, 149: trong cả bài thơ, câu thơ nào được lặp lại nhiều lần?
? Tác giả lặp lại nhiều lần từ "nghe" như vậy có tác dụng gì?
? Từ "vì" trong khổ thơ cuối được lặp lại nhằm mục đích gì?
? Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? 
? Các từ ngữ "Nghe, vì" và câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại như vậy, cô gọi là phép điệp ngữ. Vậy em hiểu thế nào là phép điệp ngữ?
? Trong đó các từ được lặp lại gọi là gì?
Gv phân biệt điệp ngữ và phép điệp ngữ (Các từ ngữ được lặp lại, được gọi là điệp ngữ. Khi các từ đó thể hiện một dụng ý nghệ thuật của tác giả thì nó sẽ trở thành một biện pháp tu từ, trở thành phép điệp ngữ)
=> Ghi nhớ SGK
? Cho HS quan sát tiếp 2 VD sau: chỉ ra từ ngữ được lặp lại? Cho biết đâu là phép điệp ngữ?
- VDa: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
GV lưu ý HS: ĐN không phải chỉ được sử dụng trong thơ ca mà còn được sử dụng rộng rãi trong văn xuôi.
- VDb: Thông báo
 Hôm nay không có gì để thông báo, hôm nào có thông báo sẽ thông báo sau.
Hoạt động 2: (8-10p) tìm hiểu các dạng điệp ngữ.
GV chiếu 3 VD
? Đọc các ví dụ
BÀI TẬP THẢO LUẬN
GV phát phiếu bài tập theo bàn,
- Dãy 1: VD1
- Dãy 2: VD2
- Dãy 3: VD3
 Hướng dẫn học sinh làm (3 phút)
? Sau 3 phút, gọi các nhóm lần lượt trả lời?
? GV chốt trên bảng 
? Khái quát lại: Có mấy dạng điệp ngữ? đó là những điệp ngữ nào? 
- HS đọc hai khổ thơ.
- HS trả lời
- HS tìm từ ngữ lặp lại: Nghe, vì
- HS tìm câu lặp lại: Tiếng gà trưa
- Nghe: Nhấn mạnh cảm xúc của người lính khi nghe âm thanh tiếng gà trưa. 
- Vì: Nổi bật mục đích chiến đấu của người lính. 
- Tiếng gà trưa: Gợi kỉ niệm, điểm nhịp cho cảm xúc.
- HS nêu:
- HS.
- HS đọc ghi nhớ
-> Phép ĐN, nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của cây tre trong c/s lao động và chiến đấu của người Việt Nam.
-> Lỗi lặp từ.
- HS đọc khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” và VD a, b/SGK/152 
- HS trả lời
- GV chốt.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ (10p). 
1. VD: SGK/152 
2. Nhận xét: 
- Nghe: Nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng.
- Vì: Nổi bật mục đích chiến đấu.
- Tiếng gà trưa: Gợi kỉ niệm, nhịp điệu, mạch cảm xúc.
-> lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh => Phép điệp ngữ.
- Các từ lặp lại (nghe, vì,) => Điệp ngữ.
* Ghi nhớ: SGK/152
II. Các dạng điệp ngữ 
1. VD: SGK/152
2. Nhận xét: 
a. Điệp ngữ cách quãng.
b. Điệp ngữ nối tiếp. C. Điệp ngữ chuyển tiếp (ĐN vòng)
* Ghi nhớ: SGK/152 
Hoạt động 3: (18-20p) luyện tập.
* HS đọc yêu cầu và làm bài tập 1.ý a và bài tập 2. 
 - Ý b bài tập 1 yêu cầu HS về nhà làm.
- GV chiếu đoạn trích
- HS trình bày 
- HS nhận xét chéo
- GV nhận xét
? HS đọc yêu cầu bài tập 3
* GV chiếu đoạn văn -> yêu cầu trao đổi nhanh trong bàn -> phát hiện lỗi => sửa lại.
? HS đọc yêu cầu bài tập 4
 (Đoạn văn 3-5 câu)
- Đảm bảo hình thức, số câu, chủ đề ...
III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1: 
- một dân tộc đã gan góc (2 lần)
 - dân tộc đó phải được (2 lần)
Nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam rất anh dũng đứng lên chống Pháp xâm lược. Từ đó, khẳng định dân tộc Việt Nam phải được độc lập chủ quyền.
2. Bài tập 2: 
- Xa nhau .... xa nhau: Cách quãng. 
- Một giấc mơ. Một giấc mơ: Chuyển tiếp.
3. Bài tập 3: Đọc đoạn văn và sửa lại.
- Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm.
- Có thể chữa lại như sau: 
 Phia sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: Nào là cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị.
4. Bài tập 4: Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
4. Củng cố: 1p
 Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng và các dạng điệp ngữ thường gặp? 
5. Dặn dò: 1p
 - Học thuộc bài, tự sưu tầm thêm ví dụ. 
 - Chuẩn bị tiết luyện nói. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
PHIẾU BÀI TẬP THẢO LUẬN (3 phút)
STT
Các điệp ngữ
Cách sắp xếp (vị trí)
Các dạng điệp ngữ
Ví dụ 1 
(Nhóm 1)
PHIẾU BÀI TẬP THẢO LUẬN (3 phút)
STT
Các điệp ngữ
Cách sắp xếp (vị trí)
Các dạng điệp ngữ
Ví dụ 2
(Nhóm 2)
PHIẾU BÀI TẬP THẢO LUẬN (3 phút)
STT
Các điệp ngữ
Cách sắp xếp (vị trí)
Các dạng điệp ngữ
Ví dụ 1 
(Nhóm 1)
KẾT QUẢ BÀI TẬP THẢO LUẬN (3 phút)
STT
Các điệp ngữ
Cách sắp xếp (vị trí)
Các dạng điệp ngữ
Ví dụ 1 Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa"
Nghe
Không đứng cạnh nhau, đứng cách quãng
Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ 2. SGK/152
rất lâu, rất lâu....
khăn xanh, khăn xanh....
Đứng cạnh nhau
Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ 3
SGK/152
....thấy Thấy....ngàn dâu. 
Ngàn dâu......
Cuối câu trước và đầu câu sau.
Điệp ngữ chuyển tiếp (ĐN vòng)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Diep ngu_12229440.doc