Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 17

Tiết 64: Tập làm văn

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

1. Mục tiêu

 a) Về kiến thức

 - Cho HS tập dượt làm bài thuyết minh đã kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học.

 b) Về kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng XD văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài tính liên kết khả năng kết hợp.

 - Rèn kỹ năng nhận lỗi và sửa lỗi sai trong bài kiểm tra của mình và của bạn

 c) Về thái độ

 - Giáo dục tình cảm đối với văn thơ, nghiêm túc tự giác trong giờ trả bài

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a) Chuẩn bị của giáo viên

 - Đọc chấm chữa trả bài cho học sinh, soạn bài để trả

 b) Chuẩn bị của học sinh

 - Đọc nghiên cứu bài, tự sửa lỗi sai trong bài

3. Tiến trình bài dạy

 a) Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh)(5')

 * Đặt vấn đề :(1') Để giúp các em nhận ra lỗi sai trong bài viết số 3 và giúp các em sửa được lỗi sai đó tiết này cô trò mình cùng nhau đi phân tích

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
túc tự giác trong giờ trả bài
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a) Chuẩn bị của giáo viên 
 - Đọc chấm chữa trả bài cho học sinh, soạn bài để trả
 b) Chuẩn bị của học sinh 
 - Đọc nghiên cứu bài, tự sửa lỗi sai trong bài
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh)(5')
 * Đặt vấn đề :(1') Để giúp các em nhận ra lỗi sai trong bài viết số 3 và giúp các em sửa được lỗi sai đó tiết này cô trò mình cùng nhau đi phân tích
 b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV
?
HS
?
HS
?
GV
HS
GV
GV
Y/c HS đọc đề bài
Lập dàn bài cho phần mở bài?
Lập dàn bài cho phần thân bài?
Lập dàn bài cho phần kết bài?
Nhận xét về ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của học sinh
Tổng hợp điểm
Y/c HS đọc bài tiêu biểu
Đề bài lớp 8B
I. Đề bài:(1') Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
II. Lập dàn bài(18')
a, Mở bài: 
- Bút bi là thứ đồ dùng rất quen thuộc gắn bó với nhiều HS.
b, Thân bài: 
- Bút rất quan trọng dùng để ghi chép bài học.
- Có nhiều loại bút khác nhau: bút bi, bút mực, bút chì...bút bi được dùng nhiều hơn vì nó tiện lợi không gây bẩn như bút máy, hoặc không mờ nét chữ dễ gẫy như bút chì.
- Cấu tạo gồm hai bộ phận:
+ Vỏ bằng nhựa
+ Màu sắc: Xanh, đen, đỏ, tím
+ruột bút: Bằng nhựa chứa mực có ngòi viết với những nét khác nhau.
- Cách s/d: Đơn giản bấm bút đẩy ngòi lên như lò so-> giá đỡ.
- Bảo quản: Đậy bút cẩn thận khi không dùng hoặc dùng xong, không làm rơi...
c, Kết bài
- Hãy coi bút bi là người bạn trong việc lĩnh hội tri thức.
III. Nhận xét chung.(8')
+ Ưu điểm: 
các em có ý thức làm bài và nộp bài đầy đủ.
Xác định đề bài tương đối tốt. Một số bài làm được.
Phần tự luận tóm tắt đủ nội dung, trình bày được nội dung cơ bản.
Phần trắc nghiệm một số bài làm tốt.
+ Nhược điểm:
Tóm tắt còn dài so với qui định hoặc kể chuyện lan man song nội dung còn chưa đủ.
IV. Tổng hợp điểm(5')
- Điểm 8,9,10 :
- Điểm 7:
- Điểm 5,6
- Điểm 3,4
- Điểm 1,2:
V. Đọc bài tiêu biểu(5')
 c) Củng cố-luyện tập (1')
 - Nắm chắc nội dung toàn bài
 - Chỉ ra được lỗi sai cơ bản trong bài viết
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
 - Học bài cũ chữa bài tập vào vở
 - Tiết sau học bài: Ông đồ
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn : 12/12/2017 Ngày dạy: 15/12/2017-Dạy lớp 8B
Tiết 65: Văn bản
ÔNG ĐỒ
 - Vũ Đình Liên- 
1. Mục tiêu
 a) Về kiến thức 
 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một
 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ
 b) Về kỹ năng 
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
 - Đọc diễn cảm tác phẩm
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
 c) Về thái độ 
 - Giáo dục học sinh biết trận trọng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
 - Có ý thức bảo vệ những giá trị đó
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a) Chuẩn bị của giáo viên 
 - Đọc nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ
 b) Chuẩn bị của học sinh 
 - Đọc nghiên cứu tài liệu chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ . (5')
 * Câu hỏi:
Đọc thuộc lòng bài thơ: Muốn làm thằng cuội? Cho biết giá trị nôi dung và nghệ thuật?
 * Đáp án: SGK
Bài thơ muốn làm thằng cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường ,xấu xa muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển 
*Đặt vấn đề 1')
Đã có rất nhiều nhà thơ viết về nỗi niềm hoài cổ, nhưng viết về hoài niệm một thời vàng son của những nét văn hoá xưa thì quả là hiếm. Cùng trong giai đoạn mở đầu của phong trào thơ mới, nhưng Vũ Đình Liên đã có cái nhìn nghiêm khắc trước thời cuộc. Để thấy rõ được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay :
 b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
?
HS
GV
?
GV
GV
?
?
HS
?
GV
GV
?
HS
?
GV
?
HS
?
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
 Em hãy trình bày hiểu biết của em về tg Vũ Đình Liên ?
- Vũ Đình Liên sinh năm 1913 tại Hà Nội. Đỗ tú tài, học luật rồi đi dạy học, viết báo, làm thơ. Sau CM ông dạy học, và làm công tác văn nghệ tại liên khu III, Việt Bắc. Từ 1954- 1975 dạy học ở trường ĐHSP và ĐHSP ngoại ngữ, nghiên cứu văn học và dịch thuật.
 Em biết gì về bài thơ "Ông đồ" ?
- Vũ Đình Liên có thi cảm chính là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần 2 nguồn cảm hứng đó gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ tuyệt tác: Ông đồ.
Nêu yêu cầu đọc bài thơ ?
- Đọc rõ ràng, khổ1,2 giọng vui vẻ phấn khởi, 3 khổ cuối đọc với giọng ngậm ngùi, thương cảm, nuối tiếc.
Đọc mẫu, gọi hs đọc- nhận xét.
Bài thơ có thể chia mấy phần đó là những phần nào ?
 Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
 - Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu. Chứ không phải ngũ ngôn tứ tuyệt. Ông đồ có nghĩa là người dạy học chữ nho xưa.
Trong bài thơ có một số từ các em cần tìm hiểu trong chú thích như : mực tàu, thảo, nghiên... 
 Chúng ta phân tích theo bố cục của VB với tác phẩm:"ông đồ" đã đem lại vị trí của Vũ Đình Liên. 
Đọc lại khổ thơ đầu: 
Hình ảnh ông đồ được miêu tả trong những câu thơ nào? 
Hình ảnh ông đồ được miêu tả trong không gian, thời gian nào? 
Điều đó có ý nghĩa gì? 
Ông đồ xuất hiện giữa khung cảnh ngày tết với mực tàu, giáy đỏ bên hè phố đông người qua lại như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. 
Từ"lại" trong câu thơ có ý nghĩa gì? 
 - Một cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người. 
Hình ảnh đó trở thành thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp tết, xuất hiện đều đặn. 
Chú ý khổ thơ 2 tài chữ viết của ông đồ được miêu tả ntn? 
Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
Nghệ thuật so sánh sử dụng trong câu thơ có tác dụng gì? 
Theo em nét chữ ấy tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong con mắt người đời? 
- Mọi người không chỉ thuê viết mà còn thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông và tỏ lòng thành kính đối với ông đồ vì vậy mà mọi người đã "tấm tắc ngợi khen tài". 
Đọc khổ thơ 3,4. 
Khung cảnh được mieu tả ở khổ thơ 3 là gì? 
Theo em cảnh được miêu tả ở đây là cảnh ntn? 
Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ? 
Hình ảnh nhân hoá:"giấy...buồn..."
Câu thơ như có linh hồn, cảm thấy như bị bỏ rơi, lạc lõng trong khi phố vẫn đông người, nỗi buồn của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến, tất cả trở thành bơ vơ, lạc lõng. 
Hình ảnh ông đồ được khắc hoạ như thế nào? 
Em hình dung về ông đồ ntn qua những câu thơ trên? 
 Ông đồ vẫn ngồi đó như xưa mỗi khi tết đến và phố vẫn đông người qua nhưng không còn những người thuê viết không còn ai "tấm tắc ngợi khen tài"như trước nữa mà dường như không ai hay sự có mặt của ông bên phố. Ông vẫn muốn gó mặt vào chợ tết nhưng người đời giường như lãng quên ông. 
Theo em vì sao lại như vậy? 
Do chế độ xã hội thay đổi, cuộc sống con người thay đổi. Chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rơi rụng, thay vào đó là học chữ Pháp, chữ quóc ngữ. Như Tú Xương có câu thơ nói về thời kĩ này:
"Thôi có ra gì cái chữ nho
 Ông nghè ông cống cũng nằm co".
 Vì vậy mà khi đi sắm tết họ không còn chú ý đến việc treo câu đối lên không cần đến ông đồ nữa - ông đã bị lãng quên. Hình ảnh và cảnh tượng nào được miêu tả khi ông đồ bị lãng quên? 
Em có nhận xét gì về cách miêu tả trên? 
- Mượn cảnh ngụ tình. 
 Tác giả đã mượn cảnh để ngụ tình, hình ảnh lá vàng rơi trên giấy cho thấy không ai thuê viết để giấy vẫn còn đó, gợi sự tàn lụi, rụng rơi, và cảnh mưa bụi càng góp phần tạo lên một không gian buồn, ảm đạm. Thật là một cảnh thê lương. Trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ.
 Đọc khổ thơ cuối em thấy có gì giống và khác với khổ thơ 1? 
- Giống: Xuất hiện hao đào nở.
- Khác: Khổ thơ 1 ông đồ xuất hiện. Khổ cuối không còn hình ảnh ông đồ. 
Theo em sự khác nhau này có ý nghĩa gì?
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến nhưng con người không thể tồn tại mãi. Đây là lời tự vấn là niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả. 
Qua đây em hiểu gì về tâm tư của nhà thơ? 
Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? 
Từ bài thơ em cảm nhận được nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên? 
Bài thơ có câu thơ nào để lại ấn tượng nhất? Vì sao? 
 Đây là những câu thơ ngụ tình qua đồ vật....bài thơ .
I/ Đọc và tìm hiểu chung:(8')
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Vũ Đình Liên là 1 trong nhà thơ lớp đầu của phong trào thơ mới.
- " Ông đồ " là bài thơ tiêu biểu đăng trên báo " Tinh hoa" 1935.
2. Đọc :
3. Bố cục: 3 phần :
- 2 khổ thơ đầu : hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
- 2 khổ thơ tiếp : hình ảnh ông đồ thời tàn.
- khổ thơ cuối :nỗi lòng của tác giả.
II/ Phân tích :(19')
1.Hình ảnh Ông đồ thời đắc ý:
Mỗi năm .... nở
Lại thấy ...... già
Bày mực...giấy đỏ
Bên phố....qua. 
- Khi tết đến, hoa đào nở -> mùa xuân. 
 Hoa tay thảo........
 Như phượng múa rồng bay...
- Nghệ thuật so sánh. 
=> Thể hiện nét chữ tài hoa, phóng khoáng, bay bổng. 
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn: 
Nhưng mỗi năm........
Người thuê viết...........
Giấy đỏ buồn...........
Mực đọng trong.......
- Cảnh vắng vẻ, buồn tẻ
- Sử dụng phép nhân hoá
Ông đồ.......ngồi đó
 Qua đường không ai hay.......
=> Hình ảnh Ông đồ đã bị lãng quên. 
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
- Trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ. 
3. Tâm tư của tác giả:
Năm nay đào lại nở.
Không thấy ông đồ già
=> Thương cảm cho những nhà nho danh giá bị lãng quên do thời cuộc thay đổi những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn lụi. 
III Tổng kết, ghi nhớ: (4')
1. Nghệ thuật
- Thơ ngụ ngôn sử dụng có hiệu quả. 
 Kết cấu giản dị, đầu cuối tương ứng 2 cảnh tượng tương phản, ngôn ngữ trong sáng hàm súc. 
2. Nội dung
- Niềm thương cảm chân thành với một lớp người đang tàn tạ, nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa. 
IV. Luyện tập: (3')
- Giấy đỏ buồn.......
 Mực đọng trong.....
 c) Củng cố-luyện tập (3’)
 - Nắm chắc nội dung toàn bài
 - Đọc diễn cảm bài thơ?
 - Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
 - Đọc kĩ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hoá truyền thống.
 - Tiết sau học bài: Hai chữ nước nhà
 4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn : 12/12/2017 Ngày dạy: 15/12/2017-Dạy lớp 8B
Tiết 66: Văn bản : Hướng dẫ đọc thêm 
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 - Trần Tuấn Khải - 
1. Mục tiêu
 a) Về kiến thức 
 - Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ
 - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử ,lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết
 b) Về kỹ năng 
 - Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử 
 - Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát
* THTTHCM:- Chủ đề: yêu nước và độc lập dân tộc 
 - Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác
 c) Về thái độ 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu nước chí căm thù giặc có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
 - Trân trọng những giá trị văn học cách mạng của dân tộc
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a) Chuẩn bị của giáo viên 
 - Đọc nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
 b) Chuẩn bị của học sinh 
 - Đọc nghiên cứu tài liệu soạn bài mới theo câu hỏi SGK
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ (5')
 a. Câu hỏi:Đọc thuộc bài thơ : Ông đồ? Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật?
 b. Đáp án: SGK Ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng , đầy gợi cảm .Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của "ông đồ " qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ
 * Đặt vấn đề :(1') Nhớ lại truyện Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc, nhà thơ Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử cảm động này để giãi bày tâm sự của mình đối với nhân dân, đất nước. Vậy nội dung bài thơ ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn trích:
 b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
GV
?
HS
?
HS
?
GV
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
GV
?
?
GV
?
HS
?
?
HS
?
GV
?
?
?
?
?
GV
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
?
HS
?
?
HS
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Y/c HS đọc chú thích * SGK
Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Nêu xuất sứ của bài thơ?
Em hãy nêu cách đọc bài thơ?
- Đọc giọng tha thiết, xúc động. 
- Gv đọc mẫu. 
- Gọi hs đọc, nhận xét. 
Em cho biết bài thơ được viết theo thể loại gì?
Em thấy giống bài thơ nào đã học? 
- Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc)đã học ở lớp 7. 
- Trong bài có một số từ khó các em xem phần chú giải trong sgk. 
VD: Như từ đoái, em hiểu đoái là gì? 
- Châu - nước mắt
- Hồng lạc- thuỷ tổ, dồng dõi dân tộc Việt Nam. 
Em hãy tìm bố cục của bài thơ?
Bài thơ nói về việc Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt giải sang TQ, Nguyễn Trãi đi theo cha tới biên giới phía Bắc, Phi Khanh khuyên con nên quay về lo tính việc trả thù nhà đến nợ nước. 
8 câu thơ đầu có nội dung là gì?
Cảnh tượng chia li được miêu tả qua những lời thơ ntn?
Tác giả sử dụng hình ảnh nghệ thuật gì? Có tác dụng gì? 
Không gian ải Bắc và trời Nam được đặt trong tình thế ntn?
Đó là một tâm trạng bị phân đôi vừa thân thiết trời nam vừa xa lạ chốn ải Bắc. Đó là tâm trạng của người yêu nước khi buộc phải xa nước. 
Các chi tiết mây sầu, gió thảm hổ thét, chim kêu gọi tình cảm gì của khung cảnh? 
Khung cảnh ấy khêu gợi điều gì? 
- Nỗi bất bình của người cha -> nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược. Vừa nhớ thương, vừa cảm thấy bất lực. 
Từ khung cảnh ấy hình ảnh cha hiện lên từ những lời thơ nào? 
Hình ảnh hạt máu nóng chút thân tàn gợi cho em nghĩ gì?
Giọt nước mắt của người cha rơi vì sao?
- Nước mắt xót thương cho con
- Xót thương cho mình, xót thương cho cảnh nước mất nhà tan. 
Qua đó nói lên điều gì ở người cha?
 Nguyễn Trãi đã từng có câu thơ:
"Anh hùng di hận kỉ thiên niên"
Tức là người anh hùng để lại mối hận đến nghìn năm, phần đầu bài thơ
"hai chữ nước nhà" Trần Tuấn Khải đã nói lên thật xúc động về nỗi đau của một người cha, trước cảnh mất nước nhà tan, nỗi "di hận " của người anh hùng Nguyễn Phi Khanh. 
Y/c HS đọc 20 câu thơ tiếp. 
Em cho biết nội dung chính của 20 câu thơ tiếp là gì?
Khi ra đi người cha đã nhắc đến những gì?
Qua các cụm từ: Giống Hồng Lạc, giới Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ... người viết muốn nói tới điều gì?
Tại sao người cha lại nhắc lại những điều đó?
- Người cha muốn nhắc tới truyền thống lịch sử của dân tộc để khuyên con trở về tìm đường cứu nước trả thù nhà. Người cha muốn khích lệ động viên con là dòng máu anh hùng 
Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha? 
Nhớ lại lịch sử dân tộc là nhớ giang sơn, là nhớ đến bao anh hùng, hiệp nữ, nhớ hai chữ nước nhà là để nâng cao lòng tự trọng, tự hào dân tộc. 
Theo dõi đoạn tiếp theo những câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước? 
Các chi tiết: Bốn phương...xương rừng máu sông... được tác giả miêu tả với biện pháp nghệ thuật là gì? 
Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? 
- Gợi về hình ảnh một đất nước đang trong thảm hoạ: Giặc giã, cảnh mất nước nhà tan. 
Theo em nỗi lòng của người mất nước được miêu tả ở đây là gì? 
* THTTHCM:Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào? 
- Bài :"Bình ngô đại cáo" đã bộc lộ tội ác của giặc Minh tàn bạo: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- vùi con đỏ dưới hầm tai vạ...
Ngoài những câu thơ trên còn câu thơ nào bộc lộ nỗi đau mất nước? 
Người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn này? 
ý nghĩa của cá biện pháp này là gì? 
Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ xúc cảm sâu sắc nào trong lòng người cha? 
Người cha bị cùm trói, bị giải sang TQ, nhìn cơ đồ giang san mà đau đớn như tâm can bị giằng xé đau đớn, càng lo lắng cho vận mệnh của đất nước tương lai của giống nòi 
"Con ơi! Càng nói càng đau 
 Lấy ai tế độ đàn sau đó mà". 
 Vần thơ như chứa đầy lệ, có lỗi than có tiếng nức nở, lời cha dặn con cũng là lời nói với non nước. 
- Y/c hs đọc 8 câu thơ cuối: 
Những lời thơ nào diễn tả tình cảm thực của người cha? 
Em có nhận xét gì về lời khuyên của cha -> con? 
Giống như lời trăng trối của một người sắp phải đi xa không bao giờ quay trở về nữa
Em thấy người cha đang trong cảnh ngộ ntn qua những câu thơ trên? 
Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước nhà người cha lại nói tới cảnh ngộ của mình lúc đó? 
Tiếp sau đó người cha nhắc đến điều gì? 
Mục đích lời khuyên của cha ở đây là gì? 
Qua đây em có nhận xét gì về lời khuyên của người cha? 
Lời khuyên giúp em cảm nhận được điều gì về nỗi lòng của người cha? 
"Hai chữ nước nhà" là một bài thơ hay và có cảm động nói lên một cách hàm súc cô đọng về nỗi đau, nỗi nhục khi nước mất nhà tan của dân tộc và căm thù đối với giặc Minh cướp nước. Bài thơ đã khích lệ lòng yêu nước của dân tộc ta.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là gì? 
Trình bày giá trị nội dung của bài thơ?
* THTTHCM: Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của tác giả đối với đất nước? 
 Đó là: Tấm lòng tha thiết trước vận mệnh đất nước. Thái độ khích lệ lòng yêu nước của mọi người, tôn trọng và tự hào về các anh hùng dân tộc. 
I/ Đọc và tìm hiểu chung:(10')
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
- Trần Tuấn Khải (1895 - 1983)
- Thơ của ông chan chứa tinh thần dân tộc, cảm hứng yêu nước. 
- Bài thơ mở đầu tập"Bút quan hoài". Quyển thứ nhất in 1926. 
2. Đọc
- Thể loại:Song thất lục bát. 
3/ Bố cục:
3 phần: 8 câu đầu
 20 câu tiếp
 8 câu còn lại
1. Tâm trạng người cha khi từ biệt con nơi ải bắc. 
2. Biểu hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi. 
3. Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. 
II/ Phân tích:(16')
1. Tâm trạng của người cha khi từ biệt con ở ải Bắc: 
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
 ... giới nam gió thảm đìu hiu
 ... hổ thét, chim kêu 
 ...bất bình
- Tương phản, tâm trạng phân đôi. 
- Nghệ thuật nhân hoá-> diễn tả tâm trạng của con người. 
=> Buồn bã, thê lương, đe doạ con người. 
- Hạt máu nóng........
 Chút thân tàn...
 Trong con tầm tã...
- Nhiệt huyết của người yêu nước người cha cùng cảnh ngộ của ông được bộc lộ. 
=> Là người nặng lòng với đất nước, với quê hương. 
2. Hiện tình đất nước và nỗi lòng của người ra đi. 
Giống Hồng Lạc Hoàng Thiên đã dịch:
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Giới Nam riêng một cõi này
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
- Truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lau đời, nhiều anh hùng, nhiều anh hùng hào kiệt . 
=> Niềm tự hào dân tộc- một biểu hiện của lòng yêu nước. 
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con. 
- Nghệ thuật miêu tả, nói quá
=> Nỗi đau nhục mất nước, lòng căm thù đối với quân xâm lược. 
Thảm vong quốc...xiết kể
Cổ đô...xé tâm can
...đất khóc, giới tham...
...nòi giống lầm than. 
Khói nùng lĩnh...xây khối uất
Sông....nhường...cơn sầu. 
- Nhân hoá, so sánh. 
=> Cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất, sông núi nước Nam. 
- Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan. 
- Lòng căm phẫn khôn cùng trước tội ác của giặc Minh. 
=> Tình yêu nước sâu sắc trong lòng người cha. 
3. Lời gửi gắm cho con: 
Cha sót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chiu bó tay
Thân lươn bao quản úng lầy... 
- Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực. 
=> Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà. 
- Tổ tông đã vì nước gian lao...
- ...vì ngọn cớ độc lập. 
=> Khích lệ người con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông. 
- Thống thiết, chân thành. 
=> Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc. 
III/ Tổng kết ghi nhớ: (4')
1. Nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát, âm điệu tình cảm đặc biệt của một thể thơ dân tộc. 
2. Nội dung
- Tình yêu con người của người cha đã hoà cùng tình yêu đânt nước tha thiết, sâu nặng, khích lệ lòng yêu nước và tự hào về lịch sử của dân tộc. 
IV/ Luyện tập: (5')
- Tác giả đã mượn câu chuyện lịch sử để giãi bày tấm lòng của mình đối với đất nước. 
 c) Củng cố-luyện tập .(2’)
 - Nắm chắc nội dung tiết học
 - Đọc diễn cảm bài thơ?
 - Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật?
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .(2’)
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Xem lại đặc điểm, giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết thể thơ song thất lục bát.
 - Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi.
 - Tiết sau học bài trả bài kiểm tra tiếng Việt
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 van 8_12239444.doc