Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 14 năm 2017

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

I/ Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ công dung của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 2. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong tạo lập văn bản.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Ghi ví dụ ra bảng phụ.

 2. Học sinh:

 Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

III/ Các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Giữa các vế trong câu ghép có mối quan hệ như thế nào? Nêu ví dụ?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

 Trong quá trình tạo lập VB, các em vẫn thường sử dụng dấu câu, tuy nhiên một số em chỉ ghi nhớ cách dùng chúng, và cảm thấy dùng như vậy là phù hợp chứ chưa hiểu rõ và đầy đủ công dụng của từng loại dấu câu. Vì vậy bài học hôm nay sẽ giúp ta biết điều đó.

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 14 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ././ 2017 Tuần: 14
Tiết 53:
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ công dung của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 2. Kĩ năng:
 - Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong tạo lập văn bản.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 Ghi ví dụ ra bảng phụ.
 2. Học sinh:
 Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Giữa các vế trong câu ghép có mối quan hệ như thế nào? Nêu ví dụ?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Trong quá trình tạo lập VB, các em vẫn thường sử dụng dấu câu, tuy nhiên một số em chỉ ghi nhớ cách dùng chúng, và cảm thấy dùng như vậy là phù hợp chứ chưa hiểu rõ và đầy đủ công dụng của từng loại dấu câu. Vì vậy bài học hôm nay sẽ giúp ta biết điều đó.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ trong SGK.
- Gọi HS đọc.
H: Tìm các cụm từ nằm trong dấu ngoặc đơn?
-> HS tìm.
H: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
GV “Những người bản xứ”giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích. Nhưng nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh.
GV: Phần thuyết minh cho một loài động vật mà tên gọi của nó là “Ba khía” được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
GV: Cụm từ nằm trong dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung về năm sinh và năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc biết Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên)
H: Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn thì ý nghĩa của những VB chứa những đoạn văn trên có gì thay đổi?
-> Không thay đổi.(phần chú thích chỉ nhằm cung cấp thông tin kèm theo chứ không thuộc nghĩa cơ bản)
 * Bài tập:
Phần nào trong câu sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn? tại sao?
 + Nam, lớp trưởng lớp 8b có giọng hát rất hay.
 + Mùa xuân, mùa đầu tiên của một năm là mùa cay cối đâm chồi nảy lộc.
 + Bộ phim “Trường chinh”, Phim Trung Quốc rất hay.
-> Lớp trưởng lớp 8b, Mùa đầu tiên của một năm, Phim TQ
->Vì: Có tác dụng giải thích
GV: 
+ Phần trong dấu ngoặc đơn giúp người đọc thấy những gì xảy ra trên sân khấu hoặc hiểu tâm trạng, thái độ của nhân vật, tách biệt với lời nói của nhân vật. VD: “ Hiền: - Đồ đạc tôi gói hết rồi. Anh à, hay để ảnh ăn cháo đã (Móc túi lấy ra gói thuốc). Đây, hồi nãy các anh giao cho 4 viên thuốc này, nói phải cho ảnh ăn cái gì vô bụng rồi mới cho uống (đưa cho Hưng)”.
+ Dấu ngoặc đơn còn dùng để đóng khungcho 1 từ ngữ có tác dụng chú thích cho 1 từ không thông dụng. VD: “Tiếng trống của Phía (Lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ” – Tô Hoài.
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết thế nào là dấu ngoặc đơn và nó có công dụng gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
* Chú ý: Trường hợp dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi để tỏ ý hoài nghi và dùng với dấu chấm than tỏ ý mỉa mai hoặc biểu thị, bổ sung thêm.
VD: “ Trong tất cả những cố gắng, các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho DTVN và dìu dắt họ trên con đươừng tiến bộ(?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức!” - N. Ái Quốc
 Hoạt động 3:
- Xét các ví dụ trong sgk
H: Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì ?
GV: 
+ Dấu hai chấm còn đứng trước 1 chuỗi liệt kê: VD: “Tự nhiên họ có 1 mâm cỗ rất lí thú: đủ mặt từ giò, thịt, trứng đến cá khô, dưa muối, đủ cơm nếp, cơm tẻ, xôi, bánh...
+ Dấu hai chấm còn đánh dấu lời nói gián tiếp:VD: “Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán nên giàu lắm...” – Tô Hoài
+ Dấu hai chấm còn đi cùng với từ “cả” và từ “rằng”.VD: Các cháu nên hiểu rằng: Giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến”.- Hồ Chí Minh.
GV sử dụng bảng phụ: Thêm dấu hai chấm vào những câu sau cho đúng với ý định người viết.
a. Người VN nói “Học thầy không tày học bạn”, cũng như nói “Không thày đố mày làm nên”.
b. Nam khoe với tôi rằng “Hôm qua tớ được điểm 10”. 
c. Chiến công kì diệu m.xuân năm 1975 đã diễn ra trong t. gian rất ngắn 55 ngày đêm.
Đáp án:
a. Dấu : sau từ “nói”-> gián tiếp.
b. Dấu : sau từ “rằng”-> trực tiếp.
c. Dấu : sau từ “ngắn” -> Bổ sung, giải thích.
H: Em hiểu thế nào là dấu hai chấm? Nó có tác dụng như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt lại
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 4:
- GV nêu yêu cầu BT1.
- Gọi HS đọc các đoạn trích.
- Gọi HS trả lời từng phần.
- HS đọc thầm yêu cầu trong SGK.
- Làm việc cá nhân
- Gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
- GV nêu yêu cầu BT3
- Gọi HS nêu ý kiến và giải thích.
I.Dấu ngoặc đơn.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
a. (Người bản xứ)-> Giải thích.
b. (Ba khía...ngon)-> Thuyết minh.
c. (701 – 762)-> Bổ sung.
* Ghi nhớ 1: (SGK- 134)
.
II. Dấu hai chấm:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu, báo trước:
a. Lời đối thoại
b. Lời dẫn trực tiếp
c. Giải thích lí do.
* Ghi nhớ 2: (SGK – 134)
III/ Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Đánh dấu phần giải thích nghĩa của các cụm từ đó.
b. Đánh dấu phần thuyết minh
c. +Đánh dấu phần bổ sung(có quan hệ lựa chọn)
 + Đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ phương tiện ngôn ngữ.
2. Bài tập 2:
a) Đánh dấu báo trước phần giải thích.
b) Đánh dấu, báo trước lời đối thoại.
c) Đánh dấu, báo trước phần thuyết minh.
3. Bài tập 3:
- Có thể bỏ dấu hai chấm. Tuy nhiên không nên bỏ khi không cần thiết vì nếu bỏ, ý nghĩa cơ bản của câu văn, đoạn văn không mất đi nhưng nghĩa của phần sau dấu : không được nhấn mạnh nữa.
4 Củng cố:
- Thế nào là dấu ngoặc đơn? Công dụng?
- Thế nào là dấu hai chấm? Công dụng?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT 3,4,5
- Chuẩn bị bài mới: Đề văn TM và cách làm bài văn TM.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ././ 2017
Tiết 54:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được cách làm bài văn thuyết minh: quan sát, tích luỹ và trình bày tri thức.
 - Tích hợp với các VB thuyết minh đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp thuyết minh để làm bài có hiệu quả.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Tìm hiểu các đề bài và văn bản “Xe đạp” 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nhắc lại các phương pháp thuyết minh đã học và nêu tác dụng của 1 phương pháp thông dụng nhất.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Ở các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu khái niệm của kiểu bài thuyết minh, đã biết 6 phương pháp thông dụng trong bài văn thuyết minh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh để hoàn thiện về kiểu bài này.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
- Gọi HS đọc các đề văn thuyết minh trong sgk.
H: Các đề văn đều biểu đạt nội dung gì?
-> Yêu cầu và đối tượng TM
H: Nêu 1 số lệnh đề thường gặp?
H: Đối tượng TM có thể gồm những loại nào?
H: Làm sao em biết đó là văn TM?
-> Vì nó yêu cầu thuyết minh, giải thích chứ không kể, miêu tả và biểu cảm.
H: Xác định phạm vi về nội dung của mỗi đề? Yêu cầu khi làm đề bài đó?
-> Đề a.: Họ và tên, quê hương và truyền thống gia đình; Giới thiệu quá trình rén luyện, học tập, phấn đấu; Năng khiếu đặc biệt, thành tích nổi bật, những cống hiến...
-> Đề b: Tác giả, nhà xuất bản, năm SX, đánh giá chung về tập truyện; Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; Khẳng định những đóng góp tích cực của tập truyện.
-> Đề c: Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, màu sắc; Vai trò và tác dụng đối với đời sống thực tế và VH-XH.
-> Đề d: Giới thiệu nguồn gốc, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc; Vai trò, tác dụng, giá trị thẩm mĩ của chiếc áo dài trong đời sống, sinh hoạt và VH của con người.
 -> Đề e: Chất liệu, cấu tạo, nguyên lí làm việc; Tác dụng...
-> Đề g: Chất liệu, cấu tạo, màu sắc; Tác dụng, tính ưu việt của nó đối với địa hình rừng núi phức tạp.
-> Đề h: Vị trí địa lí, các đặc điểm nổi bật , cấu tạo các truyền thuyết gắn với nó; Vai trò, tầm quan trọng đối với đời sống văn hoá tinh thần, ý nghĩa đối với hiện tại và tương lai.
-> Đề i: Tên con vật, các đặc điểm về hình dáng: Tập tính sinh hoạt, tính nết, thói quen; Quan hệ, vai trò của nó đối với đời sống con người.
-> Đề k: Tên loài hoa, các đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, hương vị; quy trình chăm sóc, uốn tỉa, cách sử dụng, giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa...
-> Đề l: Tên món ăn, nguồn gốc, nguyên liệu , quy trình chế biến; Màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng, vai trò...
-> Đề m: Nguồn gốc, cách thức tổ chức, vai trò, tác dụng...
-> Đề n: Xuất xứ, tên gọi, cách làm, hình dáng, màu sắc, các đặc điểm nổi bật, giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ...
- Gọi HS đọc VB trong sgk
H: Xác định đối tượng của bài văn này?
-> Chiếc xe đạp
H: Xác định bố cục của bài văn? Nội dung của từng phần?
GV: Chú ý: Cần phân biệt VB này với VB miêu tả 1 chiếc xe đạp (nếu miêu tả phải chú ý đến màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp...của chiếc xe. Và khi miêu tả phải có yểu tố cảm xúc như thích hay không thích, yêu mến, tự hào...)
H: Trong VB này có yếu tố miêu tả không?
->Không. Vì mục đích của VB là giúp người đọc hiểu cấu tạo và nguyên lí vận hành của xe đạp.
H: Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài?
-> Phương pháp: giải thích và liệt kê.
H: Tóm lại, một bài văn thuyết minh gồm có mấy phần và nhiệm vụ của từng phần là gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
I/ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- Yêu cầu: Thuyết minh, giới thiệu, giải thích. 
- Đối tượng thuyết minh: Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, ...
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
* Mở bài: Từ đầu-> Sức người.
 (Giới thiệu chiếc xe đạp)
* Thân bài: Tiếp -> Tay cầm.
(Thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp)
- Các bộ phận chính:
 + Hệ thống truyền động
 + Hệ thống điều khiển
 + Hệ thống chuyên chở
- Các bộ phận phụ:
 + Chắn bùn
 + Chắn xích
 + Đèn
* Kết bài: Còn lại
 (Vai trò của xe đạp trong đời sống hiện tại và tương lai)
* Ghi nhớ: (SGK –140).
4 Củng cố:
- Đề văn thuyết minh thường có nội dung gì?
- Để làm được bài văn TM, ta phải làm theo bố cục như thế nào?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Thử lập dàn ý cho 1 số đề bài ở phần 1
- Làm trước các BT phần luyện tập tiết sau học tiếp.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ././ 2017
Tiết 55: 
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được cách làm bài văn thuyết minh: quan sát, tích luỹ và trình bày tri thức.
 - Tích hợp với các VB thuyết minh đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp thuyết minh để làm bài có hiệu quả.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Tìm hiểu các đề bài và văn bản “Xe đạp” 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nhắc lại các phương pháp thuyết minh đã học và nêu tác dụng của 1 phương pháp thông dụng nhất.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 - Gọi HS đọc VB trong sgk
H: Xác định đối tượng của bài văn này?
-> Chiếc xe đạp
H: Xác định bố cục của bài văn? Nội dung của từng phần?
GV: Chú ý: Cần phân biệt VB này với VB miêu tả 1 chiếc xe đạp (nếu miêu tả phải chú ý đến màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp...của chiếc xe. Và khi miêu tả phải có yểu tố cảm xúc như thích hay không thích, yêu mến, tự hào...)
H: Trong VB này có yếu tố miêu tả không?
->Không. Vì mục đích của VB là giúp người đọc hiểu cấu tạo và nguyên lí vận hành của xe đạp.
H: Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài?
-> Phương pháp: giải thích và liệt kê.
H: Tóm lại, một bài văn thuyết minh gồm có mấy phần và nhiệm vụ của từng phần là gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong sgk
H: Phần mở bài cần nêu điều gì?
H: Phần thân bài sẽ giới thiệu, trình bày những tri thức như thế nào?
H: Nhiệm vụ của phần kết bài?
- Gọi HS đọc dàn ý trong sgk
H: Em có nhận xét gì về dàn ý này?
-> Khá đầy đủ và chi tiết.
H: Từ dàn ý này, em có thể triển khai thành 1 VB thuyết minh hoàn thiện không?
-> GV hướng dẫn HS viết bài tại lớp.
HS: viết bài văn thuyết minh theo hướng dẫn của GV.
- HS khác nhận xét.
GV: nhận xét.
I/ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
* Mở bài: Từ đầu-> Sức người.
 (Giới thiệu chiếc xe đạp)
* Thân bài: Tiếp -> Tay cầm.
(Thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp)
- Các bộ phận chính:
 + Hệ thống truyền động
 + Hệ thống điều khiển
 + Hệ thống chuyên chở
- Các bộ phận phụ:
 + Chắn bùn
 + Chắn xích
 + Đèn
* Kết bài: Còn lại
 (Vai trò của xe đạp trong đời sống hiện tại và tương lai)
* Ghi nhớ: (SGK –140).
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1: Lập dàn ý
 Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá VN
a. Mở bài: Nêu ĐN về chiếc nón lá VN
b. Thân bài: 
- Hình dáng, chất liệu
- Cách làm
- Nơi chuyên sản xuất
- Vai trò tác dụng (đội, làm quà tặng, điệu múa nón, biểu tượng của người phụ nữ...)
c. Kết bài: Đánh giá chung về khả năng p. triển trong hiện tại và tương lai.
2. Bài tập 2
- Tham khảo dàn ý trong sgk
- Viết bài văn thuyết minh theo dàn ý trong sách giáo khoa.
4 Củng cố:
- Đề văn thuyết minh thường có nội dung gì?
- Để làm được bài văn TM, ta phải làm theo bố cục như thế nào?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ, Hoàn thành bài tập 2 như hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương.
IV/ Rút kinh nghiệm:
....................................... 
Ngày soạn: ././ 2017
Tiết 56:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần văn)
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Bắt đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
 2. Kĩ năng:
 - Qua việc tìm hiểu, chọn chép một số bài thơ hoặc bài viết về địa phương; Vừa củng cố tình cảm về quê hương, vừa rèn luyện kĩ năng bình và tuyển chọn văn thơ.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 Sưu tầm các bài văn, thơ về địa phương. 
 2. Học sinh:
 Tìm hiểu, sưu tầm các bài văn, thơ về địa phương 
III/ Các hoạt động dạy - học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta có tiết học về địa phương 
- Với các tác giả là các nhà văn, nhà thơ có tiếng sinh ra ở địa phương nhưng hiện tại có thể đã mất, có thể sống và làm việc tại nơi khác.
- Khái niệm về địa phương cũng có 2 cấp độ:
 + Tỉnh, thành phố hoặc quận huyện nơi mình sinh ra (Quê cũ)
 + Địa phương nơi mình đang sinh sống (Quê hương thứ hai)
- Tác phẩm văn học địa phương cũng có hai cách hiểu:
 + Là những tp của các tác giả là người địa phương khác viết về địa phương mình
 + Là những tp của các tác giả là người địa phương viết về địa phương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Hoạt động2:
 Gọi HS đọc yêu cầu trong sgk.
- GV hướng dẫn HS lập bảng danh sách các nhà văn nhà thơ quê ở tp, tỉnh, quận, huyện (nếu có) theo từng mục như đã hướng dẫn
- Gọi HS bổ sung và góp ý cho bản danh sách.
Hoạt động 3:
- Gọi từng HS đọc các bài thơ, bài văn về thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương.
- Gọi HS khác nhận xét
-> GV nhận xét bổ sung.
I/ Bảng danh sách các tác giả văn học địa phương
TT
Họ và tên
Bút danh
Năm sinh
Quê quán
Tp chính
1
Tạ Quốc Bửu
Tinh Anh
1879-1945
Giá Rai-Bạc Liêu
Tinh anh thi tập
2
Ngô Văn Phát
Tố Phang, Thuần Phong
1910
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
-Cô gái thành(thơ, 1938),
-Những cuộc biển dâu(Thơ, 1938).
3
Lâm Thế Nhơn
Phi Vân
1917-1977
TP. Bạc Liêu
- Đồng quê(Tiểu thuyết phóng sự 1942).
- Cô gái quê(Truyện ngắn 1950).
4
Lưu Tấn Tài
Chi Lăng
1922-1982
Hồng Dân-Bạc Liêu
Các kịch bản cải lương : Dệt gấm, Thạch Sanh, Hòn Đất, Thái Hậu Dương Vân Nga.
5
Dương Văn Chánh
Dương Hà
1934
Bạc Liêu
Bên bờ sông trẹm(Tiểu thuyết 1952)
II/ Đọc và tìm hiểu một số tác phẩm cụ thể.
Bài thơ : Trời chiều bơi thuyền trên sông của Tạ Quốc Bửu.
 2. Bài thơ : Buổi thơ ấu của Ngô Văn Phát.
 3. Tác phẩm : Hận nghìn đời của Phi Vân.
4 Củng cố:
 GV nhận xét:
 + Sự chuẩn bị bài của HS
 + Tinh thần thái độ tham gia tiết học của HS
5. Hướng dẫn học bài:
 - Sưu tầm thêm về các tác giả, tác phẩm địa phương.
 - Chuẩn bị bài mới: Dấu ngoặc kép.
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
Tân Thạnh, Ngày.tháng.năm 2017
Ký, duyệt của tổ trưởng
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 14 nam 2017.doc