Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 20

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Nắm được khái niệm tực ngữ.

 - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thin nhin v lao động sản xuất.

 - Biết tích lũy thm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG.

 1.Kiến thức.

 - Khi nim tục ngữ.

 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí v hình thức nghệ thuật của những cu tục ngữ trong bi học.

 2.Kỹ năng

 - Đọc-hiểu,phân tích các lớp nghĩa của của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 -Vận dụng được ở mức độ nhất định một số tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :20 HỌC KÌ II	 Ngày soạn :25/12/2011
 Tiết :73 	 Ngày dạy :26/12/2011
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	- Nắm được khái niệm tực ngữ.
	- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG.
	1.Kiến thức.
	- Khái niêm tục ngữ.
	- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
	2.Kỹ năng
	- Đọc-hiểu,phân tích các lớp nghĩa của của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	-Vận dụng được ở mức độ nhất định một số tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định :
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, và SGK 
* Giới thiệu bài: 
** Tục ngữ là 1 thể loại VHDG. Nó được coi là kho báo của kinh nghiệm và trí tuệ DG, là túi khôn DG vô tận. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng cũng đồng thời là cây đời xanh tươi.
 Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay giới thiệu 8 câu tục ngữ chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. Qua 1 số câu nói các em bước đầu làm quen với kinh nghiệm và cách nhìn nhận các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất, đồng thời học cách diễn đạt ngắn gọn, hảm súc, uyển chuyển của nhân dân.
* Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh đem tập bài soạn cho giáo viên kiểm tra.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 2 : Đọc- hiểu văn bản 
* Cho HS đọc văn bản, đọc chú thích (*) 
(?) Dựa vào chú thích, em hãy cho biết tục ngữ có đặc điểm gì về hình thức, nội dung, về sử dụng? 
HĐ3: Phân tích :
(?) Có thể chia 8 câu tục ngữ làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Đọc và gọi tên từng nhóm?
(?) Hãy giải nghĩa từng câu tục ngữ và giá trị của những kinh nghiệm mà nó thể hiện?
(?) Cơ sở thực tiễn của những kinh nghiệm nêu trong tục ngữ?
(?) Nêu 1 số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ?
(?) Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm gì về hình thức diễn đạt? Hãy minh hoạ những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.
* Đánh giá, chốt:
+ Số tiếng trong câu rất ít: C 5, 8.
+ Vần lưng: năm- nằm; mười- cười; nắng – vắng; bò – lo
+ Các vế đối xứng nhau về hình thức, cả nội dung.
+ Hình ảnh trong câu tục ngữ cụ thể, sinh động cả cách nói quá (C1, 5). Hình ảnh làm các câu tục ngữ trở nên tươi mát, hàm súc và kinh nghiệm diễn đạt trong đó có sức thuyết phục hơn.
* Cho HS đọc ghi nhớ, chốt lại
HĐ4: Luyện tập 
(?) Tìm những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm quan sát của nhân dân về hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
HĐ5 :Củng cố – dặn dò
* Cho HS đọc phần đọc thêm 
* Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ và ghi nhớ.
* Giải thích nghĩa và nắm được hình thức diễn đạt.
* Làm BT ở SBT trang 3,4.
* Thực hiện theo nội dung và phương pháp tiết: Chương trình địa phương.
+HS sưu tầm ca dao ,dân ca,tục ngữ ở địa phương về sản vật,di tích thắng cảnh,danh nhân,sự tích,từ ngữ địa phương.
* Đọc.
* Cá nhân:
+Hình thức: Câu nói rất ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệuà dễ nhớ.
+ Nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội (nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Sử dụng: Mọi hoạt động trong đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để lời nói hay hơn, sinh động, sâu sắc.
* Cá nhân: Chia 2 nhóm:
+ Từ 1® 4: Nói về thiên nhiên.
+ Từ 5® 7: Nói về LĐSX.
* Mỗi tổ 2 câu, bổ sung và tự ghi bài.
* Cá nhân.
* Cá nhân
* Thảo luận nhóm, trình bày.
* Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Tự ghi bài.
* Đọc ghi nhớ, tự ghi nhận
* Thi giữa các tổ:
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
+ Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
+ Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão
+Kiến đen tha trứng lên cao 
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
+Kiến cánh vở tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới.
* Đọc phần đọc thêm.
* Tự ghi nhận.
I/Tìm hiểu chung :
Khái niệm về tục ngữ :
Chú thích (*)
II.Phân tích:
 1) Nội dung.
* Nghĩa của các câu tục ngữ:
 Câu 1: Đêm tháng 5 (âl) ngắn, ngày tháng 10 cũng ngắn.
Câu 2: Đêm trước trời nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa.
Câu 3: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức trời sắp có bão.
Câu 4: Kiến bò nhiều vào tháng 7 là điềm báo sắp có lụt.
Câu 5: Đất quý như vàng.
Câu 6: Trong các nghề ở nông
thôn, nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, kế đến là làm vườn, rồi đến làm ruộng.
Câu 7: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống) trong nghề trồng lúa nước.
Câu 8: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm dất trong trồng trọt.
 2) Đặc điểm về hình thức diễn đạt (nghệ thuật)
 - Ngắn gọn.
 - Thường có vần (vần lưng).
 - Các vế đối xứng,nhân quả,hiện tượng và ứng xử cần thiết.
 - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
3.Ý nghĩa văn bản.
 Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân nhân ta.
III/Tổng kết : 
 Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh , những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhien6va2 trong lao dộng sản xuất . Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
IV/Luyện tập :
Tuần :20
Tiết : 74	Ngày soạn:25/12/2011
	Ngày dạy:268/12/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
-Hiểu thêm về giá trị nội dung,đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG.
1.Kiến thức
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ ca dao địa phương.
 -Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 -Biết cách sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.
 2.Kỹ năng
 -Biết cách tìm hiểu tục ngữ,ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
- Qua ca dao tục ngữ cĩ thêm hiểu biết và cĩ tình cảm gắn bĩ với quê hương, địa phương nơi mình đang sinh sống.
	III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1: Khởi động
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
* Giới thiệu bài: 
** Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương là 1 việc làm có nhiều ý nghĩa, là dịp để tìm hiểu về địa phương mình để có tri thức về địa phương: Tên đất, tên người, các phong tục, tập quán, các di tích lịch sử, Cách Mạng,  mới xác định được đâu là ca dao, dân ca về địa phương, vừa giúp ta rèn luyện đức tính kiên trì. Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình. 
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đem tập bài soạn cho GV kiểm tra.
-Nghe và ghi tựa bài.
HĐ2 Hình thành kiến thức 
(?) Ca dao - dân ca, tục ngữ là gì?
(?) Thế nào là 1 câu ca dao?
(?) Thế nào là “ Ca dao – dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương”? VD?
* Gợi ý để HS thấy rõ các nguồn sưu tầm:
+ Hỏi cha mẹ, người già cả ở địa phương.
+ Lục tìm trong báo Vĩnh Long (sách báo nói về Vĩnh Long).
+ Các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao nói về địa phương mình 
* Gợi ý cách sưu tầm:
+ Chép vào sổ tay.
+ Phân loại riêng phần ca dao với tục ngữ.
+ Sắp xếp theo thứ tự A, B, C (của chữ cái đầu câu).
* Cá nhân
* Cá nhân:
+ Cần Thơ gạo trắng nước trong
 Ai đi đến đó lòng không muốn về.
+ Sông Cửu Long, con rồng 9 khúc
Tính con người lúc đục, lúc trong
Thương em thương gái má hồng
Thương người nề nếp thuỷ chung một
 Lòng 
..................................................................
* Nghe và tự ghi nhận.
* Nghe và tự ghi nhận.
1/Nội dung :
 Sưu tầm 10 câu ca dao -dân ca, tục ngữ nói về địa phương.
2) Nguồn sưu tầm:
- Hỏi
- Lục tìm trong sách báo
- Tìm trong các bộ sưu tập lớn
3)Cách sưu tầm: 
 - Chép vào vở ( sổ tay)
 - Phân loại 
- Sắp xếp theo mẫu tự
HĐ 3 : Củng cố-Dặn dò
?Thế nào là ca dao-dân ca.
* Mỗi cá nhân sưu tầm 5 câu.
* Tổ trưởng tổng hợp, loại bỏ những câu trùng và sắp xếp (thi đua giữa các tổ).
* Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Đọc và trả lời theo yêu cầu câu hỏi trang 7, 8, 9).
(?) Trong đời sống, em có gặp các vấn đề và câu hỏi như bài tập 1 SGK không? 
(?) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản như đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
(?) Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết.
(?) Từ đó, em thấy nhu cầu nghị luận trong cuộc sống như thế nào?
* HS đọc văn bản: Chống nạn thất học và trả lời các câu hỏi bên dưới.
* Nghe và tự ghi nhận.
 Tuần :20
 Tiết : 75	Ngày soạn:25/12/2011
	Ngày dạy:31/12/2011
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
-Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc-hiểu văn bản.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG.
1.Kiến thức
- Khái niệm của VB nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
	2.Kỹ năng
-Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo,chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu,kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1: Khởi động
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
* Giới thiệu bài: 
** Văn nghị luận là 1 trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống XH của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc. Do đó, muốn làm tốt văn nghị luận, ta phải có khái niệm, quan điểm rõ ràng, biết vận dụng những thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch  Nói chung là biết tư duy trừu tượng. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những thao tác chung nhất về nghị luận phải có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng, có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm, luận cứ nhằm giải quyết 1 vấn đề nào đó.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đem tập bài soạn cho GV kiểm tra.
-Nghe và ghi tựa bài.
HĐ2 : Hình thành kiến thức 
* Cho HS đọc mục a.
(?) Trong đời sống, em có gặp các vấn đề và câu hỏi như thế không? Hãy đặt thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự?
(?) Nhận xét xem bạn có nêu được vấn đề đúng không? Đúng sai thế nào?
(?) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản như đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
(?) Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết.
(?) Từ đó, em thấy nhu cầu nghị luận trong cuộc sống như thế nào?
* Cho HS đọc văn bản: Chống nạn thất học.
(?) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
(?) Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
(?) Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm? (luận điểm: mang quan điểm của tác giả)
(?) Câu có luận điểm có đặc điểm gì?
(?) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào?
Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thực hiện được 
không?
(?) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
(?) Em hiểu thế nào là văn bản nghị luận?
(?) Đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
* Cho HS đọc ghi nhớ.
* Đọc.
* Cá nhân:
+ Vì sao con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Vì sao phải giữ cho trái đất sạch và xanh?
+ Vì sao phải luôn tu bổ và bảo vệ đê điều?
+ Vì sao phải: “ Tiên học lễ, hậu học văn”?
+ Vì sao phải siêng năng, cần mẫn trong học tập?
* Cá nhân:
 Không! Vì các câu hỏi đó đòi hỏi phải trả lời bằng lí lẽ kèm theo những dẫn chứng xác đáng thì mới trả lời được thông suốt (tức là phải nghị luận) – (VD SGV trang 13).
* Cá nhân: 
 Các bài xã luận, bình luận, các ý kiến trong cuộc họp, bài phát biểu.
- Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.
* Đọc.
* Cá nhân: 
- Kêu gọi toàn thể nhân dân VN cùng đi học để ai ai cũng biết đọc, biết viết chữ nước nhà.
- Lên án chính sách ngu dân của Pháp trước đây. Nay đã có độc lập ta phải biết đọc biết viết để góp sức xây dựng nước nhà. Mọi người phải giúp nhau học tập.
* Thảo luận, trình bày:
+“ Một công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí” 
 + “ Mọi người VN  chữ Quốc Ngữ”
+ Tiêu đề: “ Chống nạn thất học”.
* Thảo luận, trình bày:
 Đó là câu khẳng định 1 ý kiến, một tư tưởng.
* Cá nhân:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM tháng 8.
+ Những điều kiện cần phải có để xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng trong thực tế 
trong việc chống nạn thất học.
- Không! Vì trong trường hợp này phải dùng lí lẽ để nêu bật vấn đề, để lời kêu gọi có sức thuyết phục cao làm cho mọi ngườiđều hiểu, đều thấy đúng, hay và cùng hăng hái thực hiện.
* Cá nhân.
* Cá nhân.
* Đọc.
I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1/ Nhu cầu nghị luận :
 Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến, bài phát biểu 
2) Thế nào là văn bản nghị luận: 
Văn nghị luận nhằm trình bày1 tư tưởng,1 quan điểm nào đó bằng luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tơi1 vấn đề trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
HĐ 4: Củng cố-Dặn dò 
? Thế nào là văn bản nghị luận.
* Học ghi nhớ.
* Về làm BT trang 10.
* Chuẩn bị phần luyện tập ở bài tìm hiểu chung về văn nghị luận tiết sau luyện tập
-Trả lời.
* Nghe và tự ghi nhớ.
Duyệt, ngày tháng năm 2011
TTCM
Huỳnh Thị Thúy Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc