Giáo án môn Ngữ văn 8 - Thuế máu

THUẾ MÁU

 (Trích “ Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ai Quốc )

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức :

 - Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản .

 - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.

2. Kĩ năng :

-Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

-Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

3.Thái độ :

-Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương dân tộc; lòng nhân ái, yêu thương người cùng ngộ, căm ghét cái ác, cái giả dối.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Thuế máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 105
Tuần dạy: 28	
THUẾ MÁU
 (Trích “ Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Aùi Quốc ) 
I.MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức :
 - Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản .
 - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Aùi Quốc.
2. Kĩ năng : 
-Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
-Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3.Thái độ : 
-Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương dân tộc; lòng nhân ái, yêu thương người cùng ngộ, căm ghét cái ác, cái giả dối.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP
 Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Nguyễn Aùi Quốc.
III.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phuÏ, tranh 
Học sinh: Đọc kĩ đoạn trích SGK/ 86, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra miệng:
Bài cũ:
-Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bàn luận về phép học” ?(8đ)
Nội dung tự học: - Kiểm tra vở bài tập và trình bày đạt (2đ)
- Ghi nhớ SGK/ 79
 3. Bài mới:
Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1:
- Giới thiệu bài : “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm nổi tiếng viết bằng tiếng Pháp có ảnh hưởng vang dội trong nhân dân, các dân tộc thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.Với lối văn giản dị, sôi nổi, căm thù chủ nghĩa thực dân, chứng cớ rành rành không thể chối cãi được . văn kiện là một lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng cận đại Việt nam. Hôm nay ta tìm hiểu văn bản “Thuế máu” tích từ tác phẩm . Ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Đọc, hiểu chú thích
? Em hãy nêu vài nét về tác giả ?
- Hs nêu tiểu sử Bác Hồ.
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của“Bản án chế độ thực dân Pháp” ?
- Tác phẩm lúc đầu viết bằng tiếng Pháp -1925 in tại Pari, -1946 in ở Việt Nam và năm 1960 viết bằng Tiếng Việt .
( Sách giáo viên /114 .)
- Mục đích chính trị : tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các thuộc địa Á- Phi, bước đầu vạch ra con đường đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho nhân dân các nước thuộc địa .
pHướng dẫn học sinh đọc: giọng hỏi, mỉa mai, đúng ngữ điệu ,rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh các từ lưu ý.
- Giáo viên đọc mẫu , gọi học sinh đọc, nhận xét cách đọc của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích trong sách giáo khoa
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
? Bố cục đoạn trích có thể chia làm mấy phần ?
Phần trích nêu quá trình lừa bịp, bóc lột đến tận cùng đối với người dân bản xứ của bọn quan cai trị - bọn thực dân thuộc địa .
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản ?
- Thuế máu đề cập đến vấn đề thực dân bắt lính ở các nước thuộc địa đưa sang Pháp để làm bia đỡ đạn trong đại chiến thế giới thứ nhất (1914 – 1918) .
=> Cách đặt tên hàm ý mỉa mai châm biếm thủ đoạn dã man, trắng trợn, gian xảo của bọn thực dân . Vạch trần, tố cáo bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân và tội ác của chúng đối với nhân dân các nước thuộc địa .
- Cách xây dựng tình tiết theo trình tự thời gian.
p Gọi hs đọc đoạn 1 (SGK/ 86)
? Em hãy so sánh thái độ các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và sau khi cuộc chiến tranh xảy ra?
- Trước chiến tranh :
 + Người bản xứ : bị xem la øhạ đẳng , tên da đen, An - na- mít hèn hạ.
 + Bị đánh đập đối xử như súc vật .
- Chiến tranh nổ ra :
 + Lập tức họ được tâng bốc vỗ về : con yêu , bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do .
? Từ giọng điệu, cách dùng từ giàu hình ảnh trong lời lẽ để miêu tả thái độ của bọn thực dân đối với người bản xứ, em có nhận xét thế nào ?
- Các từ “thế ấy” “cuộc chiến tranh vui tươi” “lập tức” “đùng một cái”..các mĩ từ, các danh hiệu hào nhoáng được dùng cho người lính thuộc địa..bằng giọng mỉa mai châm biếm -> Nổi bật tính đả kích vào bản chất lừa bịp trơ trẽn của chính quyền thực dân .
 p Gọi hs đọc đoạn 2 : “ Nhưng họ đãmình nữa”
? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ?
- Qua đoạn văn tự sự xen yếu tố biểu cảm miêu tả : số phận thảm thương, cay đắng, chua xót của người lính thuộc địa, dân thuộc địa hiện ra : đi phơi thây, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, đưa thân cho người ta tàn sát, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của nhà thống chế...
+ Người dân làm công việc phục vụ chiến tranh cũng bị bệnh tật chết đau đớn .
 + 8 vạn người bỏ mạng trên đất Pháp
=> Tất cả mang màu sắc châm biếm, đậm cảm hứng mỉa mai chua chát .
I. Đọc, hiểu chú thích.
1.Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả : Nguyễn Aùi Quốc (Hồ Chí Minh )
b. Tác phẩm :
- Trích chương I của “Bản án chế độ thực dân Pháp”- cả tác phẩm gồm 12 chương
2.Đọc: SGK/ 86 : Giọng hỏi, mỉa mai, đúng ngữ điệu .
.II. Tìm hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ :
a. Thái độ của bọn quan cai trị - bọn thực dân thuộc địa đối với người bản xứ :
- Trước chiến tranh :
 + Người bản xứ bị xem làhạ đẳng , tên da đen, An - na- mít hèn hạ.
 + Bị đánh đập đối xử như súc vật.
- Chiến tranh nổ ra :
 + Lập tức họ được tâng bốc vỗ về : con yêu , bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do . 
=> Giọng điệu mỉa mai.
- Nghệ thuật tương phản (sự thay đổi thái độ đôït ngột) làm nổi bật bản chất của bọn thực dân: thủ đoạn, mánh khóe, nham hiểm.
b. Số phận của người dân thuộc địa 
- Họ phải xa lià gia đình quê hương một cách đột ngột .
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích danh dự của kẻ cầm quyền 
=> Sự hi sinh vô nghĩa của người dân thuộc địa được khắc hoạ đậm nét bằng màu sắc châm biếm và mỉa mai chua chát .
4. Câu hỏi và bài tập củng cố: 
- Qua qua trích, em nhận xét thế nào về thái độ của bọn cai trị thực dân ? Và số phận của những người bản xứ như thế nào ?( Thủ đoạn, tráo trở, lừa dối – Đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, áp bức)
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Bài học tiết này:
Nắm vững nội dung vừa phân tích.
Đọc diễn cảm văn bản.
 Bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài tiết sau phần còn lại của đoạn trích “Thuế máu”(tt) 
Phân tích phần còn lại qua trả lời các câu hỏi 3,4,5,6 sgk/ 92. thảo luận phần câu hỏi về nghệ thuật của đoạn trích văn bản .
V. PHỤ LỤC: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 26 Thue mau_12223621.docx