Giáo án môn Ngữ văn 8, kì I năm 2017

Tôi đi học

 -Thanh Tịnh-

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2.Kĩ năng: đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, cảm nhận được những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

 - Kĩ năng Suy nghĩ sáng tạo, phân tích bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.

 -Suy nghĩ, sáng tạo:Những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu tiên đi học.

 - Trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.

3.Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong kí ức mỗi con người, giáo dục tình yêu trường lớp, yêu kính thầy, mến bạn.

4. Năng lực: Đoc,hiểu văn bản,- Nêu vấn đề, phân tích,bình giá tác phẩm.

II. ChuÈn bÞ:

 - GV: Bảng phụ, bút lông.

 - HS: soạn bài, SGK

III. tiÕn tr×nh d¹y häc:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sgk, vở ghi, vở bài soạn

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Gv giíi thiÖu HS chó ý l¾ng nghe.

 

doc 220 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8, kì I năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừng rực trong bão giông
=> mtả, so sánh..-> hình dung hai cây phong như 2 anh em sinh đôi, 2 con người sức lực dẻo dai dũng mãnh, tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng: mtả + biểu cảm
-Kỉ niệm và kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về, ám ảnh tâm trí-> Sức mạnh và sự ám ảnh bền lâu, dai dẳng suốt cuộc đời, không phải ai cũng có được tâm trạng ấy.
-Hai cây phong gắn với người thầy đầu tiên có công XD ngôi trường đầu tiên. Chính thầy đã đem hai cây phong về đây cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai. Hai cây phong là 2 nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai
-> Thầy Đuy-sen trồng để gửi gắm ước mơ, hi vọng vào đứa bé nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sẽ lớn, trưởng thành.
III-Tổng kết:
1.Nt: 
-Đoạn trích thể hiện sự quan sát và mtả tinh tế về vẻ đẹp của hai cây phong trong những thời điểm khác nhau
-Văn của A-ma-tốp tràn đầy chất thơ
2.ND
 -Đoạn trích đã mtả vẻ đẹp độc đáo của hai cây phong , từng gắn liền với tuổi ấu thơ bao thế hệ của ngôi làng Ku-ku-rêu, từng mở ra cho các em “thế giới đẹp đẽ vô ngần”, khơi gợi tình yêu và khát vọng khám phá những vẻ đẹp của quê hương.
-Qua hình ảnh của hai cây phong trồng ở ngôi làng mang tên người thầy giáo Đuy-sen, người đọc thấy được niềm biết ơn đối với thầy giáo, mái trường, nơi khai tâm và nuôi dưỡng tình yêu lớn.
Hoạt động 4: Củng cố:
-Tóm tắt đoạn trích?
-Hai cây phong được mtả ntn? Có ý nghĩa gì?
Hoạt động 5: HDVN:
-Nắm chắc nd, nt
-Chuẩn bị tiết sau: Viết bài TLV số 2
------------------------------------------------------------------------
Tiết 51,52( Tự chọn) Ngày soạn:23/10/2017
Ôn tập văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” tình thái từ, luyện viết đoạn văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
2.Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một VB có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả biểu cảm trong một đoạn trích 
 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các h.ảnh trong đoạn trích
3.Thái độ: - GD ý thức hoc tập bộ môn.
4. Năng lực: - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung NT của VB
 -Đọc -hiểu văn bản
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế
 - HS: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
III. tiÕn tr×nh d¹y häc:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới:
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Đánh nhau với cối xay gió:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Giá trị về nội dung & NT: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa trong tiểu thuyế Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên 1 cặp nhân vật bất hủ trong vh thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan-chô Pan-xa cũng có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
 II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Tình thái từ:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản: 
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm 1 số loại đáng chú ý sau:
 III . Phần TLV:
- HD hs ôn tập về Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản: 
Trong vb tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm, làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
IV. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
 I. BTTN: 
1. Bài 7 (Trang 45)
2. Em hãy hoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng nhận định về từ gạc chân: 
- Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi? 
a. Tình thái từ.	
b. quan hệ từ.
- Bố cậu đi có lẽ được đến 3 năm rồi đấy.
a. Tình thái từ.	
b. chỉ từ.
- Ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền đổ vào đấy?
a. Tình thái từ.	
b. chỉ từ.
- Không giết cậu vàng đâu nhỉ!
a. Tình thái từ.	
b. thán từ.
Tôi đã liệu đâu vào đấy.
a. Tình thái từ.	
b. chỉ từ.
 II. BTTL:
1. Gạch chân dưới những tình thái từ vào trong những câu sau:
a. Những tên khổng lồ nào cơ? (Đánh nhau với cối xay gió).
b. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. (Cô bé bán diêm).
c. Giá quẹt 1 que diêm mà sưởi cho đỡ rét 1 chút nhỉ.
d. Em bé reo lên: Cho cháu đi với!
e. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ.
g. Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.
h. Vẫy đuôi à? 
i. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành chịu vậy.
k. Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
l. Vui sao 1 sáng tháng Năm.
n. Cao cả thay những tấm lòng nhân hậu!
m. Mình đã nói với bạn rồi cơ mà!
2. Hãy điền những tình thái từ tìm được trong những câu trên vào bảng dưới đây:
- HD HS làm. 
- Gọi HS trình bày. Nhận xét.
3. Em hãy đọc đoạn văn sau rồi cho biết:
Cu Ron đã đi ngang ra sân tới được mép vườn. Nó ngẩng nhìn cây khế lấm tấm hoa màu tím nhạt. Trên tán cây, 1 đàn chim non đang ríu rít tập bay chuyền. Những chú chim xanh. Chúng vỗ đôi cánh nhỏ màu xanh, chuyền từ cành nọ sang cành kia và hót: “Chiu chít! Chiu chiu chít! Vui thích! Vui vui thích!” Cu Ron toét miệng cười. Đúng là vui thích. Vui thích thật...Từ buổi ấy, hễ cứ nghe tiếng chim: “Chiu chít! Chiu chiu chít! Vui thích! Vui vui thích!” là cu Ron lại náo nức tập đi sâu mãi vào trong vườn.
(Chú đất nung – Nguyễn Kiên)
a. Đoạn văn kể về việc gì?
b. Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
c. Nhận xét ý nghĩa sự kết hợp các yếu tố đó trong đoạn văn.
4. Em hãy phân tích và PBCN về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
- HD HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
5 .Viết một đoạn văn kể về người thân của em .
-HS làm vào vở .
-Đọc và nhận xét .
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 53,54 	 Ngày soạn: 24/10/2017
Viết bài tập làm văn số 2 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức: Nắm được những vấn đề chung và tạo lập văn bản .
 Hiểu được vai trũ của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 
2.Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức để tạo lập một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
3.Thái độ: Có tình cảm với vấn đề mình kể
4. Năng lực: Phát huy năng lực: Đọc- hiểu và tạo lập văn bản, phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của HS.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức thi: Tự luận.
Cách thức tổ chức: Theo lớp.
III . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
I.Đọc – Hiểu văn bản
- Ngữ liệu: Ngoài SGK.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài khoảng 80-150 chữ .
- Nhận biết phương thức biểu đạt
 Hiểu được thông điệp của văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
1,5
15%
2
2.0
20%
II.Làm văn
Văn tự sự
Viết bài văn tự sự đời thường theo chủ đề đã cho.
Nhận biết phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài viết.
Hiểu được chủ đề cần thể hiện trong bài viết.
Tạo lập câu chuyện hoàn chỉnh, có bố cục 3 phần.
Viết bài văn tự sự hấp dẫn, lôi cuốn, sáng tạo, có kết hợp yếu tố nghị luận.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
1
8
80%
1.0
10%
2.0
20%
4.0
 30%
1.0
10%
Tổng cộng
1
1.5
15%
1
3.5
35%
1
4.0
40%
1.0
10%
3
10.0
100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA:
Phần I: Đọc – hiểu (2,0 điểm):
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
“Gia đình nọ rất quý ông lão mù nghèo khổ và rách rưới.Người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm ông lão khoe “Không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ”.Gia đình cũng biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui.” Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”Ông lão mù nói:“Tuyệt thật”.Nhưng tuyệt nhất là đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó”.
 ( Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Câu 1. (0,5 điểm) : Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Câu 2. (1,5 điểm) : Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?
Phần II: Làm văn 
 Câu 3 (8điểm )
 Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy ,cô giáo buồn.
 V. HƯỚNG DẪN CHẤM
 A. YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của häc sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; trân trọng những bài có phát hiện và giọng điệu riêng, có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, thể hiện tố chất của học sinh. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là sáng tạo, hợp lý, có sức thuyết phục.
- Tổng điểm của toàn bài là 10, làm tròn đến 0,5. 
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, dùng câu 
II.PHẦN LÀM VĂN:
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để biết bài văn tự sự 
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng , lập luận thuyết phục , diễn đạt mạch lạc , không mắc lỗi chính tả, dùng gtừ, đặt câu.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
Đọc – Hiểu
1
 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 
0.5.
2
Thông điệp: 
Biết quan tâm người khác nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình là cách để ta lớn lên.
Bài học sâu sắc về tình thương: Thương người như thể thương thân
Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với thái độ sống có tình thương, có trách nhiệm với mọi người.Phê phán thái độ sống cá nhân , ích kỷ,tầm thường.
0,5
0,5
0,5
0,5
Làm văn
3
- Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào làm văn tự sự.
- Bµi viÕt cã bè côc ba phần chÆt chÏ, diÔn ®¹t tr«i ch¶y, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶, dïng tõ ®Æt c©u.
- Có cách diễn đạt sáng tạo, cách dẫn dắt, kể chuyện hấp dẫn, mới mẻ. 
1,0
0,5
0.5
 Trªn c¬ sở hiÓu biÕt cña HS, c¸c em cã thÓ cã nhiÒu h­íng viÕt bµi vµ lµm bµi kh¸c nhau, sau ®©y lµ mét sè gîi ý cã tÝnh chÊt ®Þnh h­íng:
Giới thiệu vấn đề: giới thiệu chung về câu chuyện định kể.
 - Diễn biến câu chuyện :
 + Lí do phạm lỗi
 + Nguyên nhân , diễn biến, hậu quả của sự việc
 + Người phạm lỗi và những người có liên quan
 + Suy nghĩ ,tình cảm sau khi sự việc xảy ra
 - Kết thúc câu chuyện giàu ý nghĩa, thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng thầy cô.
6.0
Điểm toàn bài: I + II = 10.0 điểm
Tiết 55 Ngày soạn: 25/10/2017	 
Nói quá
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức: 
 -Nắm được khái niệm nói quá
 - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
2.Kĩ năng: 
 - Sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp. 
3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc trong học tập. 
4. Năng lực:
 - Ra quyết định: sử dụng các phép tu từ nói quá và cách sử dụng 
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nói quá
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: Sgk, nghiên cứu bài.
 - HS: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
III. tiÕn tr×nh d¹y häc:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân biệt từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương về từ vựng và ngữ âm?
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv giíi thiÖu HS chó ý l¾ng nghe.
 Ở chương trình lớp 6 và lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu được các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu 1 biện pháp tu từ nữa , đó là phép “Nói quá”
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Đọc các câu tục ngữ, ca dao trong sgkT101 
? Cách nói của những câu trên có đúng sự thật không? Thực chất mấy câu này nhằm nói lên điều gì?
? Cách nói như vậy có td gì?
(So sánh với các câu đồng nghĩa tương ứng: Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất dài ; mồ hôi ướt đẫm)
? Vậy theo em thế nào là nói quá? Td?
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau?
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá?
? Đặt câu với các biện pháp nói quá?
? Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
? Phân biệt sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác?
I-Nói quá và tác dụng của nói quá:
*Xét ví dụ:
-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-> Nói quá sự thật
Tác dụng: Nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc, tăng sức biểu cảm.
*Ghi nhớ: SgkT102
II-Luyện tập:
BT1:
sỏi đáthành cơm
-> Thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (Nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
b.  đi lên đến tận trời.
-> Vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c.Thét ra lửa.
-> Người có quyền sinh, quyền sát đối với người khác
BT2:
a.Chó ăn đá, gà ăn sỏi
b. Bầm gan, tím ruột
c. Ruột để ngoài da
d. Nở từng khúc ruột
đ. Vắt chân lên cổ
BT3:
-Cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
-Đoàn kết là sức mạnh dời non, lấp bể
-Mình đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này
BT4: 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá: ngáy như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, Lúng túng như gà mắc tóc
BT5: Hs tự làm
BT6: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích
-Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
-Nói khoác: làm cho người nghe tin vào những điều không có thực-> tiêu cực
 Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là nói quá? Td?
 Hoạt động 5: HDVN:
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4,5
-Chuẩn bị tiết sau: “Ôn tập truyện kí VN”
******************************Tiết 56 	 Ngày soạn: 26/10/2017
Ôn tập truyện kí Việt Nam
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức: 
- Hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản về các VB truyện, kí Việt Nam hiện đại đã học ở HKI.
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, PTBĐ, nội dung, nghệ thuật 
- Những nét độc đáo về nội dung nghệ thuật của từng VB
- Đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm truyện
2.Kĩ năng: 
- Kĩ năng bài dạy:
+Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm VH trên một số phương diện cụ thể
+ Cảm thụ những nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học
3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà 
4. Năng lực:
 - Ra quyết định: đưa ra những thông tin chính xác về truyện kí Việt Nam 
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách truyện kí Việt Nam
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế
 - HS: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
III. tiÕn tr×nh d¹y häc:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong giờ ôn tập
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv giíi thiÖu HS chó ý l¾ng nghe.
I-Hệ thống các văn bản truyện kí hiện đại VN đã học:
Tên văn bản
Tác giả
Thời gian sáng tác - Thể loại
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật đặc sắc
Tôi đi học
Thanh Tịnh
1941 - Truyện ngắn
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học
-Tự sự + mtả, biểu cảm
-Tự sự kết hợp với trữ tình, những hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo
Trong lòng mẹ
(Trích “Những ngày thơ ấu”)
Nguyên Hồng
1948- Hồi kí
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ.
-Tự sự + trữ tình
-Kể chuyện + mtả, biểu cảm
-Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt, những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.
Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn”)
Ngô Tất tố
1939 - Tiểu thuyết
-Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân pk, tố cáo chính sách thuế khóa vô nhân đạo.
-Ca ngợi phẩm chất cao quý và sức mạnh tiềm tàng, mạnh mẽ của chị Dậu cũng là người phụ nữ VN trước CM tháng tám năm 1945 
-Ngòi bút hiện thực khỏe khoắn, giàu tinh thần lạc quan.
 -XD tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lí.
-XD, mtả nhân vật chủ yếu qua hành động trong thế tương phản với các nhân vật khác
Lão Hạc (Trích “Lão Hạc”)
Nam Cao
1943 - Truyện ngắn
-Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân VN trước CMT8
-Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ
-Tài năng khắc họa nhân vật rất cụ thể, sống động, đặc biệt là nt phân tích và mtả tâm lí nhân vật. Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt, ngôn ngữ chân thật, giản dị, tự nhiên
II-Sự giống và khác nhau về nd và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”:
1.Giống nhau:
a.Thể loại: Văn bản tự sự hiện đại
b.Thời gian ra đời: Trước CMT8, giai đoạn 1930-1945
c. Đề tài, chủ đề: 
-Con người và cs XH đương thời của các tác giả.
-Đi sâu mtả số phận nhnững con người cùng khổ, bị vùi dập
d.Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo ( Yêu thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa)
đ.Giá trị nghệ thuật:
-Bút pháp hiện thực gần gũi với cs
-Ngôn ngữ giản dị, cách kể chuyện và mtả, tả tâm lí và tả người rất cụ thể , hấp dẫn.
2.Khác nhau:
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt
Đề tài, chủ đề cụ thể
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật đặc sắc
Trong lòng mẹ
Hồi kí (tiểu thuyết tự thuật, tự sự + trữ tình)
Tình cảnh khốn cùng của đứa trẻ mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng xa.
-Nỗi đau xót, tủi hận và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa, cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được mằn trong lòng mẹ.
-Giọng văn vừa chân thành vừa tha thiết, cảm xúc tuôn 
trào, chan chứa manh liệt, 
so sánh, liên tưởng mới mẻ.
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết (tự sự)
Người nông dân cùng khổ bị đè nén, áp bức đã uất ức vùng lên.
-Tố cáo chế độ bất nhân, tàn ác, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông dân VN trước CMT8/1945
-XD nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,
 trong thế tương phản 
với các nhân vật khác.
-Kể chuyện + mtả sống
 động.
Lão Hạc
Truyện ngắn (tự sự + trữ tình)
Một ông già nghèo. Giàu lòng tự trọng đã tự dằn vặt vì đã trót lừa 1 con chó, đã tự tử vì muốn giữ được mảnh vườn cho con.
-Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
-Nhân vật được mtả và
 phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc. Kể chuyện linh hoạt
giọng văn trầm buồn,
 chân thực, kết hợp với
 trữ tình và triết lí.
? Trong văn bản trên, em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
Hoạt động 4. Củng cố:
-Nhắc lại tên các văn bản truyện kí VN đã học (NV8T1)
-So sánh để thấy rõ sự giống và khác nhau về nd và nt?
Hoạt động 5. HDVN:
-Ôn lại bài.
-Soạn bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
---------------------------------------------------------------
Tiết 56 	 Ngày soạn: 28/10/2017
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức: 
 Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế việc sử dụng và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. 
 -Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất. 
2.Kĩ năng: Đọc và phân tích văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục. 
3.Thái độ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông hs có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt. Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong sạch, ý thức tuyên truyền vận động mọi người có kiểu biết và có hành động cụ thể để hưởng ứng Ngày Trái Đất nhằm bảo vệ môi trường. 
4. Năng lực:
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về việc sử dụng bao bì ni lông, giữ gìn MT 
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục trong thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của VB
- Tự quản bản thân: kiên định hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế
 - HS: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
III. tiÕn tr×nh d¹y häc:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy kể tên các tác giả và tác phẩm truyện kí VN đã được học và ôn tập?
? Em hãy nêu một nhân vật mà em có ấn tượng mạnh nhất trong số các truyện kí đã học. Thử giải thích vì sao em có ấn tượng đó?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv giíi thiÖu HS chó ý l¾ng nghe.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-GV hd hs đọc: Giọng rõ ràng, mạch lạc, lưu ý các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
-Gv đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp, nhận xét.
-Giải thích thuật ngữ Pla-xtic
? Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản nào?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nd từng phần?
Cấu trúc: 3 phần
 +P1: Từ đầu ->  “không sử dụng bao bì ni lông”. Nd: Sự ra đời của Ngày Trái Đất
 +P2: Tiếp ->  “môi trường”
Nd: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
 +P3: Còn lại. Nd: Lời kêu gọi, động viên của mọi người
Theo dõi phần 1 của văn bản và cho biết:
? Ngày nào là Ngày Trái đất?
? Ngày này do tổ chức nào khởi xướng, từ năm nào?
? Từ đó đến này có bao nhiêu tổ chức tham gia tổ chức này? Nd?
? VN tham gia Ngày Trái đất năm nào và với chủ đề gì?
? Vậy, nguyên nhân nào có sự ra đời của ngày này? Tại sao lại không sử dụng bao bì ni lông?
? Từ tính chất hóa học của boa bì ni lông cho biết bao bì ni lông có tác hại ntn?
? Những tác hại cụ thể?
-Hằng năm có 100000 con chim, thú biển chết do nuốt phải bao bì ni lông.
? Việc xử lí bao bì ni lông hiện nay ở VN và trên thế giới có những biện pháp nào? Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy?
? Bài viết đã đưa ra những biện pháp hạn chế sử bao bì ni lông ntn?
? Những biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không?
? Muốn thực hiện được thì cần có điều kiện gì?
? Các biện pháp ấy đã triệt để giải quyết tân gốc vấn để chưa? Tại sao?
? Việc sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông có ý nghĩa ntn?
? Tác giả kết thúc bản thông tin này bằng những lời lẽ ntn?
? Nhận xét về hình thức văn bản?
-Gọi hs đọc ghi nhớ.
-GV hd hs
I-Đoc-Tìm hiểu chung:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc
-Chú thích: Pla-xtic (chất dẻo) còn gọi chung là nh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12224025.doc