Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 12 năm 2017

KIỂM TRA VĂN HỌC (45 phút)

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm Văn học VN giai đoạn 1930 – 1945.

 - Biết xác định nội dung, phương thức biểu dạt, phân tích chi tiết, nêu cảm nhận về nhân vật văn học.

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

 - Biết triển khai phần tự luận theo bố cục 3 phần như 1 bài văn hoàn chỉnh, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn.

 3. Thái độ:

 - Có tình cảm chân thực, sâu sắc đối với nhân vật và sự việc trong tác phẩm VH.

II/Chuẩn bị:

 GV: Soạn đề kiểm tra

 HS: Ôn tập về truyện kí đã học.

 

doc 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 12 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã học về các tác phẩm Văn học VN giai đoạn 1930 – 1945.
 - Biết xác định nội dung, phương thức biểu dạt, phân tích chi tiết, nêu cảm nhận về nhân vật văn học.
 2. Kĩ năng:
 - Học sinh biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
 - Biết triển khai phần tự luận theo bố cục 3 phần như 1 bài văn hoàn chỉnh, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn.
 3. Thái độ:
 - Có tình cảm chân thực, sâu sắc đối với nhân vật và sự việc trong tác phẩm VH.
II/Chuẩn bị:
 GV: Soạn đề kiểm tra
 HS: Ôn tập về truyện kí đã học.
III/ Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra:
 Ma trận đề
Mức độ 
	Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng điểm
Truyện ký
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
1(0,5)
1(1.0)
1,5
Tức nước vỡ bờ
1(0,5)
1(1,5)
2,0
Lão Hạc
1(0,5)
1(2,0)
2,5
Trong lòng mẹ
1(0,5)
1(3.0)
3,5
Văn học nước ngoài
1(0,5)
0,5
TỔNG ĐIỂM
1,0
1,5
4,5
3
10
Đề bài:
I TRẮC NGHIỆM (2,5đ)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả:
 A. Nam Cao.	 B. Ngô Tất Tố.
 C. Thanh Tịnh. 	 D. Nguyên Hồng.
 Câu 2. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai?
 A. Anh Dậu. B. Chị Dậu	 C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ
Câu 3. Các nhân vật chính trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” làm nghề gì?
 A. Nhạc sĩ B. Nhà văn C. Họa sĩ D. Bác sĩ
Câu 4. ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết ?
 A. Lão Hạc rất thương con. B. Lão không muốn làm liên lụy đến mọi người.
 C. Lão Hạc ăn phải bả chó. D. Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
Câu 5. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
A. Trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.	
B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô.
C. Trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
D. Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
II Tự Luận: (7,5đ)
Câu 1: Tình cảm của Lão Hạc đối với con chó như thế nào ? Sau khi bán chó ông có suy nghĩ gì ?(2đ)
Câu 2: Nêu chủ đề của văn bản”Tôi đi học” của Thanh Tịnh?(1đ)
 Câu 3: Tình thế của gia đình chị Dậu trước khi bạn cai lệ và người nhà lí trưởng xong vào như thế nào ?(1,5đ)
 Cõu 4 : Phân tích niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 câu. Qua đó em có nhận xét gì về tình mẫu tử. (3đ)
Đáp án:
 Phần I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm) 
CÂU
1
2
3
4
5
ĐA
C
B
C
A
D
 Phần II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1: - Tình cảm của Lão Hạc đối với con chó: Sau khi vợ chết, con đi làm ăn xa, Lão dồn hết tình cảm cho con chó:
+ Gọi con chó là “cậu Vàng”, coi cậu Vàng như một đứa trẻ. 
+ Chăm sóc cậu Vàng chu đáo: cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu.
+ Trò chuyện với cậu vàng, mắng yêu cậu Vàng,.... Cậu Vàng làm lão bớt cô đơn.
- Sau khi bán cậu Vàng lão ân hận, day dứt. Lão tự kết tội mình là đánh lừa con chó.
Câu 2: Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng mơn man về ngày đầu tiên đi học.
 Câu 3: Tình thế của gia đình chị Dậu: thê thảm, đáng thương và nguy cấp.
 - Món nợ sưu nhà nước vẫn chưa có cách gì trả được.
 - Anh Dậu lại đang ốm rề rề và có thể bị bắt trói bất cứ lúc nào.
 - Chị Dậu nghèo xác xơ với ba đứa con lít nhít đói khát và chị không biết làm cách nào để thoát khỏi cảnh này.
 - Tất cả dồn lên đôi vai của chị và chị rất lo lắng. Đây có thể coi là thế tức nước đầu tiên. 
 Câu 4: Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ:
 - Chạy theo mẹ vội vàng, lập cập.
 - Cậu bé khóc. Nhưng đây là những giọt nước mắt bị dồn nén, những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc chứ không phải là những giọt nước mắt đau xót, phẫn uất như khi nghe những lời cay độc của bà cô.
 - Niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở trong lòng mẹ.
4. Thu bài:
 - Hết giờ giáo viên thu bài.
 - Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Xem lại nội dung kiến thức trong sách, vở để tự rút kinh nghiệm.
 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu 
cảm.
 *> Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8A( . )
8B( . )
VI/ Rút kinh nghiệm:
 ************************************
Ngày soạn:./../ 2017
Tiết 46:
CÂU GHÉP (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
 2. Kĩ năng:
 - Biết sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo câu ghép 
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 Ghi ví dụ ra bảng phụ.
 2. Học sinh:
 Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là câu ghép? Có những phương tiện nào nối các vế trong câu ghép?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Ở tiết học trước, các em đã được biết đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép với nhau. Tuy nhiên, giữa các vế trong câu ghép cũng tồn tại 1 mối quan hệ về ngữ nghĩa khá chặt chẽ. Vậy cụ thể mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ trong SGK.
- Gọi HS đọc.
H: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì?
H: Vậy câu ghép này có quan hệ ý nghĩa như thế nào?
H: Em hãy diễn đạt lại câu nói trên theo trình tự nguyên nhân trước, kết quả sau?
-> Bởi vì...cho nên TV của chúng ta rất đẹp.
H: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép mà em biết? Cho VD?
H: Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giưã các vế trong câu?
-> Dựa vào các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ tương ứng.
H: Qua tìm hiểu các ví dụ em thấy các vế trong câu ghép thường có các mối quan hệ nào?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 3:
- GV nêu yêu cầu BT1.
- Chia HS làm 4 nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Gọi HS nhận xét chéo.
- 
- Gọi HS đọc đoạn trích trong SGK.
H: Tìm câu ghép trong các đoạn trích trên?
H: Xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép trên?
H: Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành 1 câu đơn không? Vì sao?
- HS đọc đoạn trích trong SGK.
H: Đoạn trích trên có 2 câu ghép rất dài. Em hãy tìm 2 câu ghép đó?
H: Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép trên thành 1 câu đơn không? Vì sao?
H: Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật lão Hạc?
GV: Hướng dẫn HS làm BT 4.
HS: Đọc đoạn trích.
 - Phân tích cấu tạo câu.
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: Hướng dẫn HS làm BT 2 trong sách nâng cao Ngữ văn 8.
HS: Làm theo hướng dẫn của GV.
- Trình bày.
GV: Nhận xét.
I.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
- Vế A: TV của chúng ta rất đẹp.
-> Chỉ kết quả.
- Vế B: Bởi vì tâm hồn...bởi vì đời sống...
-> Chỉ nguyên nhân.
=> Câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
* Các vế có quan hệ mục đích:
VD: Chúng em cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng.
* Các vế có quan hệ điều kiện – kết quả:
VD: Nếu có ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo.
* Các vế có quan hệ tương phản:
VD: Mặc dù trời mưa to nhưng các bác nông dân vẫn nhổ xong luống mạ.
* Ghi nhớ 1: (SGK- 123)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Vế 1 và vế 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
 Vế 2 và vế 3: Giải thích.
b. Vế 1: Nếu...lưu lại. -> Chỉ ĐK
 Vế 2: Thì... -> Chỉ KQ.
=> Quan hệ ĐK – KQ.
c. Quan hệ tăng tiến.
d. Quan hệ tương phản.
e. 
- Câu 1: Dùng qht “rồi” để nối 2 vế.
 -> Qhệ nối tiếp.
- Câu 2: 
 Vế 1: Anh chàng...-> Ng. nhân
 Vế 2: Hắn bị...-> K.quả.
 => Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
2. Bài tập 2: 
a. 
C1: Trời xanh thẳm..., biển cũng...
C2: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
C3: Trời âm u mây mưa, biển...
C4: Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.
b. Các vế trong câu ghép trên đều có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
c. Không nên tách các vế câu trên thành những câu đơn vì chúng có quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế.
3. Bài tập 3:
* Hai câu ghép:
C1: Lão thì già...trông coi cho nó.
C2: Lão già yếu lắm rồi... nhờ hàng xóm cả.
a. Không thể tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn. Vì nó thể hieenj cách diễn giải của lão Hạc, mỗi câu lão trình bày 1 sự việc mà lão muốn nhờ ông giáo.
b. Về giá trị biểu hiện, nó chỉ rõ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của lão Hạc với sự việc mà lão có nguyện vọng nhờ ông giáo giúp đỡ.
-> Câu văn trở nên “có lí, có tình”
4. Bài tập 4: Tìm hiểu đoạn trích.
*> Làm thêm BT 2 trong sách nâng cao Ngữ văn 8 tr 115 ( HS Khá- Giỏi)
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
 - Nêu một số mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học thuộc ghi nhớ, làm BT 4.
 - Chuẩn bị tiết sau: Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:./../2017
Tiết 47: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 - Phân biệt được văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Đọc các ví dụ 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn bài của HS
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nó cung cấp những kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên XH. Vậy văn bản thuyết minh là những văn bản như thế nào? Nó được trình bày bằng những phương pháp gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
- Gọi HS đọc VB thứ nhất
H: Văn bản trình bày vấn đề gì?
H: Ngoài ra VB còn giới thiệu, giải thích điều gì?
H: Em thường gặp những VB có nội dung như thế này ở đâu?
- Gọi HS đọc VB thứ hai.
H: VB này trình bày, giới thiệu, giải thích với chúng ta điều gì?
H: VB này thường gặp ở đâu?
- Gọi HS đọc VB thứ ba
H: VB này giới thiệu với chúng ta điều gì?
H: VB này thuộc lĩnh vực nào? 
H: Em hãy kể thêm 1 số VB cùng loại với 3 VB mà chúng ta vừa tìm hiểu?
-> HS trả lời.
GV: Những VB trên đề cập đến những vấn đề như: địa lí, thực vật, VH- XH...Trong đời sống của chúng ta, những VB giới thiệu, hướng dẫn sử dụng máy vi tính, tivi, xe máy, bếp ga...giúp chúng tatìm hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản...Hoặc những Vb giới thiệu, quảng cáo 1 sản phẩm tren Tivi; Bản trình bày kết quả thí nghiệm, bản giới thiệu danh lam thắng cảnh...Tất cả đều là VB thuyết minh.
 Hằng ngày, chúng ta được gặp rất nhiều VB thuyết minh. Có nghiã là VB thuyết minh được sử dụng hết sức rộng rãi, mọi ngành nghề đều cần dùng đến kiểu VB này. Vậy VB thuyết minh có đặc điểm gì?
H: Các VB trên có thể xem là VB tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận được không? Vì sao?
-> Không. Vì chúng có những đặc điểm khác với những VB trên.
H: Vậy VB thuyết minh khác với những VB trên ở chỗ nào?
+ VB tự sự: Kể lại sự việc và nhân vật
 -> VB thuyết minh không có.
+ VB miêu tả: Tái hiện lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc...
 -> VB thuyết minh không nhằm tái hiện mà chỉ chủ yếu làm cho người ta hiểu vấn đề.
+ VB biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá...
 -> VB thuyết minh không nhằm mục đích trên nên có rất ít.
+ VB nghị luận: làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra bằng dẫn chứng và lí lẽ.
 -> VB thuyết minh chỉ có kiến thức.
H: Vậy em thấy 3 VB trên đều có chung 1 đặc điểm gì?
GV: Chính vì thiên về trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng -> Làm cho chúng thành 1 kiểu văn bản đặc trưng.
H: Các VB trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
H: Các tri thức được nêu trong VB thuyết minh có phải do người viết hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra không?
H: Vậy các tri tức trong VB thuyết minh đòi hỏi phải như thế nào?
GV: Khoa học, khách quan, xác thực nghĩa là phải chỉ ra những điểm tốt, xấu của các sự vật hiện tượng được thuyết minh một cách trung thành nhất, không được dùng cảm quan của cá nhân để đánh giá sv.
 VB thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi phải thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm VH.
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của VB thuyết minh?
H: Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là VB thuyết minh? VB thuyết minh có những đặc điểm gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 3:
- GV nêu yêu cầu BT1
- Gọi 1 HS đọc phần a.
H: Đây có phải là VB thuyết minh không? Vì sao?
- Gọi 1 HS đọc phần b.
H: Đây có phải là VB thuyết minh không? Vì sao?
H: VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” thuộc loại VB nào?
H: Phần nội dung thuyết minh trong VB có tác dụng gì?
- HS đọc yêu cầu BT3.
- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân.
I/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a) VB “Cây dừa Bình Định”
- Trình bày lợi ích của cây dừa.
- Giới thiệu, giải thích từng bộ phận gắn với những lợi ích mà các cây khác không có.
-> Những mẩu chuyện về địa lí.
b) VB: “Tại sao lá cây có màu xanh lục”
- Trình bày vấn đề: Lá cây có màu xanh lục
- Giải thích về tác dụng của chất diệp lục
-> Hỏi đáp về thực vật.
c) VB “Huế”
- Giới thiệu Huế như 1 trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm riêng và tiêu biểu.
- Văn hoá- xã hội.
2. Đặc điểm chung của VB thuyết minh
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
- Phương thức: Trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Các tri thức: Khoa học, khách quan, xác thực, có ích cho con người.
- Ngôn ngữ: Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
* Ghi nhớ: (SGK – 117)
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. VB “Khởi nghĩa Nông Văn Vân(1833-1835)”
- Là VB thuyết minh
-> Vì nó cung cấp kiến thức lịch sử.
b. VB Con giun đất”
- Là VB thuyết minh
-> Vì nó cung cấp kiến thức về sinh vật.
2. Bài tập 2:
- VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là VB nhật dụng. Vì phương thức biểu đạt là thuyết minh.
- Nội dung thuyết minh: Nhằm trình bày, phân tích tác hại của bao bì nilông.
3. Bài tập 3:
- Các VB khác cũng có lúc cần sử dụng yếu tố thuyết minh. Nhưng thuyết minh (trong trường hợp đó) chỉ là yếu tố phụ trợ.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
 - Thế nào là VB thuyết minh?
 - VB thuyết minh có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Chuẩn bị tiết sau: VB “Ôn dịch thuốc lá”.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:././ 2017
Tiết 48:
VĂN BẢN: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
 - Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức lập luận và thuyết minh trong VB.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng.
 3. Thái độ:
- GD học sinh có ý thức trong vấn đề phòng chống thuốc lá.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Đọc kĩ VB
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 2. Học sinh:
 Đọc trước văn bản, đọc chú thích
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra: 
 Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng bao bì bằng nilông và biện pháp hạn chế sử dụng nó?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Hút thuốc lá, thuốc lào là một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là 1 phần phong tục tập quán của người VN ta. Hút nhiều, hút mãi thành quen, thành nghiện, khó lòng cai bỏ được. Nghiện thuốc lá, thuốc lào từ lâu đã trở thành 1 căn bệnh khó chữa trị đối với nhiều người.
 Hiện nay, hút thuốc lá dần thay thế cho thuốc lào ở thành thị cũng như ở nông thôn. Hút thuốc không chỉ tốn tiền mà còn để lại nhiều hậu quả to lớn, tác hại không thể lường hết. Đến mức chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành 1 vấn đề khoa học – XH mang tầm thế giới. Bài “Ôn dịch thuốc lá” chính là 1 trong những tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Đoc rõ ràng, mạch lạc, chậm rãi.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.
Nhận xét cách đọc của HS
Giải thích từ khó: 1,2,3,5,6,9.
-> Vậy cụ thể thuốc lá có hại như thế nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu trong phần II.
 Hoạt động 3:
H: VB này thuộc kiểu VB nào? vì sao em biết?
-> VB nhật dụng. Vì nó thuyết minh về 1 vấn đề khoa học XH.
GV: Nó phản ánh những vấn đề cập nhật nóng bỏng diễn ra từng giờ từng phút trong cuộc sống hàng ngày. Nó trình bày vấn đề tác hại của thuốc lá.
H: Phương thức biểu đạt chính của VB?
 -> Thuyết minh, lập luận. 
H: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? nội dung từng phần là gì?
 -> 3 phần:
+ P1: Từ đầu...-> AIDS
( Thuốc lá trở thành ôn dịch – dẫn dắt vào đề)
+ P2: Ngày trước...-> Phạm pháp.
(Những tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng)
+ P3: Còn lại
(Kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại ôn dịch thuốc lá)
GV: Vậy tại sao thuốc lá lại được gọi bằng cái tên “ôn dịch”? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần 1.
* HS chú ý P1
 H: Em hãy cho biết tin tức nào được thông báo trong phần mở bài?
 ->Thông báo về dịch hạch, thổ tả, AIDS.
H: Nạn dịch thuốc lá có liên quan gì đến con người?
GV: Các bệnh dịch được thông báo đều đe doạ trực tiếp đến tính mạng con người. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả AIDS mà người ta phải gọi nó như 1 tiếng chửi rủa: “Đồ ôn dịch”! -> Cách gọi gây sự chú ý cho người đọc.
H: Em có nhận xét gì về cách thông báo vấn đề của tác giả? Cách thông báo đó có tác dụng gì?
 -> Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá-> Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của nạn dịch này.
H: Tác giả dựa vào tri thức gì khi nói về nạn dịch này?
 -> Dựa vào khối lượng hơn 5 vạn công trình nghiên cứu để đưa ra nhận định đó. Nó như 1 mệnh đề không cần bàn luận gì thêm.
H: Thái độ của em sau khi đọc, đón nhận thông tin này? Vì sao?
-> HS trả lời.
H: Nói về tác hại của thuốc lá, tác giả đã so sánh bằng hình ảnh nào?
- Dâu: Con người, sức khoẻ con người.
- Tằm: Khói thuốc lá
-> Khói thuốc lá không làm người ta lăn ra chết ngay mà nó thấm vào cơ thể khiến người ta chết dần dần.
H: Tác giả đã giải thích tác hại của khói thuốc lá đối với người hút như thế nào?
H: Tất cả những chất trên tác hại cụ thể đến người hút thuốc lá như thế nào?
GV: Từ hút thuốc lá mà người hút mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (Hình ảnh 2 lá phổi trong quảng cáo, hình ảnh chảy máu não trong quảng cáo trên Ti-vi...)
 Khói thuốc lá đặc biệt nguy hiểm, không chỉ đối với người hút mà còn đối với những người xung quanh. Vậy ảnh hưởng của nó đối với những người xung quanh ntn?
H: Khói thuốc lá có ảnh hưởng ntn đối với những người xung quanh mặc dù họ không trực tiếp hút?
H: Suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là đối với giới trẻ?
GV: Hại sức khoẻ bản thân mình, hại cả người xung quanh, và còn là tấm gương xấu về đạo đức. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ người hút, sức khoẻ người xung quanh, dạo đức con người và cả kinh tế. Những tác hại ấy được cảnh báo như tiếng chuông vang lên ngày 1 xa hơn, cao hơn. Nó thấm sâu vào trong lòng tất cả mọi lớp người.
* HS chú ý vào ND đoạn cuối.
H: Tên của chiến dịch ở các nước phát triển hiện nay?
H: Ở châu Âu người ta đưa ra biện pháp gì để ngăn chặn hút thuốc lá?
H: Biện pháp này đã đem lại hiệu quả gì cho các nước Châu Âu?
-> Giảm hẳn số người hút -> Triển vọng “1 Châu ÂU không còn thuốc lá”
H: Ở VN chúng ta đã có pháp lệnh về phòng chống thuốc lá chưa?
-> Chưa có.
H: Nhà nước ta đã có những biện pháp nào chống thuốc lá trong thời gian qua?
-> Tuyên truyền, vận động, dùng khẩu hiệu trong công sở...
 Tăng thuế để hạn chế nhập khẩu
 In dòng chữ: “Hút....sức khoẻ” trên bao bì.
H: Hiện nay nước ta đang ở trong tình trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra như: Sốt rét, bệnh phong, bệnh lao, dịch tả...Trước tình trạng đó, mọi người phải có hàng động gì?
H: Em có suy nghĩ gì về bản thân mình hiện nay và trong tương lai sau khi học xong văn bản này?
-> HS
H: Em có đặt câu hỏi “Tại sao không ngừng sản xuất thuốc lá” không?
-> Nan giải, khó giải quyết triệt để.
H: Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá, tác giả bày tỏ thái độ gì?
-> Cổ vũ chiến dịch, tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này.
H: Sau khi học xong VB, em hiểu thêm được những gì? Có gì cần khắc sâu trong lòng người đọc?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc
GVChốt: VB này là lời kêu gọi khẩn thiết mà trang trọng. Nó có ý nghĩa trực tiếp và to lớn đến sự chăm lo sức khoẻ của chúng ta. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có những việc làm thực tế để chống hút thuốc lá đối với bản thân, gia đình và XH, và cũng là góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.
- GV hướng dẫn HS đọc phần đọc thêm trong SGK.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1 Thông báo nạn dịch
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ trực tiếp đến tính mạng con người.
2. Tác hại của thuốc lá:
* Người trực tiếp hút:
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc:
+ Hắc ín: Làm tê liệt tế bào niêm mạc
+ Ô xit các- bon: Ngăn chặn sự trao đổi ỗi của hồng cầu.
+ Ni-cô-tin: Gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
=> Viêm phế quản, ung thư.
* Ảnh hưởng đối với người xung quanh:
- Vợ con, người làm việc cùng phòng: Cũng nhiễm độc, đau tim, viêm phế quản, ung thư...
- Gây nhiễm độc thai nhi, gây đẻ non, trẻ sơ sinh suy yếu.
- Đầu độc, nêu gương xấu cho con em.
=> Hút thuốc lá là huỷ diệt cơ thể và nhân cách truổi trẻ.
3. Chiến dịch chống thuốc lá:
- Cấm, phạt
- Sử dụng tài liệu, khẩu hiệu
- Nhiều nước cấm quảng cáo
=> Mọi người phải đứng lên, chống lại, ngăn ngừa.
* Ghi nhớ: (SGK-112)
* Đọc thêm:
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
 - Tác hại của khói thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh?
 - Việc làm cụ thể của chúng ta?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại VB, học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Chuẩn bị tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 12 nam 2018-2017.doc