Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 61, 62: Giới thiệu nhà văn An Giang nhà văn Anh Đức, cuộc đời và sự nghiệp

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Anh Đức.

- Trên cơ sở hiểu biết nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Hòn Đất.

2. Kĩ năng:

Cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng, bất khuất, thủy chung của nhân vật chị Sứ và những thủ đoạn tàn bạo của bọn Mĩ - ngụy qua đoạn trích “Tôi là Sứ đây!”.

3. Thái độ:

Biết yêu quý và tự hào về truyền thống yêu nước của người dân Nam Bộ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, TLNVĐP.

- HS: TLNVĐP, bài soạn, đọc và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn, soạn bài theo yêu cầu.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn – đáp, nêu vấn đề.

- Gợi mở, gợi tìm, giảng giải, thảo luận.

- Diễn dịch – quy nạp.

 

docx 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2041Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 61, 62: Giới thiệu nhà văn An Giang nhà văn Anh Đức, cuộc đời và sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
An Giang là vùng đất đẹp, có núi và đồng bằng, thuận lợi cho việc trồng lúa, du lịch. Cũng từ vùng đất này đã sản sinh nhiều bật anh tài như: nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà cách mạng... Ví dụ: nhà cách mạng lớn của quê hương An Giang – Chủ tịch Tôn Đức Thắng; nhà văn Mai Văn Tạo quê Châu Đốc; nhà văn Nguyễn Quang Sáng quê Chợ Mới; nhà thơ Viễn Phương quê Tân Châu; nhạc sĩ Hoàng Hiệp... Và đặc biệt, ở xã Bình Hòa – Châu Thành, có nhà văn Anh Đức.
Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xuất thân, những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Anh Đức, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Anh Đức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhà văn Anh Đức.
- GV gọi HS phần tiểu sử và nghiệp văn.
- Phần giới thiệu giúp em hiểu gì về nhà văn Anh Đức? Trình bày ngắn gọn vài nét về tác giả.
- Anh Đức thường sáng tác về mảng đề tài nào? 
- Kể một số tác phẩm tiêu biểu mà em biết? 
- Kể tên các giải thưởng ông nhận được?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “Hòn Đất”.
- GV chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Anh Đức, để hiểu rõ thêm về nhà văn chúng ta đi tìm hiểu tác phẩm Hòn Đất.
- Gọi 1 HS đọc Tiểu dẫn.
- Tác phẩm được tác giả sáng tác vào thời gian nào? Thuộc thể loại gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt toàn tác phẩm. 
- Nhân vật nào là nhân vật chính?
- Nhân vật ấy được xây dựng dựa trên nguyên mẫu nào?
- GV giảng: Nhà văn Anh Đức viết: “Về mặt dựng truyện, một yếu tố khiến tôi tin tưởng là ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng. Đó là chị Phan Thị Ràng, mà trong tiểu thuyết tôi đặt tên là Sứ. Việc có được và hình thành vun đắp ra được một nhân vật phụ nữ như thế, từ lâu trong đời viết của tôi luôn là niềm khao khát muốn khắc họa, và đó là sự quen thuộc, gần gũi như trước kia tôi đã từng khắc họa chị Tư Hậu trong “Một chuyện chép ở bệnh viện”. Bởi lẽ đó, “Hòn Đất” là một tiểu thuyết viết về một cuộc chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái. Tôi đã rút ra từ nhiều mẫu người con gái miền Nam anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang để đúc lại thành một người. Đó là chị Sứ. Trong hơn ba mươi năm, tôi rất sung sướng về một chị Sứ trong Hòn Đất do tôi xây dựng nên từ một nguyên mẫu, đã trở thành nhân vật văn học đến cùng bạn đọc gần xa.”
- Em hãy tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?
- GV giảng:
+ “Hòn Đất” là tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mĩ, ở vùng giải phóng miền Nam, tác phẩm đã phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt. Tác giả vừa nêu được những phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ giải phóng miền Nam, vừa mô tả được tính cách của con người Nam Bộ: nghĩa khí, bộc trực, nhân ái...
+ “Hòn Đất” là câu chuyện về một trận đánh trong hàng ngàn trận đánh xảy ra trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn sau đồng khởi, Mĩ tiến hành chiến tranh đặc biệt. Cuộc chống cự diễn ra trong hang Hòn Đất và ngoài xóm, trong thế chênh lệch: bên ta có mười mấy người bị vây trong hang với vũ khí thô sơ, cũ kỹ, còn phía Mĩ - ngụy tới gần 2.000 quân với vũ khí tối tân. 
+ Ông thật sung sướng, tự hào về một chị Sứ trong “Hòn Đất” ông đã xây dựng nên từ một nguyên mẫu đã trở thành nhân vật văn học để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc gần xa. 
+ Ông cũng hy vọng hình tượng chị Sứ sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc, qua các thế hệ, nhất là đối với các em gái nhỏ sắp lớn lên thành những người con gái trên xứ sở xanh tươi yên bình của chúng ta hôm nay - đất nước đã thấm bao xương máu của những người cô, người dì như chị Sứ
+ Tác phẩm đã được tái bản nhiều lần cũng như được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, như: Anh, Đức, Esperanto, Nhật Bản, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
* Hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, giọng điệu phù hợp, đúng vai nhân vật.
- GV đọc mẫu 1 đoạn à chỉ định 2, 3 HS đọc tiếp.
- Ý nghĩa nhan đề? (Câu nói của ai? Khẳng định điều gì? Chị nói trong hoàn cảnh nào?)
- GV giảng: Trong hoàn cảnh hết sức gay go, đang bị bắt, bị dụ dỗ, giữa sự sống và cái chết. Câu nói đã làm nổi bật lên khí tiết cách mạng, một lòng kiên trung, bất khuất.
- Câu 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- GV chốt.
- Câu 4: Đoạn trích đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ vẻ đẹp anh hùng, bất khuất, thủy chung của chị Sứ. Đó là tình huống nào?
- Anh Đức quê ở đâu? Chị Sứ là người như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về con người An Giang?
à Người An Giang không chỉ chiến đấu rất giỏi mà còn viết văn rất hay.
- Câu 2: Hình ảnh anh Ba Rèn “chửi luôn mấy câu rất tục () vung tay đấm vô ngực mình, vật vã oán mình sao hồi đêm lại không đi cản hậu” và câu nói “Tôi cứ ngỡ là tụi tôi đi đầu, nếu có đụng tụi nó thì đụng trước” cho thấy tính cách nổi bật nào của người du kích Nam Bộ?
- GV chuyển ý: Đã nhiều ngày, kẻ thù bao vây hang Hòn, bọn chúng đã làm gì? Thủ đoạn của chúng có tiêu diệt được đội du kích không? Kết quả ra sao? à Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết 62. 
- Đã nhiều ngày, kẻ thù bao vây hang hòn, bọn chúng đã làm gì?
- Thủ đoạn của chúng có tiêu diệt được đội du kích không? Kết quả ra sao?
- GV giảng: Dùng tâm lí đánh vào điểm yếu “ham sống sợ chết” của con người vì chị Sứ là người có tiếng nói trọng lượng với đội du kích và phong trào chiến đấu của nhân dân.
- Trước sự dụ dỗ của địch, phản ứng của chị như thế nào? Theo em vì sao chị Sứ làm theo yêu cầu của chúng?
- Qua đây em có suy nghĩ gì về tình cảm của chị đối với anh em?
- Khi nghe những lời nhắn gửi dồn dập của chị Sứ, thái độ của mọi người ra sao? Thể hiện qua những câu văn nào? Phản ứng của quân địch?
- Câu 5: Trong cảm nhận của em, vì sao câu nói cuối cùng của chị Sứ lại là: “Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!”? Vì sao anh Ba Rèn lại đáp lại lời chị Sứ không phải một mà là ba phát súng?
- Câu 3: Chi tiết nào trong suy nghĩ của anh Hai Thép về chị Sứ theo em là đáng chú ý nhất? Ý nghĩa của chi tiết đó?
- Hình ảnh đôi mắt của chị Sứ ở cuối đoạn trích nói lên điều gì?
- Qua đó, em biết được điều gì về chị Sứ?
- Em biết được có những nhân vật nào tương tự như chị Sứ? 
- Nhận xét về nghệ thuật?
- Nêu ý nghĩa của văn bản?
(Qua văn bản tác giả muốn nói về việc gì?)
- GV chốt.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
- GV chốt ý và hình thành Ghi nhớ à gọi HS đọc Ghi nhớ.
- GV củng cố nhanh bài học bằng bảng phụ ghi các câu hỏi:
1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? 
A. Anh Hai Thép.
B. Anh Ba Rèn.
C. Chị Sứ.
D. Ngạn, Quyên.
2. Nhân vật chị Sứ được xây dựng từ nguyên mẫu của nữ anh hùng nào?
A. Võ Thị Sáu.
Phan Thị Ràng.
C. Nguyễn Thị Định.
D. Đinh Thị Vân.
3. Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật chị Sứ trong đoạn trích.
Hoạt động 6: Hướng dẫn đọc thêm “Người khách đến thăm vườn nhà tôi”.
* HD đọc: đọc to rõ, chú ý phát âm chính xác.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Yêu cầu HS tóm tắt truyện.
- GV chốt.
- Tính cách nhân vật ông Khắc thể hện ở những mặt nào? 
- “Ông là người ý thức rất rõ giữa hạnh phúc gia đình và trách nhiệm Tổ quốc”. Tìm chi tiết chứng minh nhận định này.
- Qua câu truyện, em rút ra được bài học gì?
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà văn Anh Đức.
- HS đọc phần tiểu sử và nghiệp văn.
- HS trình bày:
+ Anh Đức (1935 – 2014) tên thật là Bùi Đức Ái. Quê: huyện Châu Thành – AG. 
+ Ông thoát li gia đình tham gia kháng chiến từ khi còn rất nhỏ.
+ Năm 1954, ông tập kết ra Bắc.
+ Năm 1962, ông trở lại miền Nam tham gia chống Mĩ và lấy bút danh là Anh Đức.
+ Sau năm 1975, ông về sống ở TP HCM, tiếp tục làm công tác văn nghệ.
- HS: Đề tài chiến tranh.
- HS: Biển động (1952), Lão anh hùng dưới hầm bí mật (1956), Một chuyện chép ở bệnh viện (1958), Biển xa (1960), Bức thư Cà Mau (1965), Hòn Đất (1965), Giấc mơ ông lão vườn chim (1970), Đứa con của đất (1976), Miến sóng vỗ (1985),
- HS phát biểu: Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long (1958), giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1965), giải thưởng HCM (2000),
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác phẩm “Hòn Đất”.
- HS đọc.
- HS trả lời: trong 2 năm 1964 – 1965.
- HS đọc phần tóm tắt. 
- Nhân vật chính là chị Sứ.
- Là nữ chiến sĩ cách mạng Phan Thị Ràng (1937 – 1962), quê ở Lương Phi, Tri Tôn.
- HS dùng viết gạch trong tài liệu.
Nội dung:
- Phản ánh hiện thực cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Phản ảnh cuộc chiến gay go, không cân sức giữa quân đội Mĩ với đội du kích Hòn Đất.
Nghệ thuật: 
- Miêu tả chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Khắc họa tính cách nhân vật chính qua đời sống tình cảm.
- Cảm xúc chân thật, giọng văn đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
Hoạt động 4: Học sinh đọc – hiểu văn bản theo hướng dẫn.
- 2 à 3 HS đọc: rõ ràng, dứt khoát thể hiện sự mạnh mẽ, dũng cảm của du kích hang Hòn.
- Câu nói của chị Sứ trong khi chị bị bắt nhằm khẳng định chính mình là chị Sứ cho đồng đội nhận biết.
- HS tóm tắt: Bị bọn giặc bao vây nhiều ngày, các chiến sĩ hang Hòn tổ chức ra ngoài suối để lấy nước. Các chiến sĩ rơi vào ổ phục kích của kẻ thù. Chị Sứ bị chúng bắt. Bọn giặc dùng thủ đoạn tâm lí: bắt chị Sứ kêu gọi đội du kích đầu hàng. Nhưng chị Sứ đã bất khuất làm thất bại âm mưu thâm độc của kẻ thù và càng củng cố thêm tinh thần chiến đấu của du kích hang Hòn.
- Tình huống: Chị Sứ bị bọn giặc bắt và dụ dỗ kêu gọi đội du kích đầu hàng. Trước sự sống và cái chết, chị Sứ đã dũng cảm nhận lấy sự hi sinh của bản thân để đội du kích, cách mạng được tồn tại.
- Người An Giang tài giỏi, dũng cảm.
- Tự hào về vùng đất, yêu hơn những nét đẹp quê hương đặc biệt nhớ ơn những con người đã bỏ xương máu cho dân tộc.
- HS suy nghĩ trả lời: sự gan da, dũng cảm, anh hùng, bất khuất.
HẾT TIẾT 61,
CHUYỂN SANG TIẾT 62
- HS trình bày: trút nhiều bom đạn, ngăn chặn đường tiếp tế của nhân dân, thuốc độc bỏ xuống suối.
- Không làm lung lay ý chí và niềm tin của du kích hang Hòn à chúng thất bại.
- HS: Chị bị buộc phải nghe theo chúng, và chị nghĩ rằng, qua việc làm theo yêu cầu của chúng, chị có thể kêu gọi anh em du kích qua câu nói “Các đồng chí đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!”
- Luôn lo nghĩ cho anh em, dù bản thân đang trong hoàn cảnh nguy hiểm.
- Mọi người cảm động vừa thương chị.
+ Anh Ba Rèn nhảy phắt  bắn chĩa luôn ra ngoài ba phát
+ Quân địch hành hạ chị dã man: Thằng Xăm đá chị ngã chúi xuống rồi nhảy lên người chị giẫm đạp
- Tin tưởng đồng đội còn sống, sự hy sinh của mình là hoàn toàn xứng đáng.
- “Ba phát súng” vang lên vang dội, chứng tỏ đồng đội còn sống, bình an, sẵn sàng chiến đấu cùng chị đến cùng.
- Chi tiết: “Nhưng biết đâu được Cô ta còn trẻ, còn con nhỏ, còn mẹ, còn nhiều cái ràng buộc với sự sống. Nếu cô ta nghe theo tụi nó mà nói những lời phải bội nthì thật hết sức tai hại. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc chiến đấu đang giữa lúc gay go. Nhất là Sứ, người mà ai cũng thương cũng quý. Lời nói của một người như Sứ lúc này rất hệ trọng”
- Ý nghĩa: phân vân giữa sự sống và cái chết, anh nghĩ chị Sứ sẽ đầu hàng giặc, phản bội lại cách mạng.
- Hình ảnh đôi mắt của chị Sứ ở cuối đoạn trích ánh lên vẻ đẹp của người nữ chiến sĩ du kích hang Hòn kiên trung, bất khuất. Đôi mắt mang nhiều sắc thái tình cảm đang dâng trào nơi chị. Đôi mắt ánh lên nỗi vui mừng vì biết được đồng đội vẫn còn sống, thanh thản chấp nhận sự hy sinh không chút sợ sệt, song nó lại vừa mông mênh cái nỗi đau giã biệt, khi phải lìa xa đứa con gái bé bỏng, gia đình thân thương, quê hương, đồng đội
- Phát biểu: người chiến sĩ du kích kiên trung, bất khuất. 
- Võ Thị Sáu, chị Út Tịch – còn cái lai quần cũng đánh – người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi).
- HS tự rút ra nghệ thuật.
- HS phát biểu.
Hoạt động 5: Tổng kết.
- HS đọc Ghi nhớ.
- HS quan sát.
- HS đọc câu hỏi và các đáp án.
- Chọn đáp án: C.
- HS đọc câu hỏi và các đáp án.
- Chọn đáp án: B.
- HS thảo luận 3’, phát biểu.
- HS khác nhận xét, nêu ý kiến.
Hoạt động 6: Đọc thêm “Người khách đến thăm vườn nhà tôi”.
- HS đọc.
- HS tóm tắt: Sau năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, nhân vật tôi trở về gia đình. Được biết câu chuyện về anh chiến sĩ miền Bắc hi sinh và nằm lại nơi vườn nhà mình, nhân vật tôi theo địa chỉ để lại viết thư báo cho gia đình anh hay. Nhận được thư, người cha rất mừng và nhân chuyến đi công tác tại TP. HCM, ông đến thăm mộ con.
- Phát biểu: thái độ, cách ứng xử, lời lẽ, tâm trạng, tiếp nhận tin báo, đến thăm mộ con và gia đình nhân vật tôi.
- HS tìm chi tiết: Đồng tình với con hoãn lại việc du học để xung phong ra tiền tuyến. Tuy đau đớn trước sự hi sinh của con nhưng cảm thấy “không ân hận, lương tâm rất yên ổn” vì sự lựa chọn đó là đúng; và sự hi sinh của gia đình mình còn ít hơn với nhiều gia đình khác.
- Nêu ý nghĩa.
- Nhận xét.
I. NHÀ VĂN ANH ĐỨC:
1. Tiểu sử:
- Anh Đức (1935 – 2014) tên thật là Bùi Đức Ái. 
- Quê: xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Đề tài: Chủ yếu viết về chiến tranh.
- Là cây bút văn xuôi trữ tình giàu chất thơ.
- Tác phẩm chính: (tài liệu)
- Giải thưởng: (tài liệu)
II. TÁC PHẨM “HÒN ĐẤT”:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Được sáng tác trong 2 năm: 1964 – 1965.
- Là một tiểu thuyết giàu chất sống, đậm chất trữ tình.
2. Tóm tắt tác phẩm: (tài liệu)
3. Giá trị tác phẩm:
- Nội dung:
+ Phản ánh hiện thực cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
+ Phản ảnh cuộc chiến gay go, không cân sức giữa quân đội Mĩ với đội du kích Hòn Đất.
- Nghệ thuật: 
+ Miêu tả chiều sâu nội tâm nhân vật.
+ Khắc họa tính cách nhân vật chính qua đời sống tình cảm.
+ Cảm xúc chân thật, giọng văn đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
“TÔI LÀ SỨ ĐÂY!”
1. Tình huống truyện: 
- Chị Sứ bị giặc bắt và dụ dỗ kêu gọi du kích đầu hàng. 
- Chị đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ đội du kích và cách mạng.
2. Âm mưu thủ đoạn của kẻ thù:
- Bao vây, trút nhiều bom đạn vào hang Hòn.
- Bỏ thuốc độc xuống suối.
- Bắt chị Sứ.
à Bọn chúng đã thất bại.
3. Hình ảnh đôi mắt chị Sứ:
- Vui mừng biết đồng đội còn sống, chấp nhận hi sinh.
- Nỗi đau giã biệt: gia đình, quê hương, đồng đội.
à Vẻ đẹp của người chiến sĩ du kích kiên trung, bất khuất.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ điển hình, chân thật, giọng văn trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
- Miêu tả ngoại hình đặc sắc: hình ảnh đôi mắt chị Sứ.
- Miêu tả nội tâm nhân vật: anh Hai Thép, chị Sứ.
5. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường của quân dân ta chống lại những thủ đoạn tàn bạo của bọn Mĩ - ngụy và vẻ đẹp anh hùng, bất khuất, thủy chung của nhân vật chị Sứ.
IV. TỔNG KẾT:
*Ghi nhớ (TL/62).
— Anh Đức là nhà văn tiêu biểu cho văn học kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
— Hòn Đất là một trong những sáng tác xuất sắc của nhà văn Anh Đức và cũng là tác phẩm tiêu biểu đầu tiên của nền văn học chống Mĩ ở miền Nam phản ánh một cách sinh động và quyết liệt hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mĩ – ngụy kiên cường của quân dân miền Nam nói chung, quân dân miền Tây Nam Bộ nói riêng.
V. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: “Người khách đến thăm vườn nhà tôi.”
1. Nhân vật ông Khắc:
- Nhận được tin báo, ông tích cực hồi âm ngay.
- Ông là người chân tình, dề hòa đồng, biết ơn ân nhân đã chăm nom phần mộ con.
- Ông là người ý thức rất rõ giữa hạnh phúc gia đình và trách nhiệm Tổ quốc.
2. Ý nghĩa truyện:
- Giá trị của cuộc sống mới, hòa bình của đất nước hiện nay phải đánh đổi với những hi sinh của thế hệ cha anh. 
- Mỗi người phải biết trân trọng trước sự hi sinh của thế hệ đi trước, cùng ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 7: Củng cố: 
Nêu cảm nhận của em về chị Sứ trong đoạn trích.
Hoạt động 8: Hướng dẫn về nhà học và chuẩn bị bài mới:
- Hướng dẫn về nhà tự học: 
+ Học bài. Tóm tắt đoạn trích “Tôi là Sứ đây!”.
+ Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh đôi mắt chị Sứ ở cuối đoạn trích.
- Chuẩn bị bài mới: “Đọc thêm: Muốn làm thằng Cuội”.
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
TÔI LÀ SỨ ĐÂY !
(Trích tiểu thuyết Hòn Đất)
TIỂU DẪN
Hòn Đất được coi là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam hiện đại, phản ánh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tác phẩm miêu tả cuộc chiến đấu gay go, không cân sức giữa quân đội Mĩ – ngụy và đội du kích Hòn Đất. Nổi bật trong đội du kích có Hai Thép, người chỉ huy sáng suốt, giàu nghị lực ; Ngạn, một chiến sĩ dũng cảm, thông minh ; Ba Rèn, người nông dân chất phác, trung kiên ; Quyên, cô du kích trẻ đẹp người, đẹp nết Nhưng vượt trội hơn cả là chị Sứ, một nữa du kích có nhiều đức tính cao quý, như : đằm thắm, bất khuất, ngoan cường Trong cuộc chiến đấu, chị Sứ bị giặc bắt và đã anh dũng hi sinh, nhưng tấm gương sáng ngời của chị đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho đội du kích tiếp tục chiến đấu thắng lợi.
Tác phẩm đã được nhận Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và chuyển thành phim năm 1983.
VĂN BẢN
Nắng đã lên. Quyên đã đem túm gạo rang ra, đi đến từng chỗ phân phát cho anh em. Những tên giặc trước hang đều đã chết hẳn. Chúng nằm im, phơi mặt dưới ánh mặt trời. Trong vườn dừa, bọn giặc đi qua đi lại, lóng ngóng, nhấp nhỏm. Lâu lâu, chúng lại xổ vào miệng hang một băng trung liên. Rồi lại yên lặng. Có thể nghe thấy tiếng chim bắt đầu kêu chin chít, tiếng sóc chạy sột soạt trên các tàu lá dừa, và xa hơn là tiếng rì rào của sóng biển. Phút giây yên tĩnh này thật là căng thẳng, nó không cho mọi người nghỉ, cứ bắt mọi người phải để tay nơi cò súng. Và nếu những bóng xám đột nhiên lại xuất hiện ở cửa hang, thì sẽ không có chút yên tỉnh nào nữa. Súng sẽ nổ và những bóng xám sẽ quỵ xuống.
Anh em cầm súng ngồi sau các hốc đá ngày càng tin chắc hơn, rằng bọn giặc không thể nào lại có thể tránh được những phát đạn của họ. Cửa hang như một khoảnh định rất chuẩn xác, chỉ cần họ bình tĩnh mà bắn thì thế nào họ cũng bắn trúng. Càng ngày cái hang càng lộ rõ lợi thế cũng như nhược điểm. Lợi thế ấy là địa hình phòng ngự vững chắc. Nhược điểm ấy là thiếu nước. Chính vì vấn đề nước mà Năm Nhớ suýt chết, còn chị Sứ không trở về. Ngay bây giờ, ai cũng thấy họng mình khô khốc. Sau lần chiến đấu, mồ hôi lại đổ, cái khát càng dày vò mọi người dữ hơn. Anh Ba Rèn cứ rít lên từng chập :
–  Tới suối nước mà nó cũng bỏ thuốc độc.
Anh chửi luôn mấy câu rất tục, bất chấp sự có mặt của Quyên ở đó, rồi thề rằng tên giặc nào bây giờ nhảy vô mà anh bắn hụt nó thì anh không phải là con người. Anh lại vung tay đấm vô ngực mình, vật vã oán mình sao hồi đêm mình lại không đi cản hậu.
– Tôi cứ ngỡ là tụi tôi đi đầu, nếu có đụng tụi nó thì đụng trước.
– Cũng tại tôi – Anh Hai Thép nói – Tại tôi không lường tới chỗ tụi nó bỏ thuốc độc. Đáng lẽ thì phải lường được hết sự hung ác của tụi nó, đằng này
Chưa nói hết câu, chợt anh Hai dừng lại. Bên ngoài vụt có tiếng gì “rè rè”, và tiếng loa phóng thanh đột ngột cất lên :
– A lô ! Nghe đây, nghe đây !
Tất cả đều nín im. Tiếng loa vọng vào hang ồm ồm :
– Quân đội Việt Nam Cộng hoà loan báo cho các phần tử Việt cộng trong hang được rõ, cô Nguyễn Thị Sứ là đồng bọn với các người, nay đã lọt vào tay quân đội và đã quy thuận chánh nghĩa quốc gia. Sau khi đã quy thuận, nay cô Sứ có lời nói chuyện với các người
Tiếng loa ngưng lại. Máy nói kêu khọt khẹt. Trong hang, mọi người sửng sốt ngó ra. Nhưng họ không thấy gì cả. Bọn giặc đặt cuộc nói chuyện ấy ở một nơi mà tầm súng trong hang không thể bắn ra được. Cặp mắt người này nhìn người kia, như hỏi nhau rằng có cái tiếng loa ấy thật không, hai tai mình nghe lầm. Không ai tin ở tai mình nữa. Nhưng sự thực là ai cũng nghe thấy. Không thể ngộ nhận về tiếng loa ấy được. Lúc đó, Quyên mới vốc một vốc gạo rang định đưa cho Ngạn là người cô phân phối sau cùng, thì chợt nghe tiếng loa. Tay cô lẩy bẩy buông xòa vốc gạo đổ xuống lòng bàn tay Ngạn. Mặt cô tái hẳn lại. Cô đứng im, mắt mở to đầy vẻ kinh hoàng, môi dưới của cô giựt giựt luôn mấy cái, tưởng chừng cô sắp òa lên khóc. Nhưng không, cô cắn chặt lấy môi dưới đang giựt giựt đó, hai bàn tay từ từ nắm chặt lại, và vẫn đứng im. Cô lặng người đi mà đợi một sự việc ghê gớm xảy đến. Chưa bao giờ Ngạn thấy Quyên hoảng sợ run rẩy đến tội nghiệp như thế. Bất giác Ngạn nhớ đến sự hiểu lầm của Quyên trước kia đối với anh, và anh tưởng như thấy lại được phần nào cái dáng dấp vật vã đau đớn của Quyên dạo nọ.
Anh Hai Thép cau mày nhìn ra cửa hang. Anh cũng không nhìn thấy gì. Anh nghĩ : “Rõ ràng là Sứ bị bắt cưỡng ép, nhưng lẽ nào Sứ lại nghe theo sự cưỡng ép của tụi nó. Không, không bao giờ Sứ lại như thế Nhưng biết đâu được Cô ta còn trẻ, còn con nhỏ, còn mẹ, còn nhiều cái ràng buộc với sự sống. Nếu cô ta nghe theo tụi nó mà nói những lời phải bội nthì thật hết sức tai hại. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc chiến đấu đang giữa lúc gay go. Nhất là Sứ, người mà ai cũng thương cũng quý. Lời nói của một người như Sứ lúc này rất hệ trọng”
Tiếng khọt khẹt phát ra từ cái mi-crô kia đã dứt. Giọng nói ồm ồm của tên giặc giờ lại hăm hở sủa vào máy :
– Các người trong hang chú ý, chú ý ! Đây, tiếng nói của chị Nguyễn Thị Sứ
Mọi người trong hang đều nhìn ra. Đây cũng là những phút giây chờ đợi căng thẳng, thử thách. Nhưng mọi người không phải đợi lâu. Ngoài kia đã vọng vào tiếng nói hết sức quen thuộc, ai cũng nhận ra ngay là tiếng nói của Sứ :
– Thưa các đồng chí, tôi là Sứ đây
Tiếp đó, bỗng chị vụt nói rất nhanh :
– Các đồng chí đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không ? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng !
Mấy lời cuối cùng chị Sứ nói sao mà vội vã, sao mà dồn dập, khẩn thiết thế ! Tiếng chị như gào lên trong máy, cấp bách, dữ dội.
Mọi người trong hang đều ngẩng mặt, đứng hết cả dậy. Trên những khuôn mặt ấy bỗng chảy ròng nước mắt. Anh Ba Rèn nhảy phắt ra giữa hang. Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docx8 - Tiết 61, 62 - 2.docx