Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Phương pháp thuyết minh

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Kiến thức về văn bản thuyết minh.

 - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh .

 2. Kĩ năng

 - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng .

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật .

 - Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống .

 - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu .

 - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp như định nghĩa , so sánh , phân tích , liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc , đặc điểm, công dụng của đối tượng .

 3. Thái độ : Có cách nhìn chính xác về phương pháp thuyết minh .

 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 
Tiết 47
Tuần :12
Taäp laøm vaên : PHÖÔNG PHAÙP THUYEÁT MINH
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Kiến thức về văn bản thuyết minh.
 - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh .
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng .
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật .
 - Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống .
 - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu .
 - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp như định nghĩa , so sánh , phân tích , liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc , đặc điểm, công dụng của đối tượng .
 3. Thái độ : Có cách nhìn chính xác về phương pháp thuyết minh .
 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Giúp HS Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lập văn bản .
III. CHUẨN BỊ
- Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ. 
 - Học Sinh : Vở bài tập ,vở bài soạn. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS (1 phút)
 2. Kiểm tra miệng: (4 phút)
 Câu 1 : Nêu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh. (6 điểm)
 Câu 2 : Cho các đề sau , em hãy cho biết đề tài nào đòi hỏi phải sử dụng kiểu văn bản thuyết minh(4đ) .
 a. Chơi đu .
 b. Làng mạc ngày mùa .
 c. Một đêm trăng trung thu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc .
 d. Thủ đô Hà Nội .
 e. Mùa thu Hà Nội 
Đáp án :
 Câu 1 : Vai trò, đặc điểm văn bản thuyết minh
 - Là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức( kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích .
 - Văn bản thuyết minh có những đặc điểm chung :
 + Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật , hiện tượng .
 +Tri thức :khách quan, xác thực, hữu ích cho con người .
 + Phương thức : trình bày, giới thiệu, giải thích.
 + Ngôn ngữ : Chính xác , rõ ràng, cô đọng , chặt chẽ. 
 Câu 2: 
 a. Chơi đu .
 b. Làng mạc ngày mùa . (miêu tả)
 c. Một đêm trăng trung thu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc .( biểu cảm )
 d. Thủ đô Hà Nội .
 e. Mùa thu Hà Nội .( miêu tả + biểu cảm )
3. Tiến trình bài học (33 phút)
HOAÏT ÑOÄNG GIỮA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoaït ñoäng 1: Giôùi thieäu baøi (1 phút)
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu đôi nét về văn thuyết minh. Với tiết học hôm nay thì chúng ta tìm kĩ hơn trong một văn bản thuyết minh thì cần phải sử dụng các phương pháp thuyết minh nào, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
Hoaït ñoäng 2: Tìm hieåu caùc phöông phaùp thuyeát minh (20 phút)
? Các văn bản thuyết minh vừa học ( cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Con giun đất, Khởi nghĩa Nông Văn Vân) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các lọai tri thức gì.
- Tri thức về sự vật trong đời sống ( cây dừa)
- Tri thức về khoa học sinh học (lá cây có màu xanh lục,con giun đất)
- Tri thức về lịch sử (Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
- Tri thức văn hóa( Huế)
? Làm thế nào để có các tri thức ấy.
 - Quan sát, học tập , tích lũy tri thức
? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào.
- Quan sát : nhìn , xem xét ra sự vật có những đặc trưng gì, có mấy bộ phận
- Học tập : Tìm tòi, nghiên cứu, tra cứu sự vật, hiện tượng qua sách báo...
- Tích lũy : ghi chép, chọn lọc, góp nhặt những tri thức..(Tham quan .à Có tri thức.)
? Theo em, các tri thức thuyết minh cần đạt những yêu cầu gì ? Tại sao .
- Tri thức trong bài văn thuyết minh cần phải khách quan, xác thực, khoa học, không hư cấu, không tưởng tượng..
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không .
- Không thể được vì văn bản thuyết minh cần có tri thức thực tế chính xác.
? Qua đó, ta có thể rút ra kết luận gì về những yêu cầu đối với một bài văn thuyết minh.
GV chốt : Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh phải có tri thức-> Tri thức phải chính xác, khoa học.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp thuyết minh
GV: Treo baûng phuï caùc caâu a, b, c, d, e, g vieát saün.
Học sinh đọc vd a /sgk /126.
?Trong vd trên, ta thường gặp từ gì .
- Từ là -> Biểu thị ý nghĩa của sự giải thích
? Sau từ ấy ,người ta cung cấp những gì về đối tượng .
- Tri thức : Cung cấp về đặc điểm, công dụng, nguồn gốc, thân thế của đối tượng .
? Kiểu câu này giúp cho người đọc hiểu điều gì trog văn bản thuyết minh ? Nó thuộc kiểu câu gì.
- Giúp người đọc hiểu rõ đối tượng rõ ràng, cụ thể -> Kiểu câu định nghĩa.
? Ở đoạn văn này tác giả đã dùng phương nào để thuyết minh.
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh.
? Vị trí của câu định nghĩa thường được sử dụng ở vị trí nào của bài văn thuyết minh? Nêu tác dụng.
- Thường đứng đầu văn bản-> giới thiệu đối tượng.
BT: Hãy định nghĩa sách là gì .
- Sách là phương tiện giữ gìn và truyền hóa kiến thức, là đồ dùng cần thiết của học sinh để học tập .
Học sinh đọc vd b /sgk /127.
? Đoạn văn này sử dụng phương nào.
- Phương pháp : liệt kê
THTV 7 : Hãy cho biết phương pháp liệt kê được sử dụng như thế nào trong văn bản .
- Phương pháp liệt kê : Kể ra lần lượt các đặc điểm , tính chất của sự vật.
? Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc.
- Tác dụng : giúp người đọc hiểu sâu sắc , toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh .
Học sinh đọc vd c /sgk /127.
?Chỉ ra ví dụ trong đọan văn trên ? Tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng .
- Ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la .
- Tác dụng : Các vd cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc , khiến cho người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp .
Học sinh đọc vd d /sgk /127.
? Đoạn văn trên cung cấp những số liệu nào ? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không.
- Dưỡng khí chiếm 20% , thán khí chiếm 3%.
- Một héc- ta cỏ hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kh dưỡng khí.
- Tác dụng : Nếu k có các số liệu ấy thì người đọc có thể chưa tin vào nội dung thuyết minh . Khẳng định độ tin cậy cao của tri thức được cung cấp.
Học sinh đọc vd e /sgk /128.
? Đoạn văn trên sử dụng phương pháp gì.
- Phương pháp so sánh
THTV 6 : Thế nào là so sánh ?
? Chỉ ra phương pháp so sánh trong đoạn văn và nêu tác dụng.
- So sánh biển TBD với các Đại Dương khác.-> dễ dàng hình dung được bề mặt của trái đất.
-> Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung cần thuyết minh .
Học sinh đọc vd g /sgk /128.
? Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào.
- Huế là sự kết hợp hài hòa của núi , sông , biển 
- Huế đẹp với cảnh sắc sông núi 
- Huế còn có những công trình kiến trúc nổi tiếng .
- Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình .
- Huế còn nổi tiếng bởi những món ăn .
- Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường 
? Cách trình bày trên có tác dụng gì.
- Giúp người đọc hiểu biết về Huế tường tận hơn.
? Cách trình bày trên gọi là phương pháp gì.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
GV củng cố ghi nhớ SGK/124
? Trong văn bản thuyết minh , muốn có tri thức tốt thì người viết phải làm gì .
- Quan sát, học tập , tích lũy tri thức
? Theo em đối với văn bản thuyết minh thì người ta chỉ thuần túy sử dụng một phương hay là như thế nào.
- Cần phải kết hợp nhiều phương pháp để làm sáng tỏ, dễ hiểu, dễ thuyết phục.
? Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh , chúng ta cần kết hợp những phương pháp nào.
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp dùng số liệu ( con số)
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại, phân tích
GV gọi HS đọc Ghi nhớ : SGk/ 128
Hoaït ñoäng 3 : Luyeän taäp (12 phút)
HS đọc yêu cầu BT1/sgk/ 128 .
HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa .
HS đọc yêu cầu BT2/sgk/ 128 .
HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa 
HS đọc yêu cầu BT3 /sgk/ 129. 
HS trao đổi nhóm. 
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa .
I. Tìm hieåu caùc phöông phaùp thuyeát minh
 1. Quan sát, học tập , tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh.
- Quan sát : nhìn , xem xét ra sự vật có những đặc trưng gì, có mấy bộ phận
- Học tập : Tìm tòi, nghiên cứu, tra cứu sự vật, hiện tượng qua sách báo...
- Tích lũy : ghi chép, chọn lọc, góp nhặt những tri thức..(Tham quan .à Có tri thức.)
- Tri thức trong bài văn thuyết minh cần phải khách quan, xác thực, khoa học, không hư cấu, không tưởng tượng..
2. Phöông phaùp thuyeát minh
 a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 b. Phương pháp liệt kê
 c. Phương pháp nêu ví dụ
 d. Phương pháp dùng số liệu ( con số)
 e. Phương pháp so sánh
 g. Phương pháp phân loại, phân tích
 * Ghi nhôù: SGK/128
II . Luyện tập
 1. BT 1/sgk/128.
 a. Kiến thức khoa học( y khoa): tác hại của khói thuốc lá.
 b. Kiến thức xã hội: tâm lý lệch lạc của số người coi hút thuốc lá là lịch sự.
 2. BT 2/sgk/128.
 a. Phương pháp so sánh: Thuốc lá với HIV với giặc
 b. Phương pháp phân tích: Tác hại của Hi- cô- tin với khí cacbon
 c. Phương pháp số liệu: Tiền mua thuốc, tiền phạt ở Bỉ.
 3. BT 3/sgk/129.
a. Kiến thức :
 - Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Về quân sự.
 - Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.
 b. Phương pháp : Dùng số liệu và các sự kiện.
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4 phút)
 ? Trong văn bản thuyết minh , muốn có tri thức tốt thì người viết phải làm gì .
 - Quan sát, học tập , tích lũy tri thức
 ? Theo em đối với văn bản thuyết minh thì người ta chỉ thuần túy sử dụng một phương hay là như thế nào.
 - Cần phải kết hợp nhiều phương pháp để làm sáng tỏ, dễ hiểu, dễ thuyết phục.
 ? Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh , chúng ta cần kết hợp những phương pháp nào.
 - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Phương pháp liệt kê. Phương pháp nêu ví dụ. Phương pháp dùng số liệu ( con số) . Phương pháp so sánh . Phương pháp phân loại, phân tích
5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) (3 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học bài, học ghi nhớ, hoàn chỉnh các bài tập vào VBT
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 - Chuẩn bị “ Trả bài kiểm tra văn, bài TLV số 2”
 + Văn bản: Xem lại các văn bản, nội dung, nghệ thuật.
 + TLV: Xem lại lý thuyết văn biểu cảm, tập viết bài văn cho hoàn chỉnh.
 V. PHỤ LỤC : tư liệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap thuyet minh_12179451.doc