Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 1

TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh

I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng

 - Đọc – Hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 3. Thái độ

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm

II. CHUẨN BỊ

 - Thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả.

 - Trò: Đọc tác phẩm, soạn bài.

 

docx 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 951Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1,2
Ngày dạy:	
TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.
	- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng 
	- Đọc – Hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3. Thái độ
 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
II. CHUẨN BỊ
	- Thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả.
	- Trò: Đọc tác phẩm, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tiểu sử tác giả?
Hỏi: Sự nghiệp sáng tác của ông có gì đáng chú ý?
Hỏi: Truyện ngắn của Thanh Tịnh có đặc điểm như thế nào?
Hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Đọc tác phẩm : Giọng nhẹ nhàng, diễn cảm sâu lắng. GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. 
Tìm hiểu Chú thích (SGK)
Hỏi: Văn bản này được trình bày theo phương thức nào ?
Hỏi: Tác phẩm kể về điều gì?
Hỏi: Hãy tóm tắt tác phẩm ?
- Hs tóm tắt, GV nhận xét, bổ sung
Hỏi: Tìm bố cục của văn bản này ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Phần I : Từ đầu đến rộn rã => Cứ đến cuối thu lại hồi tưởng ngày đầu tiên đi học.
- Phần II : Tiếp đến ngọn núi => Nhớ kỉ niệm trên con đường làng tới trường.
- Phần III : Tiếp theo đến Cả ngày nữa => Nhớ kỉ niệm trên sân trường.
- Phần IV : Còn lại => Nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên.
Hỏi: Cách phân chia như vậy dựa trên cơ sở nào ?
- Dựa vào trình tự không gian, thời gian
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai?
- Nhân vật chính trong truyện ngắn là “tôi”
Hỏi: Những kỉ nệm của nhân vật “tôi” được diễn tả theo trình tự nào ?
- Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng: biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đấu tiên đi đến trường => Nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học cùng những kỉ niệm trong sáng.
- Nhớ về tâm trạng, cảm giác khi cùng mẹ trên con đường tới trường ; khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp, lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
Hỏi: Tìm những chi tiết, hình ảnh diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi  trên đường cùng mẹ đến trường?
Hỏi: Khi đứng ở sân trường tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào ?
Hỏi: Khi nghe gọi tên mình phải rời tay mẹ, tâm trạng tôi như thế nào ?
Hỏi: Khi ngồi với các bạn đón giờ học đầu tiên, cảm giác của nhân vật tôi như thế nào ?
Hỏi: Tâm trạng nhân vật tôi diễn ra trong suốt quá trình như thế nào ?
Hỏi: Diễn tả tâm trạng đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
- “ Tôi quên thế nào được ...như... mấy cành hoa tươi....”
- Ý nghĩ ấy thoáng qua ...nhẹ nhàng như một lán mây ...”
- “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ .... rụt rè trong cảnh lạ”
Hỏi: Tác dụng của nghệ thuật ấy ?
Hỏi: Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng ta thấy nhân vật tôi hiện lên là người như thế nào ?
 I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả (1911 – 1988)
- Tên khai sinh : Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh, Quê : ngoại ô TP Huế.
- Sáng tác từ trước CM tháng 8 với nhiều thể loại như: Truyện ngắn, truyện dài, thơ ca, bút kí.Chủ yếu là truyện ngắn và thơ.
- Các sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
 2. Tác phẩm 
 a. Xuất xứ: in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
 b. Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 c. Nội dung: Kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi.
 d. Tóm tắt
 e. Bố cục : 4 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Nhân vật“tôi“
 a. Những kỉ niệm của tôi trong ngày đầu tiên đi học
- Diễn tả theo trình tự từ hiện tại nhớ về dĩ vãng 
- Hiện tại vào cuối thu, thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ => Nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học cùng những kỉ niệm trong sáng.
 b. Tâm trạng của“tôi“ 
 * Trên đường cùng mẹ đến trường
 - Con đường, cảnh vật vốn quen thuộc → nay thấy lạ, tự thấy mình có sự thay đổi lớn trong lòng.
 - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay.
 - Vừa lúng túng, vừa muốn thử sức (Khẳng định mình) khi xin mẹ cầm bút, thước.
 * Trên sân trường
 - Ngôi trường to, rộng, không khí trang nghiêm 
 → Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ.
 - Hồi hộp chờ nghe gọi tên mình “Nghe gọi đến tên, giật mình và lúng túng’’ → Tâm trạng hồi hộp, lo sợ.
 - Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ
 * Trong lớp học
 - Cảm thấy vừa xa kạ vừa gần gũi với mọi vật, với bạn bên cạnh
 - Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin
=>Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng khó quên là những kỉ niệm đẹp.
* Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng, sử dụng các hình ảnh so sánh. 
→ Làm nổi bật tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật tôi, càng làm cho những kỉ niệm trong kí ức rõ rệt, sâu sắc hơn .
Hỏi: Cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
Truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ và bài thơ nào hay cũng có cốt truyện ( Thạch Lam)
2. Những người xung quanh
- Người mẹ : chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp cùng con.
- Ông đốc : từ tốn, bao dung
- Thấy giáo : vui tính, giàu tình yêu thương
=> Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
3. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật “tôi”
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
4. Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
3. Củng cố: 
Hỏi: Nhắc lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi ?
	 	Hỏi: Tìm những hình ảnh so sánh độc đáo trong truyện?
4. Dặn dò: 
Học bài, soạn bài: “Trong lòng mẹ”
 	Bài tập về nhà: Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
Ngày dạy:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: 
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản thống nhất về chủ đề.
II. CHUẨN BỊ
	* Thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV.
	* Trò: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ:- 
- Nêu nội dung văn bản “Tôi đi học”?
- Kể về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi.
	2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chủ đề văn bản
Hỏi: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào về thời thơ ấu của mình?
- Biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường => Nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học cùng những kỉ niệm trong sáng.
Hỏi: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
- Nhớ về tâm trạng, cảm giác khi cùng mẹ trên con đường tới trường ; khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp, lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
Hỏi: Hãy phát biểu về chủ đề của văn bản này?
Hỏi: Qua đó em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản ?
 Hỏi: Căn cứ vào đâu em biết văn bản : “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường?
- Nhan đề: Dự đoán nội dung câu chuyện nói về việc: Tôi đi học. Đại từ “tôi” được nhắc lại nhiều lần.
- Căn cứ vào các câu văn nhắc đến kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên và các từ ngữ,....
Hỏi: Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ đó in sâu vào lòng nhân vật tôi  suốt cuộc đời ?
Gv: Văn bản tôi đi học tâp trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
H? Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
Hs: - Trên đường đi học:
Cảm nhận về con đường: quen đi lại lạ, cảnh vật thay đổi.
Thay đổi hành vi: lội qua sông thả diều, đi ra đồng nô đùa đi học, cố làm như một tuổi học trò thực sự.
 - Trên sân trường:
Cảm nhận về ngôi trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn nhà trong làng  Xinh xắn, oai nghiêm như đình làng, sân rộng, cao hơn và “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”.
Cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng khi bước vào lớp: đứng nép, nhìn một nửa, đi từng bước nhẹ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, nặng nề 1 cách lạ, nức nở khóc theo.
 - Trong lớp học: Xa mẹ trước đi cả ngày không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết / giờ đây mỗi bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà.
Gv: Dựa vào sự phân tích, giúp Hs cảm nhận được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi.
=> Toàn bộ nhan đề, nội dung, chi tiết, từ ngữ trong văn bản đều tập trung khắc hoạ, tô đậm, làm nổi bật chủ đề của văn bản.
Hỏi: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Hỏi: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
Bài tập 1/13 Gv hướng dẫn HS làm
Bài tập 2/14
- Các ý b, d không chứng minh cho luận điểm đã nêu.
Bài tập 3/14
- Các ý c, g không chứng minh cho luận điểm đã nêu.
I. Chủ đề của văn bản
 1.Chủ đề văn bản Tôi đi học
 Những kỉ niệm trong sáng của “tôi” ngày đầu tiên đi học.
2. Ghi nhớ 1(sgk)
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 1. Văn bản : Tôi đi học
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:
+ Hôm nay tôi đi học.
+ Hằng năm cứ vào cuối thu.
+ Tôi quên thế nào đượcnhững cảm giác trong sáng ấy
+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng
+ Tôi bặm tay ghỉ thất chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất,...
- Dùng đại từ “Tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩ đi học được lặp lại nhiều lần.
2. Ghi nhớ 2,3 (sgk)
III. Luyện tập 
 Bài tập 1/13
a. Văn bản viết về rừng cọ quê hương.
- Văn bản đã trình bày đối tượng theo trình tự: đi từ miêu tả cây cọ -> tác dụng của nó trong đời sống con người.
- Không thể thay đổi cách sắp xếp này được vì cách sắp xếp ấy mới phù hợp được kiểu bài biểu cảm, phù hợp với dòng cảm xúc của tác giả.
b. Chủ đề: vẻ đẹp của rừng cọ vùng sông Thao (Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao).
c. Mở đầu : Giới thiệu khái quát vẻ đẹp quê tôi với rừng cọ trập trùng
 Thân bài : miêu tả vẻ đẹp và tác dụng của cây cọ trong đời sống con người
 KB: Thể hiện niềm tự hào về rừng cọ quê nhà.
3. Củng cố: 
Thế nào là chủ đề của văn bản?
	 	Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
4. Dặn dò: 
Học kĩ bài, làm bài tập sgk. Đọc trước bài: “ Bố cục của văn bản”.
	Bài tập: Viết đoạn văn bảo đảm tính thống nhất về chủ đề “Suy nghĩ về thái độ học tập môn Ngữ văn hiện nay của các bạn trong lớp”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4
Ngày dạy:
TRONG LÒNG MẸ
 (Trích: Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng - 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức : 
	- Khái niệm thể loại hồi kí
	- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích
	- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khao khát tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
	- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
 2. Kĩ năng: 
	- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
II. CHUẨN BỊ
	* Thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả.
	* Trò: Đọc tác phẩm, soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Kiểm tra: 
 Hỏi: Phân tích hình ảnh nhân vật “tôi” trong truyện: “ Tôi đi học”?
 Hỏi: Phân tích hình ảnh người mẹ, nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn: “ Tôi đi học”?
	2. Bài mới
 Ở nước ta Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có một thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật những ngày thơ ấu. kỉ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất. Để tìm hiểu và thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Trong lòng mẹ”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: tìm hiểu chung
* Tiểu sử
- Nguyên Hồng – Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982),
- Quê : TP Nam Định, sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Nguyên Hồng là nhà văn rất bình dị trong sinh hoạt.
- Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ Nguyên Hồng đã phải cùng mẹ ra Hải Phòng lần hồi kiếm sống trong các xóm thợ nghèo.
- Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ, là người giàu tình cảm, dễ xúc động.
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
 * Sự nghiệp sáng tác:
Hỏi: Nguyên Hồng thường sáng tác trên những thể loại nào ?
- Sáng tác nhiều thể loại: Tiểu thuyết, kí, thơ.
Hỏi: Đặc điểm văn Nguyên Hồng?
- Văn Nguyên Hồng vừa giàu giá trị hiện thực vừa chứa chan tinh thần nhân đạo.
Hỏi: Kể tên những tác phẩm chính của Nguyên Hồng?
- Các tác phẩm chính (SGK).
Hỏi: Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
 Đây là tập hồi kí gồm 9 chương:
- Chương I: Tiếng kèn.
- Chương II: Chúa thương xót chúng tôi.
- Chương III: Truỵ lạc.
- Chương IV: Trong lòng mẹ.
- Chương V: Đêm Nô-en.
- Chương VI: Trong đêm đông.
- Chương VII: Đồng xu cái.
- Chương VIII: Sa ngã.
- Chương I X: Một bước ngắn.
Hỏi: Văn bản được viết theo thể loại gì? Em hiểu như thế nào về thể loại này?
Hỏi: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
GV hướng dẫn HS đọc:
- Đọc với giọng nhẹ nhàng → bộc lộ được tâm trạng khát khao được gặp mẹ của chú bé.
- GV đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp.
Gọi HS đọc chú thích
Gọi hs tóm tắt, GV bổ sung.
Hỏi: Nêu nội dung chính của đoạn trrích?
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn, niềm khao khát tình mẹ của bé và sự tàn nhân vô tình của của bà cô.
- Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng khi gặp mẹ.
Hỏi: Tìm bố cục của văn bản này? Nêu nội dung chính của từng phần? 
- Bố cục : 2 phần :
+ Phần I : Từ đầu →  người ta hỏi đến chứ => Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng : ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
+ Phần II : Còn lại => Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng của chú bé Hồng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
- HS đọc lại đoạn đối thoại giữa người cô và bé Hồng.
Hỏi: Qua đoạn đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng, em hãy phân tích hình ảnh bà cô qua vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ, ý nghĩ?
Hỏi: Khi nhắc đến “em bé” giọng của bà cô như thế nào? Thái độ của bà ta khi kể chuyện về mẹ và cha bé Hồng?
- Khi nhắc đến hai tiếng “em bé” cô tôi ngân dài
- Tỏ sự ngậm ngùi thương tiếc thầy tôi, cô tôi vẫn tươi cười kể.
Hỏi: Em nhận xét gì về từ ngữ và nghệ thuật được sử dụng? Em thấy bà ta là người như thế nào?
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả : (1918 – 1982)
 - Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định, sống chủ yếu ở Hải Phòng, 
 - Sáng tác nhiều thể loại: Tiểu thuyết, kí, thơ. Chứa chan tinh thần nhân đạo. Ông là nhà văn của những người cùng khổ.
2.Tác phẩm : là tập hồi kí gồm 9 chương
 a) Hoàn cảnh sáng tác: năm 1938
 b) Thể loại : Hồi kí - Ghi chép, kể lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể tham gia hoặc chứng kiến.
3. Đoạn trích
 a) Vị trí : trích chương IV trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
b) Tóm tắt
 c) Nội dung : Cảnh ngộ đáng thương, nỗi buồn, sự cô đơn và niềm khao khát gặp mẹ, của chú bé Hồng ; sự tàn nhẫn vô tình của người cô và những hủ tục phong kiến.
 d) Bố cục : 2 phần 
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật người cô
- Xưng hô: “mày – tao”: không phù hợp với qh ruột thịt.
- Giọng nói “ngọt” nhằm dụ dỗ bé Hồng
- Vẻ mặt “tươi cười, rất kịch”. Hai tiếng “ em bé” người cô ngân dài thật ngọt
- Con mắt long lanh nhìn chằm chặp, vào mặt bé Hồng.
- Cử chỉ thân mật: “đến bên bé Hồng, vỗ vai, lại vỗ vai” 
- Ý nghĩ “cay độc - có ý reo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để Hồng khinh miệt, ruồng rẫy mẹ mình.
ó Nghệ thuật miêu tả, dùng động từ, tính từ độc đáo. Con người xảo quyệt, thâm độc, giả dối, cố tình gây mâu thuẫn, cố ý khoét sâu vào nỗi đau của bé Hồng.
* Nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến cổ hủ, phi nhân đạo.
3. Củng cố: Tóm tắt truyện
4. Dặn dò : Học kĩ bài, 
IV. RÚT KINH NGIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 1 Cap do khai quat cua nghia tu ngu_12189963.docx