Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài: Ôn tập

BÀI TẬP

Đề bài:

Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Văn bản 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:

 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

( Hồ Chí Minh)

5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.

6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.

7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?

8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Gợi ý:

1- Thể thơ tự do.

2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

 - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

 - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

 - Như gió nước không thể nào nắm bắt

 Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

 

docx 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên? 
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát trên? 
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? 
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Văn bản 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  
       “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
         Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút”
  (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người -  Nanomic.com.vn)     
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ  và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. 
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2: 
- Các biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ:  Hãy sống như, và sao không là
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 
Câu 5:
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
Câu 6:
Thao tác lập luận diễn dịch.
Câu 7:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
 - Phương thức thuyết minh.
"Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Mưa trôi cả bầu trời nắng, trượt theo những nỗi buồn
Thấm ướt lệ sầu môi đắng vì đánh mất hy vọng 
Lần đầu gặp nhau dưới mưa, trái tim rộn ràng bởi ánh nhìn 
Tình cảm dầm mưa thấm lâu, em nào ngờ.
Mình hợp nhau đến như vậy thế nhưng... không phải là yêu! 
Và em muốn hỏi anh rằng chúng ta là thế nào? 
Rồi... lặng người đến vô tận, trách sao được sự tàn nhẫn 
Anh trót vô tình thương em như là em gái.
Đừng lo lắng về em khi mà em vẫn còn yêu anh 
Càng xa lánh, càng trống vắng tim cứ đau và nhớ lắm
Đành phải buông hết tất cả thôi, nụ cười mỉm sau bờ môi 
Ấm áp dịu dàng vai anh, em đã bao lần yên giấc.
Nhìn trên cao khoảng trời yêu mà em lỡ dành cho anh
Giờ mây đen quyện thành bão, giông tố đang dần kéo đến 
Chồi non háo hức đang đợi mưa, rất giống em ngày xưa 
Mưa trôi để lại ngây thơ, trong giấc mơ buốt lạnh.
(Lời bài hát "Em gái mưa" của Hương Tràm) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của văn bản? Và lý giải. 
Câu 2: Xác định từ 2 biện pháp nghệ thuật có trong văn bản? Hãy nêu lên tác dụng"
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay...
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời hiện thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: Ba! Ba!
 	 (Đặng Việt Ca)
Câu 1. Bài thơ bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường?
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ.
Câu 3. Nêu đại ý của bài thơ.
Câu 4. Chỉ ra hai hình ảnh ẩn dụ ấn tượng trong bài thơ
ĐÁP ÁN
PHẦN ĐỌC – HIỂU
1. Âm thanh tiếng gọi ba của em bé.
2. Nhan đề: ngôi sao của ba; con là ngôi sao 
3. Niềm hạnh phúc dâng tràn của người cha khi đứa con cất tiếng gọi ba.
4. Biện pháp ẩn dụ
+ sao cũ, trăng già: chỉ người cha và người mẹ
+ Sao mới: chỉ đứa con	
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 	Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
 (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
1. Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản?
2. Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?
3. Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
ĐÁP ÁN:
PHẦN ĐỌC HIỂU
1.ptbđ: nghị luận; nhan đề: Bệnh vô cảm
2. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.
3.Vì: Đây là một căn bệnh đang tồn tại phổ biến trong con người của xã hội hiện nay, nó không tránh ở một ngành nghề nào bởi vì nó tồn tại trong từng con người trong xã hội hiện đại và như chính tác giả đúc kết “Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
4. Chúng ta cần: Trau dồi nhân cách đạo đức từng ngày, sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện để bồi đắp tâm hồn.Quan trọng hơn chúng ta đầu tiên là phải biết yêu thương mọi người trong gia đình sau đó ta mới có thể yêu thương đồng loại.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? vì sao?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Đáp án
1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. 
Lí do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng đến việc sinh con. Dùng từ ngữ khoa học: thí nghiệm, biến đổi gien.Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả. 
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. 
Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc chuyên ngành khoa học. 
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. 
Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng chịu. Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu. Còn việc khát nước thể hiện con của họ sẽ bị gây hại. 
PHẦN ĐỌC – HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đi thắp nén nhang những ngày đầu năm
Nơi đây là nghĩa trang bao nhiêu người nằm
Nơi ai mỏi bước chân tìm về nương náu
Nhẹ gối đầu, ngừng nỗi đau.
Tôi đi qua tấm bia không in hình dung
Trước mắt những cái tên xa xôi lạ lùng
Sinh ra hay chết đi giờ như dĩ vãng
Người ghé ngang, rồi biến tan
Những đêm đông nghe chuyện xưa thấy nhớ
Ngày ấy cha như đứa trẻ thơ bỡ ngỡ
Bà lão không tên xa rồi
Người cũ như cơn gió trôi
Hồi ức nơi cha đong đầy những ấm áp chưa vơi.
Giữa mênh mang bao điều chưa biết tới
Người hãy cho tôi cúi đầu nghe dẫn lối
Ngày sau lúc tôi như là một cơn gió bay thoáng qua
Đời nhắc hay quên người lạ vội vã.
 (Hồi ức – Phan Mạnh Quỳnh)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản?
2. Nội dung của văn bản?
3. Nét văn hóa nào được nhắc đến trong văn bản? Ý nghĩa của nét văn hóa đó trong đời sống tâm linh của người Việt.
Đáp án:
 Phần đọc – hiều
1.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuât, phương thức biểu đạt : Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
2.Hồi Ức lấy ý tưởng từ những ngày còn nhỏ tác giả được theo chân người thân ra nghĩa trang thăm mộ. Kí ức bình dị thuở ấu thơ này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của tác giả và bài thơ như một lời tri ân đến những người đã khuất.
3.Văn hóa: Tảo mộ,: Nét văn hóa này thể hiện sự kính trọng, yêu thương những người đã khuất.
Phần đọc – hiểu : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
Lâu nay tôi vẫn sống giữa phố xá đông vui
Tiếng xe che tiếng nói
Lâu nay tôi vẫn sống giữa laptop tivi
Người đi qua nhau chẳng một câu
Hôm nay tôi muốn đến những góc phố xa xôi
Những nơi chưa ai tới
Hôm nay tôi muốn đến những ngóc ngách thôn quê
Giờ đây tôi cất hết bao nỗi buồn
Xách balo lên và đi
Không nghĩ suy lo âu về ngày mai
Bon bon trên những chuyến xe
Cất hết bao nỗi buồn
Phá không gian giam cầm ta
Trong những ưu tư mỗi ngày
Đón lấy thế giới tôi đang nhìn
Kìa trông ra đằng xa xa
Ba bốn anh đang dắt trâu ra đồng
Kìa trông theo thuyền lênh đênh
Tôm cá tươi
Bác ngư dân cười vui
Kìa cô em miền trung du
Trên núi cao
Ôi má hây hồng đào
Kìa sông sâu rừng hoang vu
Mang nét kia
Không nơi đâu sánh bằng
Ôi Việt Nam!
 (Việt Nam những chuyến đi – VicKy Nhung)
1. Xác phong cách ngôn ngữ ? Tìm biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong văn bản?
2.Hình ảnh đất nước Việt nam hiện lên trong văn bản như thế nào?
3.Cảm xúc của tác giả về đất nước Việt nam ra sao?
Đáp án
Phần đọc hiểu
1.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.Nghệ thuật: lặp cấu trúc
2.Hình ảnh đất nước Việt nam hiện lên qua : Những con người vùng thôn quê bình dị với những công việc đậm chất Việt Nam xưa như “Ba bốn anh đang dắt trâu ra đồng” những cong việc quen thuộc của những vùng chài ven biển”Kìa trông theo thuyền lênh đênh.Tôm cá tươi.Bác ngư dân cười vui” và những hình ảnh về niềm núi qua” cô em miền trung du.Trên núi cao.Ôi má hây hồng đào hay “Kìa sông sâu rừng hoang vu” Tất cả hình ảnh được tác giả thâu tóm qua ba miền Bắc Trung Nam thật gần gũi, giản dị, chân thực gợi cho người đọc biết bao xúc cảm yêu mến về đất nước con người VN.
3.Qua văn bản này cho ta thấy tác giả là một người rất yêu đất nước và con người VN. Bản thân tác giả là một người con biết yêu quý, tôn trọng đất nước, qua văn bản là những lời ca ngợi chân thành, những cảm xúc chân thực của người viết về một Việt Nam không nới đâu sánh bằng trong trái tim của tác giả.
nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
PHẦN ĐỌC – HIỂU: 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên? 
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát trên? 
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? 
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2: 
- Các biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ:  Hãy sống như, và sao không là
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 
PHẦN ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. 
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
 (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. 
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? 
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1 
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
Câu 2: 
Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 3: 
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, 
Câu 4: 
Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, ), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, ), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. 
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
                    ( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ
   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
   - Như gió nước không thể nào nắm bắt
   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên  thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.
4- Gợi ý : sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố như:
– Không lai căng tức không chen tiếng Tây, tiếng Mỹ vào.
– Không tối nghĩa.
– Không gây hiểu lầm.
– Giản dị. (không cầu kỳ, rắc rối)
– Lịch sự, thanh tao.
+Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?
Hiện nay ngôn ngữ TV đã và đang ngày càng bị xâm phạm 1 cách quá mức.Đó là do cách sử dụng của giới trẻ còn bừa bãi chưa ý thức được ngôn ngữ là tài sản quý báu của dân tộc nên có những hành động thiếu tính tôn trọng,lịch sự. Chúng ta không ít khi nhìn thấy những trường hợp vi phạm:
-Việc chửi tục,nói bậy là rất phổ biến khiến cho vô hình chung TV bị vấy bẩn một cách vô ý thức
-Dùng các ký hiệu “ tây- ta” lẫn lộn và dùng nó ở mọi lúc,mọi nơi khiến cho nhiều lúc chính các bậc cha mẹ,các nhà ngôn ngữ học cũng phải “ bất lực”Ngay trong câu các em cũng sử dụng tiếng nước ngoài
-Không dừng lại ở đó,một thực trạng đáng buồn và đang được xh quan tâm là giới trẻ hiện nay không những sử dụng sai mục đích của ngôn ngữ khi giao tiếp,phát ngôn mà còn bị mắc các lỗi cơ bản về câu như: lỗi về dấu câu,lỗi về quan hệ ngữ pháp,lỗi về phong cách văn bảntrong đó có lỗi phổ biến và điển hình là lỗi chính tả
+Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 
-Bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện từ lời nói đến hành vi.
-Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái.
-Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả.
– Giải pháp khác 
Kết bài :
Chủ tịch HCM đã nói: “ Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý báo của dân tộc ta” hay như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “ Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua”.Đúng thế để có được ngôn ngữ đã có biết bao nhiêu các anh hùng đã phải ngã xuống vì độc lập tự do hay nói đúng hơn là vì tiếng nói,vì ngôn ngữ dân tộc trên trái đất này.Chúng ta-những thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần ý thức được vai trò của ngôn ngữ TV trong cuộc sống để TV mãi mãi trường tồn,trong sáng và phát triển .
PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ ơi, con đã già rồi.Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con.Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẫn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo, ngoài hiên.Mùa đông cây bàng lá đổ.
Ngày xưa chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn cha , thương cha chí lớn không thành.
Biển sóng thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi.Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.
Trèo lên đỉnh núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ.
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ.
 (Mẹ tôi – Trần Tiến)
Câu 1. Chủ đề của bài hát?
Câu 2. Nghệ thuật sử dụng trong lời bài hát trên? Nêu tác dụng?
Câu 3. Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài hát như thế nào?
4. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về lời hát sau: “ Mẹ ơi! thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”
ĐÁP ÁN:
Phần đọc hiểu
1.Chủ đề: người mẹ: Những kí ức tuổi thơ gắn liền với những tháng ngày em ấm bên gia đình.
2.Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh, liên tưởng.
3.Tác giả, một người con đã trãi qua những năm tháng gian khổ trong cuộc đời, có những phút giây đọng lại bằng một nỗi nhớ về người mẹ da diết, nỗi nhớ về tuổi thơ khi chung sống bên gia đình. Và khi gạt đi những lo lắng muộn ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxBÀI TẬP.docx