Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 129: Trả bài kiểm tra văn

TIẾT 129: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp học sinh qua bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của mình mà nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong bài của mình để rút ra bài học cho bản thân từ đó có hướng sửa chữa và khắc phục trong các bài sau.

- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá và sửa lôĩ.

- Giáo dục ý thức phê và tự phê.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Chấm bài, hệ thống điểm, thống kê lỗi, nhận xét.

 Học sinh: Ôn lại kiến thức về phần văn.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 129: Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/4/2017
Tiết 129: TRả bài kiểm tra văn
i. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh qua bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của mình mà nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong bài của mình để rút ra bài học cho bản thân từ đó có hướng sửa chữa và khắc phục trong các bài sau.
- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá và sửa lôĩ.
- Giáo dục ý thức phê và tự phê.
II. Chuẩn bị:	
 Giáo viên: Chấm bài, hệ thống điểm, thống kê lỗi, nhận xét.
 Học sinh: ôn lại kiến thức về phần văn.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1:
 1. Tổ chức:
Thứ
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
8
2. Kiểm tra: Lồng trong giờ.
 3. Bài mới: Để giúp các em nhận rõ ưu và nhược điểm trong bài làm của mình. Giờ này cô trả cho các em để các em nắm được. 
 * Hoạt động 2:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Học sinh nhắc lại đề bài ở tiết 113.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh
*Hoạt động 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi:
I. Đề bài:
- Học sinh xem lại ở tiết 113.
II. Hướng dẫn châm - biểu điểm:
Phần I: 
Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 
 1
 2
 3
4
Đáp án
C,D
A,B
D
1- 1- e 2- d 3- 3-a 4- b 5 - c
Phần II: Tự luận: 
Câu 1:( 1,5 điểm)
Nghệ thuật trào phúng trong văn bản “ Thuế máu” sử dụng một cách tài tình ở các phương diện:
 Hình ảnh sinh động, giàu sức biểu đạt. 
( 0,5 điểm)
 - Hệ thống từ ngữ mỉa mai sử dụng với mật độ dày ( 0, 5đ).
 - Giọng điệu châm biếm, giễu cợt sâu cay.
( 0,5đ)
Câu 2: ( 2,5 điểm)
 Tư tưởng, quan điểm tiến bộ của Nguyễn Thiếp đúng với mọi thời đại.
+ Nên loại bỏ lối học cầu danh lợi, hình thức.
+ Việc học phải được phổ biến rộng rãi tới mọi nơi.
+ Việc học phải đi từ cơ bản đến nâng cao; học phải đi đôi với hành; có phương pháp cụ thể.
+ Học phải mục đích đúng đắn “ phải biết rõ đạo, giúp nứơc, giúp dân”.
Câu 3:( 4,0 điểm.)
Hai câu thơ miêu tả hình ảnh người dân làng chài. ( 1đ)
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 - Nghệ thuật: Miêu tả có sự sáng tạo, độc đáo, miêu tả vừa chân thực vừa sáng tạo. 
( 1đ)
- Nội dung: ( 2đ) Hình ảnh người dân chài được miêu tả rất đẹp, vừa khỏe khoắn, vừa đậm chất lãng mạn. 
 Những người dân làng chài phơi mình giữa sóng gió biển khơi khắc nghiệt, đó là một sự đấu tranh để giành sự sống -> Câu thơ tả thực. 
 Thân hình vạm vỡ của nguời dân chài thấm đẫm vị mặn mà và hơi thở nồng nàn của biển cả -> Câu thơ lãng mạn.
-> Cái hay và cái độc đáo của hai câu thơ là gợi tả linh hồn và tầm vóc của những người con biển cả.
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
 - Đa số các bài khoanh tròn đựơc đáp án đúng.
 - Chỉ ra được nghệ thuật trào phúng trong văn bản Thuế máu.
- Cho thấy được những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp còn đúng với ngày nay.
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật trong hai câu thơ qua bài thơ Quê hương.
- Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, câu đúng ngữ pháp, chính tả.
2. Tồn tại:
 - Một số bài chưa nắm chắc kiến thức. Chưa xác định đúng yêu cầu của bài dẫn đến trả lời không đúng nội dung.
 - Mắc nhiều lỗi diễn đạt: câu lủng củng, lặp từ ngữ, tối nghĩa, dùng từ sai nghĩa, chưa biết sử dụng dấu câu. 
- Bố cục bài thiếu cân đối, chưa rõ ràng.
 - Sai nhiều lỗi chính tả. 
 - Một số học sinh kỹ năng làm bài yếu, chữ viết quá xấu.
IV. Trả bài, chữa lỗi:
- Học sinh nhận bài, đọc bài, tự suy nghĩ và tự sửa lỗi.
 - Giáo viên chọn mỗi lớp một bài yếu để chữa chung.
* Hướng dẫn sửa lỗi trong bài của học sinh.
* Họat động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: Ghi điểm cho học sinh.Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: Học ôn kiến thức phần TV giờ sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn: 16/4/2017
Tiết 130: Kiểm tra tiếng việt
 i. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh ôn tập củng cố những kiến thức tiếng việt đã học ở học kì hai, để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì. 
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, dùng từ, đặt câu để làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
 - Giáo dục ý thức học tập tự gíac cho học sinh.
 II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
 Học sinh: Học ôn kiến thức phần TV.
 III. Các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1:
 1. Tổ chức:
Thứ
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
8
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: * Hoạt động 2: 
I. MA TRẬN
 Mức 
 độ
Chủ 
 đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Các kiểu câu chia theo mục đích nói
Nắm được đặc điểm hình thức của 4 kiểu câu
Nắm được chức năng của 4 kiểu câu
Số cõu:3
Sổ điểm:2,5 
Tỉ lệ = 45%
Số cõu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu:3
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
Số cõu:1
Số điểm:2,0
Tỉ lệ: 20%
Hội thoại
Nắm được vai xã hội khi tham gia hội thoại
Viết đoạn văn hội thoại xác định vai hội thoại
Số cõu:2
Sổ điểm:4,5
Tỉ lệ= 45%
Số cõu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu : 1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số cõu : 1
Số điểm:4,0
Tỉ lệ: 40%
Trật tự từ trong câu
Năm được ý nghĩa của trật tự từ trong câu 
Số cõu:1
Sổ điểm:1,0 
Tỉ lệ = 10%
Số cõu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu : 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Tổng số cõu, số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu: 1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số cõu:3
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
Số cõu : 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số cõu : 2
Số điểm:6,0
Tỉ lệ: 60%
Số cõu: 7
Số
điểm:10đ
Tỉ lệ: 100%
II. Đề kiểm tra
I. Phần trắc nghiệm:( 3,0 điểm)
Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán là gì?
A. Cuối câu dùng dấu chấm than. C. Cuối câu dùng dấu chấm hỏi. 
B. Cuối câu dùng dấu chấm. D. Từ cảm thán. 
Câu 2: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại và đựơc xác định bằng quan hệ xã hội.
A. Đúng B. Sai
Câu 3: “ Câu trần thuật....................của các câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ; thường dùng để trình bày ( kể, tả, thông báo), ngoài ra còn để cầu khiến, bộc lộ cảm xúc. Hãy điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp,
 A. Có đặc điểm hình thức. C. Có ngữ điệu trần thuật. 
 B. Không có đặc điểm hình thức. D. Có đặc điểm hình thức và ngữ điệu.
Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho mỗi câu phù hợp với kiểu câu tương ứng?
A
B
Trả lời
1. Bạn nhặt giúp mình quyển vở có được không?
a. Trần thuật
2. Trời đang mưa.
b. Cầu khiến
3. Con hãy cố gắng mà học.
c. Nghi vấn
Phần II. Tự luận: ( 7,0 điểm)
Câu 1:( 1,0 điểm)
Trật tự từ trong câu sau thể hiện điều gì?
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay hắn.
Câu 2: (2,0 điểm)
Xác định kiểu câu và chức năng chính của kiểu câu đó trong các câu sau?
1. Bạn có thể cho tôi mượn cuấn sách ấy được không?
2. Buổi chiều thơ mộng biết bao!
3. Buổi chia tay hôm ấy cứ bâng khuâng một nỗi buồn.
4. Cậu tưởng tớ không thấy cậu hay sao?
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết một đoạn hội thoại (5-6 dòng),xác định vai của người tham gia hội thoại trong đoạn đó?
* Hoạt động 3:III. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Yêu cầu đọc kỹ câu hỏi. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
- Trình bày khoa học rõ ràng.
 - Làm đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
IV. Hướng dẫn - thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm : - Câu 1,2,3 mỗi câu đúng 0,5 điểm, câu 4: 1,5 điểm.
Câu 
 1
 2
 3
4
Đáp án
 A,D
A
B
1- 1- c 2- a 3- b 
Phần II: Tự luận: 
Câu 1:( 1,0 điểm)
Trật tự từ thể hiện thứ tự trươc sau của hành động, trạng thái.
Câu 2: ( 2,0 điểm)
1. Câu nghi vấn-> Cầu khiến
2. Câu cảm thán-> Bộc lộ cảm xúc
3. Câu trần thuật-> Bộc lộ cảm xúc
4. Câu phủ định-> Bác bỏ
Câu 3:( 4,0 điểm.)
- Yêu cầu: Viết được đoạn hội thoại ( 3đ)
- Xác định đúng vài ( 1đ) => Vai trong cuộc thoại là vai ngang bằng.
* Họat động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: Thu bài, kiểm bài và nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- ôn lại kiến thức phần tiếng Việt.
 - Soạn bài: Tổng kết phần văn ( tiếp).
.....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/04/2017
Tiết 131: TRả bài tập làm văn số 7
 I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học về phép lập luận giải thích, chứng minh, cách sử dụng từ ngữ, đặc biệt là việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn nghị luận.
- Rèn kỹ năng nói, phân tích, đánh giá.
- Giáo dục ý thức học tập, ý thức phê và tự phê.
 II. Chuẩn bị:	
 . Giáo viên: Chấm bài, hệ thống điểm, thống kê lỗi, nhận xét.
 . Học sinh: ôn lại kiến thức về văn nghị luận.
 III. Các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1:
 1. Tổ chức:
Thứ
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
8
2. Kiểm tra: Lồng trong giờ.
 3. Bài mới: Để giúp các em nhận rõ ưu và nhược điểm trong bài làm của mình. Giờ này cô trả cho các em để các em nắm được. 
 * Hoạt động 2:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Học sinh nhắc lại đề bài viết số 7.
? Xác định thể loại của đề?
? Xác định nội dung cần làm sáng tỏ?
+) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
 - Yờu cầu cỏc nhúm hoàn thiện bài tập sau (10 phỳt)
- Học sinh lập dàn bài.
+) Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS thảo luận. Chuẩn bị giới thiệu bạn bỏo cỏo kết quả.
+) Bỏo cỏo kết quả và thảo luận: GV yờu cầu đại diện trỡnh bày kết quả thảo luận.
+) Đỏnh giỏ kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xột, đỏnh giỏ kết quả thảo luận cú kết quả đỳng
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh
*Hoạt động 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi
I. Đề bài:
Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Tuổi trẻ phải có trách nhiệm như thế nào đối với tương lai của đất nước?
II. Hướng dẫn châm - biểu điểm:
1. Mở bài:( 1,0 điểm ) 
- Giới thiệu suy nghĩ của tuổi trẻ với tương lai của đất nước.
- Khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai của đất nước. Đó là nước có thể mạnh có thê suy.
2.Thân bài: ( 7 điểm) 
- ý nghĩa lớn lao của lời dạy.
+ Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên, tất cả học sinh nước ta là học sinh của một nước độc lập.
+ Bức thư với lời dạy thiết thực, kịp thời và sâu xa làm cho học sinh hiểu rõ trách nhiệm trước non sông đất nước.
- Nước ta từng có vị trí vẻ vang trên mặt trận chống đế quốc nhưng chưa đủ.
- Muốn sánh ngang cùng các cường quốc năm châu phải: 
+ Giữ vững độc lập, hạnh phúc lâu dài.
+ Xây dựng đất nước có sức mạnh trên nhiều lĩnh vực, phát huy mạnh mẽ những mặt có tiềm lực.
-> Bác đề ra yêu cầu đó vì: Nước ta bị nô lệ vì nghèo và yếu nhưng hiện nay nước ta đã có nền độc lập thì phải nhanh chóng vượt lên. Bác nâng cao lòng tự hào, tự tin cho học sinh.
- Việc học tập của học sinh có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp vươn lên của đất nước. Muốn thực hiện lời dạy của Bác, học sinh phải:
+ Xác định mục đích học tập đúng đắn, có hoài bão lớn lao.
+ Học cơ bản, toàn diện, cho chắc để PT cho rộng, cho sâu.
+ Học phải đi đôi với hành.
* Chứng minh:
- Thực tế cho thấy nhờ học tập tốt mà nhiều học sinh làm cho tên tuổi đất nước được vẻ vang 
( dẫn chứng)
- Nhờ học tập trình độ chuyên môn nghiệp vụ nâng lên hơn, cuộc sống bản thân, gia đình ấm no đầy đủ, góp phần thiết thực xây dựng đất nước ngày một hùng cường. ( dẫn chứng).
3. Kết bài: ( 1, 0điểm) 
- Khẳng định lại vai trò to lớn của thế hệ trẻ trước vận mệnh đất nước.
+ Nhấn mạnh suy nghĩ của tuổi trẻ với đất nước + Nêu hướng phấn đấu, lời khuyên.
=> Trình bày ( 1 điểm)
- Bố cục rõ ràng, văn bản mạch lạc, liên kết.
- Trình bày khoa học, viết đúng chính tả.
- Kết hợp tốt các yếu tố tự sự , miêu tả, biểu cảm trong quá trình lập luận.
- Sai chính tả 3 lỗi trừ 0,5 điểm.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
 - Đa số các bài viết xác định đúng kiểu bài.
- Kết hợp tốt kiến thức của phân môn để viết bài.
- Hiểu được vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ với vận mệnh, tương lai đất nước.
2. Tồn tại:
 - Một số bài chưa xác định được luận điểm, trình bày luận điểm chưa rõ ràng.
- Bố cục chưa rõ, thiếu liên kết câu, đoạn.
- Viết sai chính tả và viết hoa tuỳ tiện.
- Một số học sinh kỹ năng làm bài yếu, chữ viết quá xấu.
- Chưa xác định đúng kiểu bài. Các phần trong bài còn rời rạc, chưa tập trung làm sáng tỏ vấn đề.
III. Trả bài, chữa lỗi:
- Học sinh nhận bài, đọc bài, tự suy nghĩ và tự sửa lỗi.
 - Giáo viên chọn mỗi lớp một bài yếu để chữa chung
* Họat động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: Ghi điểm cho học sinh. Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: Học ôn văn nghị luận.Soạn: Tổng kết phần văn ( tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 28 Kiem tra Van_12172872.doc