Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 2

1. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

 - Khi niệm thể loại hồi ký.

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lịng mẹ.

 - Ngơn ngữ truyện thể hiện niềm kht khao tình cảm ruột thịt chy bỏng của nhn vật.

 - Ý nghĩa gio dục: Những thnh kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt su nặng, thing ling.

 1.2. Kĩ năng:

 - Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hồi ký.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp cc phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 1.3. Thái độ:

 Giáo dục cho các em lòng hiếu thảo, đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của chú bé đối với mẹ.

2. TRỌNG TM:

 Thấy được đặc điểm của thể văn hồi ký qua ngịi bt Nguyn Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

 

doc 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần học 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mẹ đến ngày giỗ bố.
? Nhân vật chính trong hồi ký này là ai?
? Quan hệ giữa nhân vật chính với tác giả cần được hiểu như thế nào ?
- Bé Hồng chính là tác giả , vì đặc điểm của hồi ký là tác giả đã ghi lại những chuyện đã xảy ra với chính mình.
? Theo dõi phần đầu văn bản , hãy cho biết cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của bé Hồng như thế nào ?
> Giáo viên chuyển ý.
> Giáo viên cho học sinh đọc thầm lại đoạn kể về cuộc găp gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng?
? Nhân vật bà cô được hiện lên qua những chi tiết kể. Tả nào?
- Kể đoạn văn đầu bà cô xuất hiện trong cuộc gặp gỡ, đối thoại với đứa cháu
- Tả qua lời nói, cử chỉ, mẹ cười, thái độ.
? Những chi tiết ấy kết hợp với nhau như thế nào ? nhằm mục đích gì?
- Một cách nhuần nhuyễn, thể hiện tính cách của bà cô.
> Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn:Một hôm.đồng quà.
? Nét mặt đầu tiên của bà cô là gì?
Cười hỏi
? Câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà với mẹ con bé Hồng không ? (Không )
? Vì sao em nhận ra điều đó?
- Vì cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, càng không phải âu yếm hỏi..nhận ra ý nghĩ cay độc
? Cử chỉ của bà như thế nào ?
? Từ ngữ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà? (rất kịch)
? Vì sao bà lại có thái độ và cách cư xử như vậy?
? Theo em, Thực chất bé Hồng có muốn thăm mẹ không ? Tại sao em không đáp?
? Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại có hành động gì? Hỏi như thế nào ?
? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện phẩm chất gì?
Thảo luận nhanh 3 phút
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt “Sao lại không vào.trước đâu” “ Hai con mắt.chặt
=> Giả dố, tiếp tục đóng kịch để trêu cợt.
? Cuộc đối thoại diễn ra nhằm mục đích gì?
- Xoáy sâu tận cùng nỗi đau tình cảm của chaú mình.
> Giáo viên cho học sinh đọc: cô tôi bỗng.hỏi đến chứ.
> Những từ ngữ đó càng làm rõ bản chất gì của bà cô?
- Đạo đức giả dối, tỏ ra ngậm ngùi thương xót người đã mất
? Nêu nhận xét khái quát của em về tính cách của bà cô và bé Hồng và nói lên tình cảm của mình?
Thảo luận nhóm nhỏ
 Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
> Giáo viên diễn giảng.
 Ngôn ngữ cử chỉ có vẻ ngọt ngào mà cay độc, được miêu tả sống động, xác thực, bà là người có hành động cực kỳ man rợ, tàn nhẫn, đáng ghét. Bà đã để lại vết thương lòng úa máu trong trái tim bé Hồng trong những ngày thơ ấu.
? Có phải tác giả chỉ tố cáo bà cô không hay còn tố cáo ai nữa?
- Còn tố cáo hạng người tàn nhẫn , khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến có những định kiến đối với ohụ nữ.
I – Đọc hiểu văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm SGK.
2. Giải từ khó.
II – Đọc tìm hiểu văn bản .
1. Thể loại.
- Tiểu thuyết tự thuật ( tự truyên kết hợp giửa kể chuyện, miêu tả biểu cảm.
2. Bố cục.
3. Phân tích .
a. Nhân vật bé Hồng.
- Mồ côi cha, mẹ tha hương sống nhờ cô ruột không được yêu thương mà bị hắt hủi.
-> Cô độc, đau khổ, khao khát tình thương yêu của mẹ.
b. Nhân vật bà cô.
- Nét mặt cười hỏi rất kịch.
- Giọng nói: Cay độc.
- Cử chỉ: Vỗ vai.
- Muốn bé Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt trêu cợt, kéo cháu vào trò chơi độc ác đã tính sẵn.
-> Châm chọc, nhục mạ cháu xoáy sâu vào vết thương lòng của cháu.
=> bà là người đàn bà độc ác, nham hiểm, đáng căm ghét.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	? Em hãy nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm ?
? Em hãy nêu lại những chi tiết diễn tả người cô giả dối, thâm độc?
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
- Bài cũ: Học phần tác giả, tác phẩm, vở ghi.
- Bài mới: Đọc tiếp và tìm hiểu tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.
+ Tìm những chi tiết nói về cảm xúc của bé Hồng khi trả lời cô.
+ Tìm những chi tiết của bé Hồng diễn tả niềm vui sướng khi gặp mẹ.
* Bài học tiết sau:
5. RÚT KINH NGHIỆM:
TRONG LÒNG MẸ (TT)
Trích: Những ngày thơ ấu
(Nguyên Hồng)
Bài :
Tiết: 06	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	- Khái niệm thể loại hồi ký.
	- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lịng mẹ.
	- Ngơn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
	- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác khơng thể làm khơ héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
	1.2. Kĩ năng:
	- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hồi ký.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
	1.3. Thái độ:
	 Giáo dục cho các em lòng hiếu thảo, đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của chú bé đối với mẹ.
2. TRỌNG TÂM:
	Thấy được đặc điểm của thể văn hồi ký qua ngịi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên : 
Soạn giảng, tẫp truyện Những ngày thơ ấu, Bức tranh phóng to SGK
	 Học sinh:
	 Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	 Kiểm sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng ( 10 điểm)
	- Nguyên Hồng ( 1918 – 1982) quê Nam Định.
	- Ông sáng tác hướng về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương.
	- Nguyên Hồng viết nhiều thể loại, tiểu thuyết, ký thơ.và ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996.
	? Em có nhận xét gì về bà cô bé Hồng? Vì sao em có những nhận xét mhư vậy? ( 10 điểm).
	- Là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, nham hiểm
	4.3 Giảng bài mới:
	Cậu bé Hồng đáng thương, phải sống bên cạch bà cô: khô héo tình máu mủ, phải sống trong xã hội đương thời đầy ắp những cổ tục phong kiến khắc nghiệt. Liệu cậu ta có phút giây nào được hưởng niềm hạnh phúc hay không ? Tiết học này,.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
? Khi bà cô nhắc đến mẹ bằng lời mỉa mai, Hồng nghĩ về mẹ như thế nào?
- Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.
? Vì sao?
- Trong tâm trí Hồng, mẹ luôn là người mẹ hiền từ, dịu dàng, có cuộc sống đau khổ và luôn nhẫn nhục.
? Thái độ của Hồng như thế nào khi nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hoá gặp mẹ hay không ?
? Vì sao rất nhớ mê nhưng Hồng lại nói khác đi?
- Phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm, lòng yêu thưng và kính mến mẹ không muốn bà cô hả hê châm chọc và không muốn tình yêu mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”.
? Sau câu thứ 2 “sao lại không vào” tâm trạng của Hồng như thế nào ?
? Người cô lại nói: Mày dại quá, cứ vào May vá thì tâm trạng Hồng như thế nào?
? Khi nhắc đến hai tiếng “em bé” tâm trạng của Hồng như thế nào ?
? Nhưng người cô vẫn nói, tâm trạng Hồng như thế nào khi nghe cô nói chưa dứt câu?
? Nhận xét của em về tâm trạng của bé Hồng lúc này?
? Khi bà nhắc đến em bé nhằm mục đích gì?
- Để Hồng nhục nhã, ghét mẹ.
? Thế nhưng thái độ của Hồng như thế nào?
Thảo luận nhanh 3 phút
? Hồng thương mẹ ở chỗ nào? Giận mẹ ở chỗ nào?
Học sinh trả lời theo nhóm
? Chính thương me,ï Hồng đặt ra giả thiết gì?
(Xem cuối trang 16)
? Đoạn văn đó tác giả sử dựng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Học sinh trả lời
> Giáo viên diễn giảng:
 Nỗi căm tức được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh đầy ấn tượng, lời văn dồn dập cùng với điệp từ mà và những động từ gợi tả mạnh, biểu lộ lòng căm thù vô hạn những cổ tục đày đoạ mẹ,
> Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh hiểu những cổ tục phong kiến ngày xưa kia.
? Từ đó, em có thể hiểu gì về bé Hồng từ trạng thái trên?
> Giáo viên nêu vấn đề, cả lớp cùng thảo luận.
 Tiếng gọi thảng thốt, bối rối: Mẹ ơi! Của bé Hồng và cái giả thiết mà tác giả đặt ra: Nếu người mình..thì cái cảm giác tủi thẹn của Hồng dã được làm rõ bằng so sánh kỳ lạ đầy sức thuyết phục “ Khác..mạc” 
? Ý kiến của em về tâm trạng của bé Hồng và hiệu qỉa nghệ thuật của biện pháp so sánh ấy?
Học sinh thảo luận
> Giáo viên mời học sinh khá, giỏi nói lời bình ngắn gọn. 
( trang 35)
> Giáo viên cho học sinh nhìn đoạn văn tả cảnh bé Hồng gặp mẹ, trèo lên xe nằm trong lòng mẹ.
? Cử chỉ, tâm trạng, hành động của bé Hồng khi bất ngờ được gặp mẹ như thế nào ?
- Mừng rỡ đến mất tự chủ, ríu cả chân lại khi mẹ xoa đầu đã khóc nức nở, vừa hờn, vừa tủi vừa mãn nguyện hạnh phúc.
 ? Cảm giác sung sướng, mãn nguyện đó được thể hiện bằng những chi tiết nào?
Học sinh tìm
> Giáo viên diễn giảng.
 Cảm giác sung sướng cực điểm được diễn tả bằng những cảm hứng say mê, những rung động vô cùng tinh tế. Hồng đã căng hết của giác quan để cảm nhận tất cả tình yêu thương của mẹ, sự dịu dàng của mẹ. Đoạn văn nói lên 1 không gian của ánh sáng, của màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi, ăm ắp tình mẫu tử.
? Vì sao lúc này câu nói của bà cô lại chìm ngay đi?
Học sinh trả lời
> Giáo viên giảng:
 Gặp lại mẹ, bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, không còn quan tâm tới bất kỳ điều gì. Nếu trước kia cậu nói với bà cô làm cậu dau đớn biết bao yhì giờ đây nó chẳng còn nghĩa lý gì cả. Vì cậu có mẹ là có tất cả. Lúc này Hồng chỉ biết tận hưởng hạnh phúc mà cậu đang có.
? Nhận xét của em về tính cảm của bé Hồng đối với mẹ và ngược lại?
? Theo em, chất trữ tình của văn bản được thể hiện qua những yếu tố nào?
- Giọng điệu xót xa, căm giận yêu thương ở mức tột đỉnh.
- Tình huống truyện : 1 em bé mồ côi cùng bà cô độc ác. Cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy cảm động với mẹ qua kể chuyện bọc lộ tâm trạng,. Cảm xúc.
- Những hình ảnh so sánh đầy ấn tượng, giàu sức gợi cảm. Đặc biệt giọng văn phần cuối say mê khác thường.
? Qua đoạn trích tác giả thể hiện nghệ thuật gìlàm nổi bật tình cảnh của bà cô và bé Hồng, tác dụng?
- Phép tương phản.
Tác dụng: Làm nổi bật tình cảnh tàn nhẫn lạnh lùng của bà cô. Khẳng định tình mẫu tử trong sáng của bé Hồng.
? Vậy qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?
- Là loại ký, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều mình chứng kiến, mình đã trải qua.
> Giáo viên gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4
> Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi 5
Thảo luận nhóm 5 phút
Dán phiếu lên bảng từng nhóm trả lời.
> Giáo viên chốt.
- Nguyên Hồng, nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông.
- Nguyên Hồng dành cho nhi đồng và phụ nữ tấm lóng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu chân trọng.
- Tác giả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu..thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn
c. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.
* Những ý nghĩa, cảm xúc của bé Hồng khi trả lời cô.
- Cúi đầu không đáp.
- Vì yêu thương và kính mến mẹ, không muốn rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
- Lòng thắt lại khóc mắt cay cay.
- Nước mắt ròng ròng.chan hào đầm đìa..
- Hai tiếng “em bé” xoắn chặt lấy tâm can.
- Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
-> Đau đớn, uất ức tăng dần đến cực điểm.
- Vừa thương vừa giận mẹ.
- Giá như những cổ tụcnhư hòn đá mà nhai..
-> Dùng nghệ thuật so sánh , điệp từ, động từ biểu lộ lòng căm thù cổ tục xưa.
=> Tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương mẹ và căm ghét cái xấu xa độc ác.
- Hành động vôi5 vã, cuống cưồng đuổi theo xe, thở hồng hộc, ríu cả chân lại, oà khóc nức nở.
- Tâm trạng vừa hờn, vừa tủi, vừa mãn nguyện hạnh phúc.
- Tôi ngồi trên xe, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.. mơn man khắp da thịt.
- Hơi quần áo, hơi trầu thơm tho lạ thường.
- Không cón nhớ mẹ hỏi
-> Sung sướng, hạnh phúc.
- Câu nói của bà cô chìm ngay đi.
=> Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ và ngược lại.
* Ghi nhớ. SGK T21.
III – Luyện tập.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Học sinh làm câu hỏi 5, giáo viên cho học sinh nhìn tranh và bình.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? tác dụng?
- Phép tương phản, so sánh ,điệp từ
Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
-Bài cũ: Học bài , ghi nhớ.
* Bài học tiết sau:
- Bài mới: đọc và soạn “ Tức nước vỡ bờ”
+ Đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
	+ Tìm những chi tiết nói về tên cai lệ, chị Dậu.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Bài :
Tiết: 07	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	Khái niệm trường từ vựng.
	1.2. Kĩ năng:
	- Tập hợp các từ cĩ chung nét nghĩa vào cùng trường từ vựng.
	- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
	1.3. Thái độ:
	 Giáo dục học sinh hiểu nghĩa, phát triển nghĩa thành nhiều trường từ vựng.
2. TRỌNG TÂM:
	Hiểu thế nào là trường từ vựng và biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
3. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Đọc bài trả lời theo câu hỏi, xem trước phần bài tập.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Một từ như thế nào được xem là nghĩa rộng( hoặc hẹp) hơn so với những từ khác? Cho vd (10 điểm)
	- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác. Hẹp hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	VD :Thực vật > cây cỏ > cỏ tranh, gà
	? Hãy tìm từ có nghĩa rộng hơn, hẹp hơn ớac từ ngữ sau, có thể thể hiện bằng sơ đồ ( 10 điểm )
	- Truyện dân gian Văn học dân gian > truyện dân gian > cổ tích
	- Học tập Làm toán..< học tập < lao động
	- Cờ Cờ tướng, vua < cờ < thể thao
	- Tiết học này chúng ta học bài gì?
	+ Trường từ vựng.
	4.3 Giảng bài mới:
	Trong mối quan hệ vè nghĩa các từ ngữ, ngoài hai khái niệm “ nghĩa rộng” còn có khái niệm nữa là trường từ vựng. Thế nào là trường từ vựng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn của Nguyên Hồng.
Sgk T121
? Trong đoạn trích có những từ in đậm nào.
Học sinh tìm
? Các từ trên có những nét chung gì về nghĩa.
- Đều chỉ bộ phận cơ thể của con người .
=> Ta gọi những từ có nét chung về nghĩa ấy là trường từ vựng.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
? Như vậy cơ sở để hình thành trường từ vựng là gì?
Đặc điểm chung về nghĩa.
Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
> Giáo viên có thể cho học sinh quan sát một bức tranh vẽ về đôi mắt, các em nhận xét rút ra kềt luận.
> Giáo viên cho học sinh thêm VD.
? Em hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng của tay?
? Theo em trường từ vựng của tay, có thể có những trường từ vựng nào?
- Bộ phận của tay: cánh tay, bụng tay, cổ tay, bàn tay.
- Đặc điểm của tay: Búp măng, dùi đục, mềm mại, thô tháp.
- Hoạt động của tay: Cầm, nắm, vò.
? Từ đó em rút ra nhận xét gì?
> Giáo viên cho học sinh đọc ý bài Sgk
? Em nhận xét gì về từ loại của trường từ vựng “ mắt”
- Bao gồm nhiều từ loại: Danh, động tính.
> Giáo viên cho học sinh quan sát phần c (bảng phụ).
? Người ta dựa vào đâu để chia thành nhiều trường từ vựng khác nhau về từ “ngọt”?
- Dựa vào hiện tượng nhiều nghĩa.
* Cho từ sắc trong các trường hợp sau:
 + Dao có mài mới sắc.
 + Mắt sắc như dao cau
? Hãy xác lập các trường từ vựng của từ “nóng” 
- Trường tời tiết: Aám, lạnh, hanh.
 Mùi vị: nóng, nguội , lạnh.
 Tính tình: Oân hoà, lạnh lùng.
? Như vậy 1 từ có thể hiểu mấy trường từ vựng? Do đâu?
- Nhiều, do hiện tượng nhiều nghĩa.
> Giáo viên đọc thơ.
“Khăn thương nhớ ai ..”
Trong thơ văn cũng như trong giao tiếp hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (qua các biện pháp tu từ như so sánh , ẩn dụ, nhân hoá ..)
d sgk t22
> Giáo viên cho học sinh đọc to phần d 
> Giáo viên dùng bảng phụ để cho các em phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
- Trường từ vựng về cây.
 + Bộ phận của cây: Thân rễ cành.
 + Hình dáng của cây: Cao, thấp, to, bé 
* Các từ cành và thấp khác nhau về từ loại.
- Tốt (nghiĩa rộng) – đảm đang (hẹp) tính từ.
- Đánh (nghĩa rộng) – Cắn (hẹp) động từ
> Giáo viên chốt lại
Hoạt động 3
> Giáo viên gọi học sinh xác định yêu cầu từng bài tập .
Tổ 1 bài tập 1 đứng tại chỗ trình bày 
> Giáo viên gọi đứng tại chỗ trình bày .
Bài tập 3,4 Thảo luận nhóm 3 phút
Tổ 1,2 Bài tập 3
Tổ 3,4 Bài tập 4
Làm vào pghiếu len bảng trình bày , các bạn khác nhận xét, giáo viên chốt.
I – Thế nào là trường từ vựng .
* Tìm hiểu đoạn trích trong những ngày thơ ấu.
- Các từ : Mắt, da, đầu gò má, cánh tay, miệng chỉ những bộ phận của cơ thể con người.
* Ghi nhớ sgk t21.
* Lưu ý.
- Một trường từ vựng bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa 1 tứ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
II – Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lý.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết.
Bài tập 3.
- Trường từ vựng thái độ.
Bài tập 4.
- Khứu giác: Mũi, miệng, thơm, thích.
- Thị giác tai: Nghe, điếc, rõ, thính
Bài tập 5,6,7 về nhà làm.
	4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Học sinh làm bài tập .
	? Thế nào là trường từ vựng?
	? Trong trường từ vựng cần lưu ý mấy vấn đề?
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Học bài tiết này:
Bài cũ: Học nghi nhớ, làm tiếp bài tập.
* Bài học tiết sau:
Bài mới: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
+ Đọc kỹ trả lời câu hỏi lấy thêm VD.
+ Xem trước phần bài tập .
5. RÚT KINH NGHIỆM:
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Bài :
Tiết: 08	
Tuần dạy:.......
Ngày dạy:......
1. MỤC TIÊU:
	Giúp HS
	1.1. Kiến thức:
	Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
	1.2. Kĩ năng:
	- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
	- Vận dụng kiến thức về bố cục trong đọc – hiểu văn bản.
	1.3. Thái độ:
	 Giúp các em yêu thích môn học hơn nữa.
2. TRỌNG TÂM:
	Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục, biết cách xây dựng bố cục văn bản.
3. CHUẨN BỊ:
	 Giáo viên :
	- Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
	 Học sinh: 
	- Đọc bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, đọc lại văn bản.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm diện sĩ số.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	? Thế nào là chủ đề của văn bản ? Tính thống nhất về chủ đề văn bản được thể hiện ở những phương diện nào? ( 10 điểm) 
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu được .
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Kiểm tra vở bài tập .
	? Em đã viết 1 bài văn rồi vậy bài văn ấy gồm mấy phần là những phần nào?
	- 3 phần: MB, TB, KB.
	4.3 Giảng bài mới:
	Đối với bất kỳ một văn bản nào ta cũng phải trình bày theo một bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết luận. Để các em hiểu được nhiệm vụ của từng phần như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của tầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
> Giáo viên cho học sinh nhắc lại bố cục và chức năng từng phần của văn bản để ứng dụng váo việc tìm hiểu văn bản “Người .”
- Học sinh nhắc lại chức năng từng phần của văn bản.
> Giáo viên cho học sinh đọc văn bản“Người thầy.”
? Hãy xác định bố cục văn bản trên và nêu nội dung của từng phần .
Thảo luận nhanh 3 phút
 Đại diện 1 nhóm phát biểu, các bạn khác bổ sung. Giáo viên chốt treo bảng phụ.
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản ?
- Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, còn phần sau là phần nối tiếp của phần trước. Các phần đều làm rõ cho chủ đề của văn bản .
Hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2_12192042.doc