Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Hưng

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

(Theo Lí Lan)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

- Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là vứi tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

 2. Kĩ năng:

- Đọc,tìm hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ , vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ.

 II. Chuẩn bị của GV&HS:

 GV:- Đọc kĩ phần I SGV

 - Tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.

 - Bảng phụ so sánh tâm trạng giữa mẹ và con.

HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK.

 III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

 

doc 200 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Theo em phương thức nào là mục đích, phương thức nào là phương tiện? (Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện).
H. Hãy nêu nội dung chính của bài thơ? (Mối suy tư, niềm cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh).
H. Em hiểu thế nào là đêm thanh tĩnh? (Đó là một đêm bầu trời trong xanh, mát mẽ, không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng yên ả, thơ mộng trữ tình).
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản.
-HS đọc 2 câu đầu ( 3 phần).
-GV: thơ của Lí Bạch rất điêu luyện do đó cần hiểu được nghĩa gốc, đó là điều kiện xuất phát để khám phá ra tài năng tinh luyện ngôn ngữ của nhà thơ.
H. Hãy giải thích từng yếu tố Hán Việt của bài thơ?
H. Hai câu thơ đầu có hình ảnh nào giàu giá trị biểu cảm? Những hình ảnh gợi cảm đó có tác dụng gì? (Ánh trăng sáng gợi cảm xúc cho nhà thơ ngắm trăng)
H. Hai câu đầu có phải chỉ tả cảnh thuần túy không? Vì sao? (Không-chủ thể vẫn là con người-nhân vật trữ tình đang ngắm trăng).
H. Ngoài hình ảnh gợi cảm, tác giả còn sử dụng các từ ngữ rất tinh tế, điêu luyện, theo em đó là những từ ngữ nào? (Nghi, sàng).
H. Chữ “sàng” gợi cho em biết cách thức ngắm trăng của nhà thơ như thế nào? (Nhà thơ -nhân vật trữ tình đang nằm trên giường để ngắm trăng).
H. Nếu thay chữ “sàng” (giường) bằng chữ “án” trác (bàn) thì ý nghĩa của câu thơ sẽ như thế nào?
(Ý nghĩa câu thơ sẽ khác, người đọc sẽ nghĩ nhân vật trữ tình đang ngồi đọc sách; chữ “sàng” cho thấy nhân vật trữ tình đang nằm trên giường, không ngủ được nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ).
H. Nếu thay chữ “sàng” (giường) bằng chữ “đình” (sân) thì ý nghĩa câu thơ có thay đổi không?
(Có thay đổi vì tác giả đang nằm thì ý nghĩa của trăng trước sân vẫn khác trăng trước giường.
=>Việc dùng từ “sàng” là rất tinh tế (trong một đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được hoặc đã ngủ rồi nhưng tỉnh dậy rồi không ngủ lại được).
H. Từ “nghi” được sử dụng ở đây có nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh ở 2 câu này?
-“Nghi” (ngỡ là) thấy sương đã xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lí-> trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương ->GV cho HS so sánh với trăng của Tiêu Cương.
H. Qua việc phân tích trên, em có nhận xét gì về từ ngữ, hình ảnh được sử dụng ở 2 câu thơ đầu?
H. Từ các hình ảnh và từ ngữ đó cho thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình ở đây như thế nào?
-GV: Qua phân tích 2 câu đầu ta thấy hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình ánh trăng dù đẹp đẽ giàn dụa vẫn chỉ là nhận xét cảm nghĩ của chủ thể. Ngoài động từ “Nghi” (ngỡ là) bản dịch thơ còn có 2 động từ “rọi”, “phủ” khiến nhiều người nhầm tưởng 2 câu đầu chủ yếu hoặc thuần túy tả cảnh mà chủ thể là ánh trăng.
-GV bình: Thủa thiếu thời Lí Bạch hay lên núi Nga Mi để ngắm trăng rồi nhớ mãi vầng trăng ở đỉnh Nga Mi. Lúc Lí Bạch trưởng thành ông đã từng ngắm trăng nơi quan ải, có lúc ông ngồi uống rượu một mình dưới trăng cất chén mời trăng sáng vì thế đêm thanh tĩnh nhà thơ không ngủ được đã có biết bao nỗi niềm hoài cảm đối với ông: Trăng rọi nơi đầu giường, trăng phủ tròn trên mặt đất, khiến nhà thơ nghĩ sương sa.
- HS đọc 2 câu cuối 
H. Nghệ thuật tiêu biểu của 2 câu thơ này là gì? (phép đối). Hãy phân tích để thấy được tác dụng của phép đối?(- Cử đầu>< 2).
- Vọng minh nguyệt >< 3).
H. Chữ đầu câu 3 – câu 4 đối nhau như thế nào?
(đầu >cách đối này chỉ có trong thơ cổ thể, trong thơ Đường luật (kim thể) không có cách đối như vậy).
H. Nêu tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương? (HS thảo luận bàn 2 phút, đại diện nhóm trả lời).
-GV: Trước khi ngẩng đầu lên chủ thể trữ tình đã cúi đầu, có cúi đầu mới ngỡ ánh trăng là sương trên mặt đất. Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng, cúi đầu lần thứ 2 là hoạt động nội hướng trĩu nặng tâm tư.
-Ngoài nghệ thuật đối, 2 câu thơ này còn sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm. 
-GV cho HS so sánh 2 câu: câu dân ca Nam Triều “Ngưỡng đầu khán minh nguyệt” (ngẩng đầu nhìn trăng sáng). Với câu trong văn bản “Cử đầu vọng minh nguyệt”.
H. Hai từ “vọng” và “khán” có sắc thái như thế nào?
(“cử” đồng nghĩa với “ngưỡng” (ngẩng lên), “vọng” (ngắm nhìn trông xa) mang sắc thái biểu cảm hơn “khán” (thấy) . Tài năng của Lí Bạch đã sử dụng gần như nguyên vẹn một câu thơ dân gian vào đúng chỗ).
H. Tâm trạng của tác giả ở 2 câu cuối như thế nào?
-GV: Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa hai tư thế “cử đầu-đê đầu”, hai hành động “vọng-tư”, hai hình ảnh “minh nguyệt-cố hương”->vừa khắc họa rất rõ nhân vật trữ tình, nhà thơ vừa thể hiện mạnh mẽ nỗi nhớ quê hương da diết, hai tư thế, hai tâm trạng nhưng chỉ có một con người thi nhân, niềm vui ngắm trăng có thể bất tận, còn nỗi nhớ cố hương là khôn cùng.
H. Bài thơ có bố cục chặt chẽ: Chỉ có 20 từ nhưng được liên kết với nhau bởi các động từ. Đó là những động từ nào? Tìm chủ ngữ của các động từ đó? (5 động từ: chỉ sự cảm nghĩ (nghi, tư), chỉ hoạt động cơ thể (vọng, cử, đê)); tất cả các chủ ngữ đều bị lược bỏ (dù bị lược bỏ vẫn có một chủ thể duy nhất: chủ thể trữ tình-> tạo nên tính thống nhất của cảm xúc trong bài thơ). Về mặt ngữ pháp có thể coi đây là một hình thức câu rút gọn (bài 19-Tiếng Việt)-> CN ẩn, câu ngắn gọn hơn).
-GV có thể liên hệ với ánh trăng trong thơ Bác.
H. Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
H. Nội dung bài thơ là gì?
-HS đọc ghi nhớ Sgk/tr 124.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Lí Bạch (701-762)
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
-Bài thơ được sáng tác khi tác giả xa quê.
- Nội dung: tâm trạng của tác giả trong một đêm thanh tĩnh.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
-> Hình ảnh gợi cảm, từ ngữ tinh tế.
=>Nỗi niềm, suy tư trĩu nặng của chủ thể trữ tình.
2. Hai câu sau:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
->Nghệ thuật đối, từ ngữ gợi cảm.
=>Diễn tả hai tâm trạng trong một con người: niềm vui ngắm trăng là vô tận, nổi nhớ quê hương là khôn cùng.
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: Phép đối, từ ngữ tinh tế, điêu luyện, hình ảnh gần gũi, 
b. Nội dung:
 Ghi nhớ SGK
c. Ý nghĩa: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
III. Luyện tập 
3. Cũng cố:
- Nắm nội dung bài học, thuộc ghi nhớ Sgk. Học thuộc bài thơ theo bản dịch thơ.
- Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
-Thực hiện phần luyện tập vào vở bài tập.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Hồi hương ngẫu thư
+Đọc kĩ văn bản, chú thích Sgk.
+Trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 38 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư )
 -Hạ Tri Chương-
IMỤC TIÊU : 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
- Tình cảm quê hương là tình cảm bền chặt, sâu nặng suốt cả cuộc đời.
- Đọc, hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
 - bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương.
2.Năng lực có thể hình thành cho học sinh: 	
 Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị bản thân, tự nhận thức, ra quyết định.
II. Chuẩn bị của gv và hs:	
- GV : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức
 + Soạn bài; Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
 - HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:	Quê hương, hai tiếng thiêng liêng, tha thiết ấy luôn canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch và những nhà thơ mang phong cách cổ thể khác, Hạ Tri Chương khi từ quan về quê mà nỗi nhớ thương chẳng những không vơi đi mà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của nhà thơ.
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV gọi HS đọc chú thích * Sgk.
H. Nêu hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương?
- Hướng dẫn đọc: Thể hiện giọng hóm hỉnh, trầm buồn, ngắt nhịp 4/3, câu cuối nhịp 2/2/3.
- GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại, nhận xét.
H. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? (Năm 744 Hạ Tri Chương đã 86 tuổi xin từ quan về quê, bài thơ được viết khi vừa đặt chân về quê nhà).
H. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Thể thơ này đã được học ở văn bản nào? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ? (Thất ngôn tứ tuyệt-Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư; đặc điểm: 4 câu 1 bài, 7 chữ một câu, câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối)
H. Em hiểu gì về yếu tố “ngẫu” trong “ngẫu thư”?
(Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Ở bài thơ này: Tác giả ngẫu nhiên mà viết thành thơ chứ tác giả không chủ định làm ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. Nhưng vì về quê mà bị coi là “khách” – Đây là duyên cớ - cái cớ để tác giả làm thơ-> từ ngẫu ở tựa đề đã nâng ý nghĩa bài thơ lên).
H. Giải thích nghĩa của từ “hồi”, “hương”?
H. Từ việc tìm hiểu nhan đề của bài thơ, em hãy nêu nội dung của bài thơ là gì? (Tình cảm quê hương sâu nặng của tác giả).
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
H. Ở câu 1, tác giả đã sử dụng các cụm từ trái ngược nhau về nghĩa, em hãy chỉ ra các từ và cụm từ đó?
H. Việc tác giả dùng những cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau như vậy nhằm thực hiện phép nghệ thuật nào? Hãy phân tích?
- Đối vế: Đặc điểm trong thơ thất ngôn tứ tuyệt khác số chữ, hai vế câu đối không bằng nhau 4 >< ba chữ sau.
 - Đối ý: tuổi trẻ xa gia đình >< lúc lớn về lại quê hương....
H. Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ thứ nhất ? Câu 1 thuộc kiểu câu gì? 
H Việc sử dụng biện pháp đối đã hé lộ cho chúng ta thấy được điều gì trong tình cảm của tác giả?
-GV bình khái quát câu 1: Câu 1 là câu kể - nhà thơ đã sử dụng từ trái nghĩa và hình ảnh đối chọi nhau rất chỉnh: Tiểu li (nhỏ đi) trái với nghĩa “đại hồi” (lớn về ).Hình ảnh tuổi trẻ xa gia đình>thể hiện tình cảm yêu mến quê hương.
H. Hãy chỉ ra phép đối ở câu thơ thứ hai và phân tích?
 -Hương âm (tiếng, giọng nói quê nhà)>Đối ý lẫn lời: giọng quê nhà là thứ bất biến đối với tóc mai là sự vật có sự biến đổi.
-Vô cải (không đổi) >Đối ý: sự vật không đổi đối với sự vật thay dổi, đối vị ngữ với vị ngữ (về chức năng ngữ pháp: vô cải, tồi đảm nhiệm chức năng vị ngữ ).
H. Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ htứ 2? Câu 2 thuộc kiểu câu gì? Sự việc tác giả nói đến có chân thực và sâu sắc không ? (câu miêu tả chân thực sâu sắc).
H.Tác giả sử dụng phép đối ở câu thứ hai nhằm mục đích gì? Từ đó cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? (Dùng 1 yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm- tiếng nói quê hương).
- GV treo bảng phụ (câu hỏi 3 Sgk/ tr127), yêu cầu HS lên bảng đánh dấu và giải thích.
+Câu 1: Câu kể, phương thức biểu đạt là tự sự nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm=>biểu cảm qua tự sự.
+Câu 2: Câu tả, phương thức biểu đạt là miêu tả nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm=>biểu cảm qua miêu tả.
=>Cách biểu cảm gián tiếp trong văn biểu cảm các em đã học.
-GV bình khái quát: Ở câu 2 tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. Như vậy dù tả hay kể đều nhờ phép đối trong câu để gián tiếp bộc lộ tình cảm, thái độ đau xót, ngậm ngùi kín đáo trước sự đổi thay của quê nhà. (Phép đối trong câu là một thủ pháp nghệ thuật rất hay được dùng trong thơ lục bát, ca dao,).
- HS đọc 2 câu cuối.
H. Hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp lúc về làng là ai? (trẻ con)
H. Với tác giả, ấn tượng rõ nét nhất về bọn trẻ là gì? (Tiếng cười, giọng nói vì nó gợi lên bản sắc quen thuộc của quê hương, đồng thời gợi lại thời niên thiếu của tác giả với những kỉ niệm đẹp)
H. Về đến quê nhà có ai nhận ra tác giả không? Vì sao? (không, vì ông đã xa quê lâu rồi, có nhiều thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, quê hương cũng có sự đổi thay: ông đã 86 tuổi, người cùng thời với ông chắc cũng chẳng còn ai để có thể nhận ra ông, chỉ có trẻ con ra đón-> tình cảnh này là hoàn toàn đúng sự thật, vì ở thời đó 70 tuổi đã được gọi là cái tuổi xưa nay hiếm, huống gì tác giả đã bước vào tuổi 86)
H. Sự thật ấy đã tạo nên một nghịch lí và tạo nên “Nhãn tự” của câu thơ. Đó là từ nào? (khách).
GV: Trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem như là khách. Trong thơ Đường người ta thường nói tới danh từ “thi nhãn” tức là con mắt của nhà thơ sự xuất hiện của từ “khách” làm cho câu thơ trở nên biến hóa linh hoạt.
H. Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ này?
H.Sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của các em làm cho tác giả có cảm giác như thế nào? (Các em hớn hở, ngây thơ bao nhiêu thì nổi lòng tác giả càng chua xót bấy nhiêu, tình huống đó tạo nên sắc thái đặc biệt của 2 câu thơ. Tình huống giọng điệu của 2 câu thơ cuối vừa hài vừa bi như muốn cười ra nước mắt – câu hỏi tu từ)
- HS quan sát ảnh Sgk cho biết ảnh minh họa nội dung gì?
H. Từ đó, em hình dung cảm xúc của tác giả lúc mới đặt chân về quê như thế nào?
- HS thảo luận bàn (2 phút) 2 câu hỏi sau:
H. Sự biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
+ 2 câu trên giọng kể, tả bình thường->bộc lộ tình cảm của một người cả đời xa nhà nay trở về quê hương.
+ 2 câu sau giọng điệu bi-hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh, chứa đựng nỗi buồn đau ngậm ngùi của nhà thơ khi gặp bi kịch ngay phút đầu về quê.
H. Có ý kiến cho rằng 2 câu đầu và 2 câu cuối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý kiến em thế nào? Vì sao?
Đúng: trẻ đi->về già->gặp nhi đồng->coi là khách. Chính cuộc gặp gỡ ấy khiến tác giả hứng lên và viết ngay-> “Ngẫu nhiên viết”.
H. Em đã học bài thơ nào về tình quê hương? (Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ)
H. Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, “Hồi hương ngẫu thư” đều nói về tình yêu quê hương nhưng tình cảm biểu lộ, giọng điệu hai bài thơ có gì khác nhau?
- Lí Bạch nhìn trăng nhớ quê-> nỗi nhớ thường trực với giọng điệu nhẹ nhàng thấm thía.
- Hạ Tri Chương yêu quê hương sâu nặng, bền chặt->giọng điệu sâu sắc hóm hỉnh: Chua xót khi bị xem là khách trên chính quê hương mình.
H. Bài thơ thành công bởi các biện pháp nghệ thuật nào?
H.Với giọng điệu sâu sắc, hóm hỉnh, bài thơ thể hiện nội dung gì?
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- GV giáo dục tình cảm quê hương cho học sinh: Quê hương là chùm khế ngọt, mỗi chúng ta ngồi đây đều có một quê hương yêu dấuluôn hướng về quê hương
H. Em hiểu gì về tác giả Hạ Tri Chương qua bài thơ này ?
-HS đọc ghi nhớ Sgk/tr 128.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Hạ Tri Chương (659-744)
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả trở về quê sau hơn 50 năm xa cách.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
- Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi.
->Cặp từ trái nghĩa, phép đối, câu kể.
=> Tình cảm yêu quê hương.
-Hương âm vô cải >< mấn mao tồi.
->Phép đối, câu tả. 
->Sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác nhưng giọng quê không đổi.
=>Tình cảm sâu nặng bền chặt với quê hương.
2. Hai câu cuối:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức.
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai.
->Giọng bi hài, hóm hỉnh.
=>Sự ngỡ ngàng, chua xót khi bị coi là khách lạ.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo.
- Biện pháp tiểu đối, giọng điệu bi hài.
b.Nội dung:
Ghi nhớ SGK/128
c. Ý nghĩa: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người..
III.Luyện tập, củng cố
3. Cũng cố:
- Học thuộc một trong hai bản dịch thơ.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ.
4. Dặn dò:- Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa ( Đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa). IV. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Tiết 39 TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
Ý thức sử dụng từ trái nghĩa.
2.Năng lực có thể hình thành cho học sinh: 	
 Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị bản thân, tự nhận thức, ra quyết định.
II. Chuẩn bị của gv và hs:	
- GV : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức
 + Soạn bài; Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
 - HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:	Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau. Khác với từ đồng nghĩa, có những từ có nghĩa trái ngược nhau - gọi là từ trái nghĩaVậy thế nào là từ trái nghĩa, việc sử dụng từ trái nghĩa mang lại tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa.
-GV treo bảng phụ ghi bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San.
-HS đọc ví dụ trên bảng phụ.
H: Bài thơ thứ nhất tên gì ? Sáng tác này của ai ? Nội dung chính của bài thơ là gì ?
H: Ai là tác giả của bài thơ thứ hai ? Người dịch là ai? Nhắc lại nét nghệ thuật và nội dung độc đáo của bài thơ ?
H: Các em đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học, hãy nhắc lại thế nào là từ trái nghĩa ?
H: Hãy tìm từ trái nghĩa trong hai bài thơ ?
H: Các cặp từ trên có điểm chung gì ?(Cùng chỉ hoạt động, hành động, tuổi tác).
H: Điểm khác nhau giữa các từ trong từng cặp từ là gì? (Nghĩa trái ngược nhau)
H: Vây em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
 - HS đọc ghi nhớ 1/ Sgk..
H. Kể tên một số cặp từ trái nghĩa, đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm ?
-GV chốt: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Nói như vậy có nghĩa là các từ trái nghĩa biểu thị những hoạt động, tính chất sự vật trái ngược nhau. Sự trái ngược nhau về nghĩa là dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định. Trên cơ sở, tiêu chí đó các từ trái nghĩa nằm ở 2 cực đối lập nhau.
 Ví dụ: +Dài-ngắn: Trái nghĩa về chiều dài
 +Cao -thấp: Trái nghĩa nhau về chiều cao
 +Sạch-bẩn: Trái nghĩa nhau về phương diện vệ sinh.
 +Hiền-ác: Trái nghĩa nhau về tính cách.
 - Hiện tượng trái nghĩa không phải bao giờ cũng xảy ra với toàn bộ ý nghĩa của một từ mà có tính chất bộ phận, tức là một từ có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau.
 Ví dụ: Lành : Áo lành - áo rách
 Bát lành – bát sứt
 Tính lành – tính dữ
 Vị thuốc lành - vị thuốc độc
 - Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa nếu từ này có thể tổ hợp với từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp được với từ đó.
 Ví dụ: người cao- người thấp; Giá cao - giá hạ
 Tuy nhiên không thể nói: trình độ cao - trình độ hạ.
 GV chuyển ý: Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa.
H.Các cặp từ trái nghĩa dùng trong các bài thơ (phần I) để thực hiện phép tu từ nào? (phép đối).
H. Phép tu từ ấy có tác dụng gì trong việc diễn đạt ý của bài thơ?
-Bài 1 Tĩnh dạ tứ: Tạo hình ảnh tương phản diễn ra 2 tư thế, 2 tâm trạng trong một con người thi nhân Lí Bạch.
-Bài 2 Hồi hương ngẫu thư: Đối lập về tuổi tác, vóc dáng của con người khi rời quê còn rất trẻ, nay trở về đã già hình dáng không còn như trước.
-GV: Ngoài ra còn làm cho lời nói, câu văn-thơ thêm sinh động.
H. Vậy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào trong khi nói, viết ? (HS trả lời).
H. Tìm một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa, nêu tác dụng việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
-HS tìm, nêu tác dụng.
- GV khái quát: Từ trái nghĩa được dùng trong các phép tu từ nào? Có tác dụng gì?
- HS đọc ghi nhớ 2 Sgk/tr 128.
H. Kể một số bài thơ, văn bản đã học có sử dụng từ trái nghĩa ? – Ca dao: Thân cò lên thác xuống ghềnh..
 - Số cô chẳng giàu thì nghèo
 - Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Rắn nát mặc dặc dầu tay kẻ nặn.
- GV củng cố thêm về tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa bằng đoạn thơ:
 Thiếu tất cả ta giàu dũng khí
 Sống chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung
 Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
 (Tố Hữu)
* GV: Từ trái nghĩa không chỉ được dùng trong thơ văn, còn được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, làm cho lời nói thêm sinh động, có hình ảnh, có sức gợi cảm. Cần chú ý vận dụng cho phù hợp để mang lại hiệu quả.
 Từ trái nghĩa còn được dùng như một phương tiện để chơi chữ (Tiết 61).
-GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
-HS đọc 2 ghi nhớ Sgk/ tr 128.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
* Thực hành có hướng dẫn.
-HS đọc yêu cầu bài tập 1 (trên bảng phụ)
-HS thảo luận nhóm bàn (1 phút), đại diện trả lời, GV nhận xét.
-HS đọc bài tập 2.
 +3 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở nháp
 +HS khác nhận xét, GV kết luận.
-GV hướng dẫn HS làm miệng BT 3.
-GV nêu yêu cầu BT 4.
 Yêu cầu tất cả HS thực hiện viết đoạnvăn 3->5 câu vào vở nháp.
- GV chọn một số đoạn văn cho HS đọc.
 HS khác nhận xét, GV nhận xét, sữa chữa.
I.Thế nào là từ trái nghĩa:
1.Xét các ví dụ:
*Ví dụ 1:
- ngaång (ñaàu) >< cuùi (ñaàu).
-> Cô sôû chung: hoaït ñoäng, ngöôïc nghóa.
- treû >< giaø 
-> Cô sôû chung: tuoåi taùc, ngöôïc nghóa.
- ñi >< ôû laïi
-> Cô sôû chung: haønh ñoäng, ngöôïc nghóa.
- rau giaø >< rau non
- cau giaø >< cau non
 Ghi nhôù 1SGK/128.
Đặt câu:
- Bạn ấy xấu người nhưng tốt nết.
- Mẹ phải vất vả ngược xuôi để kiếm tiền nuôi anh em tôi ăn học.
- Cậu nhớ điều tớ vừa k

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12250420.doc