Giáo án môn Ngữ văn 8 - Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Dàn ý thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

1. Mở bài

• Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, . có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

• (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, .)

2. Thân bài

a. Nguồn gốc:

• Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

• Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

• Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

 

docx 25 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Thuyết minh về một thứ đồ dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: Trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).
- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
4/ Bảo quản:
- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.
Kết bài:
Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.
Dàn ý bài văn Thuyết minh về chiếc xe đạp 
Mở bài
Hiện nay, xe đạp là phương tiện giao thông vừa dễ đi lại vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Xe đạp có mặt ở tất cả các nước trên thế giới nhưng nó là phương tiện đi lại chủ yếu ở các nước chưa phát triển.
Chúng ta cùng tìm hiểu để biết xe đạp có từ bao giờ? Cấu tạo của nó ra sao? Nó có tác dụng gì trong cuộc sông của con người?
Thân bài
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:
Năm 1790, chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện ở châu Âu. Xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
Năm 1869, khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Phát minh của Đân-lớp đã được đăng kí sáng chế trong năm 1880. Sau đó, có chiếc săm cũng bằng cao su được bơm căng hơi đặt nằm trong lốp.
Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra, lắp vào được.
Năm 1920, người ta dùng hợp kim để làm khung xe. Nhờ vậy, trọng lượng của xe giảm được rất nhiều.
Năm 1973, ở Calipornia (Mĩ), chiếc xe đạp địa hình được chế tạo.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp
Xe đạp gồm nhiều bộ phận
Các bộ phận chính:
Hệ thông truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, hai trục, bánh trước, bánh sau,
Hệ thống điều khiển: ghi đông + bộ phanh (thắng xe):
+ Khi đi xe, hai tay cầm ghi đông, người ta có thể xoay sang phải hoặc trái theo ý muốn. Bánh xe trước sẽ quay theo hướng xoay của ghi đông.
+ Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh và má phanh. Khi đang đi, muôh dừng xe lại ta bóp chặt tay phanh. Dây phanh sẽ kéo má phanh bám chặt hai bên vành xe. Bánh xe không quay được, xe sẽ dừng lại.
Hệ thông chuyên chở: yên xe (người đi xe ngồi), giỏ đựng đồ (lắp phía trước ghi đông), giá chở hàng (đặt trên khung xe, phía trước yên ngồi, và đặt phía sau yên xe trốn gác
Các bộ phận phụ:
Chuông: dùng để bấm tao ra âm thanh kính coong kính coong báo cho người đi đường biết mà tránh.
Chắn xích: dùng che bên ngoài xích, giúp khi đi xe, quần không bị bẩn do xích cọ xát vào và quần không bị kẹt vào giữa xích và đĩa.
Chắn bùn: dùng để che phía trên hai bánh xe khi bánh xe quay, bùn đất không bắn lên người đi xe.
Chân chống: Dùng để chôĩig cho xe đứng khi cần thiết.
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
- Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
- Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
- Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
- Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.
Kết bài
Xe đạp là phương tiện đi lại thuận tiện, giá thành rẻ.
Xe đạp góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Xe đạp thồ góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp. Đó là phương tiện thuận lợi cho việc chở súng đạn, lương thực phục vụ cuộc kháng chiến.
Ngày nay, chiếc xe đạp thồ đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
GỢI Ý LÀM BÀI
Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
Chiếc xe đạp có từ bao giờ? Ai là người làm ra chiếc xe đạp đầu tiên?
Xe dạp có cấu tạo như thế nào?
Công dụng của xe đạp là gì?
Hiện nay, chiếc xe đạp có còn được sử dụng rộng rãi hay không?
Dàn ý Thuyết minh về chiếc quạt.
A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Chiếc quạt.
- Phạm vi kiến thức: Đồ dùng trong gia đình.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp tu từ và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý: 
I - Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.
II - Thân bài:
1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt:
+ Dùng nan tre để đan quạt nan.
+ Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi.
+ Dùng lông chim để làm những chiếc quạt vừa nhẹ vừa mềm mại duyên dáng.
- Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện:
+ Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.
2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:
- Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo người ta đặt tên ra các loại quạt
+ Quạt mo cau, lá cọ: Dù được làm bằng một chiếc mo cau hoặc tàu lá cọ thì cũng có phần để cầm và phần tạo ra gió.
+ Quạt nan: Có cán để cầm quật, có phần tạo gió và được đan thành nhiều loại có hình dáng khác nhau: hình bán nguyệt, hình tròn,
+ Quạt giấy: Có hình tam giác, có phần để cầm quạt; có hơn chục nan và được gắn với nhau bằng loại giấy mỏng nhiều màu, khi không dùng có thể gấp lại được.
+ Quạt điện: được chạy bằng động cơ, tạo gió mạnh hay nhẹ tùy theo người dùng điều chỉnh; quạt có bộ phận tạo gió là những chiếc cánh mỏng có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại. Để bảo vệ người dùng, loại quạt này thường có bộ phận bảo vệ cánh quạt được làm như chiếc lồng nhỏ. Những chiếc cánh đó được gắn một động cơ phía sau và được bảo vệ bằng vỏ nhựa. Phần dưới là thân quạt ( độ ngắn dài tùy ý người sản xuất và người dùng: quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần)
3. Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.
4. Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.
- Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện
5. Cách bảo quản:
- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt ,thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.
III – Kết bài:
- Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.
Dàn bài thuyết minh về chiếc bút bi
MB: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.
TB:
1/ Nguồn gốc:
Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
2/ Cấu tạo:
Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
- Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.
- Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp.
- Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
3/ Công dụng:
Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.
Suốt mấy mươi năm qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen, Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,
Dù màu sắc và kiểu dáng khá phong phú nhưng bút bi cũng chỉ có hai loại: loại dùng một lần rồi bỏ (loại này giá thành rẻ nên dùng hết mực thì bỏ) và loại dùng nhiều lần (loại này chất lượng cao, giá thanh đắt gấp nhiều lần so với loại kia nên khi hết mực ta chỉ cần thay ruột bút rồi dùng tiếp).
Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.
Nên chọn bút có mực ra đều. Để chọn được cây bút như vậy, khi thử bút ta sẽ viết số 8.
4/ Bảo quản:
Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
KB:
Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
I/Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II/Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2. Hiện tại
+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.
3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm
4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
Bài tham khảo 2
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.
II. Thân bài
1. Lịch sử, nguồn gốc
- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.
- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.
- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài
- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.
2. Cấu tạo
- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,.
- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.
- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.
- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.
- Quần áo dài
3. Công dụng
- Trang phục truyền thống
- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,
4. Cách bảo quản
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
5. Ý nghĩa của chiếc áo dài
- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam
- Trong nghệ thuật:
+ Thơ văn:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
+ Âm nhạc:
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó
Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà
...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
+ Hội họa
+ Trình diễn
III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài
Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam
Bài tham khảo 1
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2 - Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
Bài tham khảo 2
I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
Bài tham khảo 3
I. Mở bài: Giới thiệu về nón lá
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Không biết tự bao giờ, nón lá đã đi vào thơ ca một cách dịu dàng như thế. Nón đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam. Trong mỗi con người Việt Nam luôn biết đến nón, nhưng chưa hiểu rõ về chiếc nón. Chính vì thế mà chúng ta cùng đi tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Nón lá có hình chóp
- Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị
- Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống
2. Chi tiết
a. Nguồn gốc
Từ 2500 - 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá có từ rất lâu đời ở Việt Nam.
b. Cấu tạo nón lá:
Nón lá thường có hình chóp hay tù, tùy vào công dung mà nón còn có một số loại nón rộng bản hay một số loại khác. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho lá với khung bền chắc
Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v
Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
c. Cách làm nón
- Xử lí lá nón
- Làm khung nón
- Làm nón
d. Phân loại nón
- Nón ngựa hay nón Gò Găng: Nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
- Nón quai thao: Được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.
- Nón bài thơ: Được sản xuất từ Huế
- Nón dấu
- Nón rơm
- Nón cời
e. Các thương hiệu nón nổi tiếng:
- Làng nón Đồng Di (Phú Vang)

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai lieu thuyet minh ve mot thu do dung_12255858.docx