Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 32

DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

I . Mục tiêu :

- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Biết sử dụng các dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

II. Kiến thức chuẩn :

 1. Kiến thức :

 Công dụng của dấu chấm lửng, chấm phẩy trong văn bản.

 2. Kĩ năng :

 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản.

 - Đặt câu có dấu chấm lửng, chấm phẩy.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1006Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32	Ngày soạn : 24/3/2012
Tiết: 117,118	Ngày dạy : 02/4/2012
QUAN ÂM THỊ KÍNH
ĐỌC THÊM
Tuần: 32	Ngày soạn :24/3/2012
Tiết: 119	Ngày dạy : 04/4/2012
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I . Mục tiêu :
- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết sử dụng các dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II. Kiến thức chuẩn :
	1. Kiến thức : 
	Công dụng của dấu chấm lửng, chấm phẩy trong văn bản.
	2. Kĩ năng :
	- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản.
	- Đặt câu có dấu chấm lửng, chấm phẩy. 
III. Hướng dẫn - Thực hiện :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định :
Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
* Kiểm tra BT3 tiết luyện tập.
* Lớp trưởng báo cáo.
* Tổ trưởng báo cáo tình hình.
HĐ 2: Hình thành kiến thức 
** Cho HS tìm hiểu mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi.
(?) Cho biết chức năng của dấu chấm lửng trong các ví dụ a,b,c ?
(?) Rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
* Cho HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK trang 122
** Tìm hiểu mục 1 SGK, trả lời:
a.Còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt lê.
b.Sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c.Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”.
-Cá nhân:
+ Rút gọn phần liệt kê.
+ Nhấn mạnh tâm trạng người nói
+ Giãn nhịp điệu câu văn.
+ Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm.
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
1)Dấu chấm lửng: “...”
- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
* Cho HS tìm hiểu mục II SGK và trả lời câu hỏi.
(?) Cho biết chức năng của dấu chấm phẩy trong 2 ví dụ a,b?
(?) Ví dụ nào có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy; Ví dụ nào không thể thay thế được? Vì sao?
 Cho 2 HS đọc to ghi nhớ 2.
* Đọc và tìm hiểu mục II, trả lời :
a.Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b.Ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
* Thảo luận, trả lời:
* Đọc to ghi nhớ.
2) Dấu chấm phẩy “;”
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
HĐ3 : Luyện tập 
* Cho 2 HS đọc to ghi nhớ 2.
* Nêu yêu cầu, cho HS thảo luận.
* Đánh giá, khẳng định.
* Nêu yêu cầu, cho HS thảo luận.
* Đánh giá, khẳng định.
* Tự nghiên cứu thảo luận nhóm, trả lời.
* Bổ sung, đánh giá.
* Tự nghiên cứu thảo luận nhóm, trả lời.
* Bổ sung, đánh giá.
1)a. Biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng ( Dạ, bẩm )
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c. Sự liệt kê chưa đầy đủ.
2)a, b, c Ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
HĐ4 : Củng cố- Dặn dò 
** Học thuộc 2 ghi nhớ.
** Làm tiếp BT3 trang 123.
** Soạn bài: Văn bản đề nghị.
** Nghe và tự ghi nhận.
 Tuần: 32	Ngày soạn : 24/3/2012
 Tiết: 120	Ngày dạy :04/4/2012
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I . Mục tiêu :
	- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
	- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
	- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách
II. Kiến thức chuẩn
	1. kiến thức : 
Đặc điểm của văn bản đề nghị : Hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung ø cách làm loại văn bản này.
	2. Kĩ năng : 
	- Nhận biết văn bản đề nghị.
	- Viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
	- nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
III. Hướng dẫn - Thực hiện :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Thế nào là văn bản hành chính?
Em thấy văn bản nào là văn bản hành chính ?
*Giới thiệu bài 
* Lớp trưởng báo cáo.
* HS trả bài
* Nghe .
HĐ2 : Hình thành kiến thức 
* Cho HS đọc kĩ 2 văn bản SGK trang 124- 125 và nhận xét:
(?) Mục đích viết văn bản đề nghị để làm gì?
* Đọc văn bản mẫu, nhận xét:
+ Mục đích: Đề đạt nguyện vọng, mong muốn chính đáng cần được giúp đỡ, xem xét, thay đổi,
1)Đặc điểm của văn bản đề nghị :
+ Mục đích: Đề đạt nguyện vọng, mong muốn chính đáng cần
(?) Yêu cầu của 1 văn bản đề nghị cần đáp ứng là gì? (về nội dung, về hình thức).
(?) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị?
* Cho HS tìm hiểu câu 3 SGK.
* Yêu cầu HS tìm hiểu mục II, thảo luận câu hỏi:
(?) Nội dung 2 văn bản trình bày theo trình tự nào? (có những mục nào? Sắp xếp theo thứ tự thế nào?)
(?) So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 văn bản đề nghị trên?
?) Các mục quan trọng bắt buộc phải có trong văn bản đề nghị là gì?
(?) Rút ra nhận xét cách làm 1 văn bản đề nghị?
* Cho HS đọc to ghi nhớ.
(?) Tên các văn bản đề nghị thường viết như thế nào?
(?) Các mục trong văn bản đề nghị cần trình bày ra sao? (khoảng cách giữa các mục, lề trên và lề dưới?)
(?) Mục cần chú ý nhất trong văn bản đề nghị là gì?
+ Hình thức: Trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa, đúng mực.
+ Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
+ Tình huống: Cho lớp đi xem phim có liên quan tác phẩm đang học; Tạo điều kiện cho lớp đi sinh hoạt thêm môn Toán chuẩn bị thi.
*Cá nhân:
a, c Viết giấy đề nghị.
b Viết bản tường trình mất xe.
d Viết kiểm điểm cá nhân.
* Tìm hiểu, Thảo luận, trình bày:
+ Dàn mục: SGK.
+ Giống nhau: Các mục và thứ tự các mục.
+ Khác nhau: Nội dung cụ thể: Lí do, sự việc, nguyện vọng.
* Cá nhân nhắc lại mục 2 SGK.
* Đọc ghi nhớ.
* Quan sát, suy nghĩ, trả lời:
- Tên người đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị.
* Cho HS đọc phần lưu ý.
được giúp đỡ, xem xét, thay đổi,
+ Hình thức: Trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa, đúng mực.
+ Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
2) Cách làm văn bản đề nghị :
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ.
b.Địa điểm, ngày tháng
c.Tên văn bản.
d.Nơi nhận đề nghị.
e.Người đề nghị.
f.Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị với nơi nhận.
h.Người viết kí tên, ghi rõ họ tên.
3)Lưu ý :
HĐ3: Luyện tập 
* Cho HS đọc yêu cầu BT1
(?) So sánh lí do viết đơn và đề nghị để thấy điểm giống và khác nhau chỗ nào?
(?) Trao đổi với các bạn trong tổ để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị?
** Bổ sung, chốt lại vấn đề học sinh cần tránh.
** Đưa thêm 2 văn bản đề nghị có chỗ chưa đúng (Thiết kế bài giảng NV7 trang 151, 152 ) – Treo bảng phụ:
(?) Chỉ ra những chỗ sai (còn thiếu) và hướng sửa chữa?
* Đánh giá, khẳng định.
* Nêu yêu cầu.
* Thảo luận, trả lời.
* Trao đổi, thảo luận tổ, nêu ý kiến.
* Tổ khác bổ sung.
* Nghe và ghi nhận.
* Quan sát, nhận xét.
* Thảo luận, trình bày
* Bổ sung.
1) Lí do giống nhau ở chỗ: Cả hai đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
Khác nhau:
+ Đơn: Nguyện vọng cá nhân.
+ Đề nghị: Nhu cầu tập thể.
2)Thiếu quốc hiệu, ngày tháng, kí tên.
- Không đềõ ai gởi, ai gởi.
- Nội dung dài dòng, ý kiến không rõ ràng.
-Thiếutrangnhã, lễ phép.
- Chưa sáng sủa
HĐ4: Củng cố- Dặn dò 
** Học thuộc bài ghi (ghi nhớ)
** Tập viết 1 văn bản đề nghị thường gặp: Tổ điện đến sửa, sửa ống nước, Thay bàn học, 
** Soạn bài theo 10 câu hỏi ôn tập phần văn SGK Trang 127,128,129.
Duyệt, ngày tháng năm 2012
TTCM
Huỳnh Thị Thúy Loan
I . Mục tiêu :
	- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống.
	- Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
II. Kiến thức chuẩn :
	1. Kiến thức : 
	- Sơ giản về chèo cổ.
	- Giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
	2. Kĩ năng : 
	- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
	- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
III. Hướng dẫn - Thực hiện :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã?
(?) Kể tên những làn điệu dân ca mà em thường nghe, từng biết. Em thích nhất làn điệu gì? Vì sao?
* Giới thiệu bài: 
* Lớp trưởng báo cáo.
* 2 HS trả bài.
- Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 2: Đọc hiểu văn bản 
 (?) Hãy tóm tắt nội dung vở chèo: “Quan Âm Thị Kính”?
(?) Vị trí và bố cục đoạn trích?
* Phân vai cho HS đọc đoạn trích: Người dẫn, Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
* Cho HS đọc chú thích SGK T118.
* Kiểm tra 1 vài từ theo chú thích SGK T119, 120.
(?) Đoạn trích :Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật?
(?) Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện mâu thuẩn, xung đột của vở chèo? Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo cổ? Theo em, từng người đại diện cho những loại người nào trong xã hội phong kiến VN xưa?
H Đ 3:Phân tích
* Cá nhân dựa vào SGK tóm tắt theo 3 đoạn chính:
Án giết chồng.
Án hoang thai.
Oan tình được giải – Thị Kính thành Quan Thế Âm Bồ Tát.
+ Vị trí: Nửa sau phần 1 án oan giết chồng) nửa đầu là lớp vu quy.
+ Bố cục: 3 đoạn:
Cảnh Thị Kính xén râu mọc ngược nơi cằm chồng. Thiện sĩ bất ngờ, hốt hoảng kêu cứu.
Vợ chồng Sùng ông, Sùng bàdồn dập vu oan con dâu đuổi về nhà cha mẹ.
Thị Kính trá hình nam tử đi tu hành.
* Đọc phân vai.
* Đọc chú thích.
* Cá nhân: 5 nhân vật.
* Thảo luận theo từng cặp và phát biểu:
- Tất cả 5 nhân vật đều góp phần tạo nên mâu thuẩn, xung đột của đoạn trích.
I/Tìm hiểu chung :
1)Tóm tắt vở chèo:
SGK/111,112,113.
2)Đọc đoạn trích :
3)Khái niệm : Chèo.
Chú thích SGK/118.
II/Phân tích
(?) Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Khung cảnh ấy gợi lên không khí gia đình ntn?
(?) Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính đối với Thiện Sĩ, em có nhận xét gì về nàng với tư cách là một người vợ?
(?) Liệt kê và nhận xét về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
(?) Vì sao bà không đếm xỉa đến lời kêu oan thảm thiết của con dâu mà cứ một mực lấn át, vu hãm và nhất quyết đuổi Thị Kính đi?
- 2 nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Thị Kính vàSùng bà.
* Cá nhân:
* Cá nhân:
* Thảo luận, trả lời:
- Hành động: Tàn nhẫn, thô bạo
- Lời nói: Đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả ngày một tăng tiến, 
*Thảo luận, trình bày:
1)Nhân vật Sùng bà:
-Hành động tàn nhẫn, thô bạo.
-Lời nói: độc địa, mạt sát, thô lỗ tục tằn.
Þ Hiện thân mụ ác.
** Chốt: Sùng bà chỉ ra trì trong một lớp nhưng rất tiêu biểu cho một loạt vai trong chèo cổ: 
(?) Trong đoạn trích, Thị Kính là người thế nào? Mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với những ai? Đến lần kêu oan nào nàng mới được cảm thông? Sự cảm thông ấy đến từ ai? Sự cảm thông ấy có ý nghĩa gì?
(?) Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em xung đột kịch đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
.
** Nghe.
*Thảo luận, trình bày:
* Thảo luận nhóm, trình bày:
2)Nhân vật Thị Kính:
-Đáng thương: Xinh đẹp, đoan trang, vì chồng, thương chồng.
-Bất hạnh, bị vu oan: 5 lần kêu oan nhưng 4 lần vô vọng. Chỉ lần cuối được cha đẻ cảm thông trong đau khổ bất lực.
-Kết cục bị đuổi khỏi nhà ® đi tu
Þ Hiện thân vai nữ chính.
(?) Phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà chồng? Việc nàng quyết tâm trá hình nam tử đi tu có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường nhằm giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không? Vì Sao?
* Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK Trang 121. Phân tích từng ý cho HS dễ nhớ, dễ thuộc.
* Phân tích, suy nghĩ, trả lời:
.
* 2 HS đọc ghi nhớ SGK Trang 121.
III/Tổng kết :
Ghi nhớ SGK/Tr 121.
HĐ4: Luyện tập 
(?) Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn: “Nỗi oan hại chồng”?
(?) Nêu chủ đề đoạn trích?
* Cá nhân tóm tắt những ý chính theo đúng trình tự, diễn đạt gọn, rõ.
*Thảo luận, trình bày.
Bài tập 1: Tóm tắt: Nỗi oan hại chồng:
Bài tập 2:
Chủ đề: Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối
(?) Hiểu thế nào về thành ngữ: “Oan Thị Kính” ?
* Nói thêm: Khác: “Oan Thị Mầu” : Không oan, giả vờ để giăng bẫy, lừa bịp để quyến rũ trắng trợn.
*Thảo luận, trình bày.
* Nghe.
lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong XHPK.
Thành ngữ: “Oan Thị Kính” dùng để nói những nỗi oan quá mức, cùng cực và không thể giải bày được.
HĐ 4: Củng cố- Dặn dò 
** Học bài ghi, ghi nhớ.
** Tóm tắt truyện, trích đoạn.
** Soạn bài: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy (theo câu hỏi trang 121- 122).
** Nghe và tự ghi nhận.
mccbcm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc