I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Gía trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn”.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực.
- KNS: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
Tuaàn 3 Tuaàn 3: Tieát 9, 10: Töùc nöôùc vôõ bôø (Trích “Taét ñeøn” - Ngoâ Taát Toá) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích. Gía trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn”. Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Kĩ năng: Tóm tắt văn bản truyện. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực. KNS: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức. 3. Thái độ: Trân trọng, đồng cảm nỗi khổ của nguời nông dân và ghét điều bất công, xấu xa. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ, tranh ảnh. KT: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, viết sáng tạo. 2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Khởi động: (5 phút) a) Ổn định lớp: b) Bài cũ: Hồng là một chú bé có hoàn cảnh như thế nào? Dẫn chứng: Hồng là một chú bé luôn tin và yêu thương mẹ? 2. Bài mới: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu, chứng minh cho tài năng của ngòi bút “già dặn viết về nông thôn” - Ngô Tất Tố. Tác phẩm đã miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ sưu thuế ngặt nghèo của thực dân và phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp về phẩm chất và sức mạnh vùng lên của người cố nông. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (5 phút) - HS nêu vài nét về tác giả. (- Ngô Tất Tố [1893-1954], quê ở làng Lộc Hà huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh [Đông Anh]. - Trước cách mạng: nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà báo, nhà khảo cổ học... - Sau cách mạng: Tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến. - Nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực: báo chí, phóng sự, tiểu thuyết, dịch thuật) - GV hỏi: Tiểu thuyết “Tắt đèn” ra đời năm nào? Tác phẩm kể về chuyện gì xảy ra ở nông thôn Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến? (1939. Tác phẩm kể về nạn sưu thuế - một gánh nặng của người nông dân trước cách mạng) - HS nêu thể loại của văn bản. (Tiểu thuyết: văn bản tự sự cở lớn, có số lượng nhân vật, phạm vi bao quát, nội dung đề cập, thời gian diễn biến thường rất lớn) - HS nêu chủ đề văn bản. (Miêu tả tình thế bức bách, nguy ngập của chị Dậu, đồng thời thể hiện sự đối lập giữa bộ mặt tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và vẻ đẹp tâm hồn với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu.) - HS tóm tắt nội dung “Tắt đèn”. - GV giới thiệu nội dung phần trước. - HS nêu vị trí của đoạn trích. - GV hướng dẫn cách đọc ® GV đọc mẫu đoạn đầu ® HS đọc ® Nhận xét. - HS chia bố cục và nêu nội dung chính. (Hai đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến “ăn có ngon miệng không”. ® Miêu tả tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến. - Đoạn 2: Phần còn lại. ® Hành động dã man, điểu cáng, tàn bạo của tên cai lệ, diễn biến tâm lí và thái độ của chị Dậu trong lúc cùng đường.) Hoạt động 2: Phân tích. Hoạt động a: Tình cảnh gia đình chị Dậu. (5 phút) - HS đọc phần chữ nhỏ ® “ngon miệng hay không” - GV hỏi: Nhận xét gì về không khí làng Đông Xá và tình cảnh gia đình chị Dậu? (Không khí ngột ngạt, gia đình chị Dậu có món nợ sưu chưa trả, anh Dậu bị ốm có nguy cơ bị bắp và đánh đập, 3 đứa con đói khát) - GV hỏi: Tình cảnh gia đình chị Dậu lúc này như thế nào? Chi tiết thể hiện điều đó? (- Anh Dậu ốm yếu và đang có nguy cơ bị bắt tiếp. - Không khí căng thẳng của sưu thuế đè nặng. - Trong nhà không còn gì để ăn.) - GV hỏi: Tất cả những chi tiết trên gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân trong xã hội cũ? (Trong những ngày ấy, mâu thuẫn trong xã hội bộc lộ một cách khốc liệt, bộ mặt tàn bạo xấu xa của giai cấp thống trị càng lộ rõ. Chị Dậu vừa lo lắng săn sóc chồng, vừa sẵn sàng đối phó với bọn quan lại) - HS tìm những chi tiết kể về việc chị Dậu chăm sóc chồng. - GV hỏi: Qua những chi tiết đó em thấy chị Dậu là người như thế nào? (- Đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con. - Dịu dàng, rất tình cảm.) - GV hỏi: Trong phần này, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (Tương phản: sự tần tảo, dịu hiền, tình cảm gia đình, tình làng xóm ấm áp - không khí căng thẳng mùa sưu thuế) - GV hỏi: Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? (- Nổi bật tình cảnh khốn cùng của người nông dân. - Nổi bật tính cách của chị Dậu.) Củng cố tiết 1 - Dặn dò Tiết 2: Hoạt động b: Cảnh tức nước vỡ bờ. (15 phút) - HS đọc phần còn lại. - GV hỏi: Cảnh xảy ra gồm có những đối tượng nào? - GV hỏi: Ởû phần này, nhân vật nào đã trở thành nguyên nhân “vỡ bờ” ở chị Dậu? - GV hỏi: Bọn tay sai gồm những ai? Bọn chúng xuất hiện ở nhà chị như thế nào? Tên cai lệ làm gì khi bước vào nhà? (Anh Dậu vừa chết đi sống lại, mặc cho chi van xin, tên cai lệ vẫn tỏ ra hết sức tàn nhẫn, hắn không tha) - GV hỏi: Cai lệ là chức danh gì? (Viên chỉ huy tốp lính lệ ở các phủ, huyện trong chế độ thực dân nửa phong kiến) - GV hỏi: Tên cai lệ đến nhà chi Dậu để làm gì? (Tróc nã thuế sưu) - GV hỏi: Nhận xét gì về thứ thuế mà bọn này đến đòi ở gia đình chị Dậu? (Bất công, tàn nhẫn và hết sức vô lí) - GV hỏi: Chân dung cai lệ được khắc hoạ như thế nào? - GV hỏi: Vì sao hắn chỉ là tên tay sai nhưng lại có quyền đánh trói người vô tội? (- Hắn đại diện cho nhà nước, pháp luật đương thời. - Bọn chúng như một đàn thú dữ với những quát tháo, hăm dọa dường như chúng không còn lương tâm của con người.) - GV hỏi: Nhận xét về bản chất của bọn tay sai nói chung và tên cai lệ nói riêng? - GV hỏi: Từ đó, em có suy nghĩ gì về bản chất của xã hội Việt Nam đương thời? (Đầy rẫy bất công, tàn ác, có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất cứ lúc nào, tồn tại bằng lí lẽ và hành động bạo ngược.) - GV hỏi: Đối lập với tên cai lệ, hình ảnh chị Dậu hiện lên trong phần này bằng những chi tiết nào? - GV hỏi: Nguyện vọng của chị lúc này là gì? (Muốn khất nợ) - GV bình: Người nông dân bị áp bức lâu đời, luôn cố tránh va chạm với chúng để tránh tai họa nhưng chúng vẫn không buông tha. Tức quá chị đã cự lại. - GV hỏi: Khi tên cai lệ tát chị, chị dùng nào? Sức mạnh bất ngờ ấy được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? - GV hỏi: Nhận xét gì về thái độ của chị Dậu? (Căm giận cao độ) - GV hỏi: Với sự phẫn nộ ấy, chị đã có những hành động gì? - GV hỏi: Các từ: “tát, nắm, túm, xô” thuộc trường từ vựng nào? (Hoạt động của tay) - GV hỏi: Nhận xét cách xưng hô của chị? (Ông cháu, tôi ông, bà mày. Bề dưới ® ngang hàng ® bề trên.) - GV hỏi: Nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn? Tác dụng? (- Tương phản. - Xây dựng nên những nhân vật chân thực, sinh động, có sức truyền cảm.) - GV hỏi: Từ đó nhân vật chị Dậu hiện lên như thế nào? (- Dịu dàng mà cứng cỏi. - Giàu tình thương yêu. - Tiềm tàng tinh thần phản kháng.) - GV hỏi: Tất cả những hoạt động của chị thể hiện rõ những phẩm chất gì? Nhận xét gì về cách khắc họa tính cách nhân vật của Ngô Tất Tố? (Mỗi nhân vật có một nét tính cách riêng để tự bộc lộ mình. Cai lệ: thô lỗ; chị Dậu: mềm mỏng, đanh thép, quyết liệt) - GV hỏi: Hình ảnh chị Dậu đương đầu với thế lực áp bức gợi cho em suy nghĩ gì? (- Vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. - Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.) Hoạt động 3: Tổng kết. (5 phút) - GV hỏi: Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao? (Tự sự vì trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc) - HS động não: Tình huống truyện độc đáo như thế nào? (- Khắc họa nhân vật rõ nét [chị Dậu và cai lệ] qua: + Ngôn ngữ + Cử chỉ và hành động hoàn toàn nhất quán và đa dạng - Miêu tả linh họat, sinh động: cảnh vùng lên của chị Dậu - Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng) - GV hỏi: Bản chất của chế độ phong kiến là gì? Chân lí được xây dựng qua đoạn trích? (- Tàn ác, bất nhân. - Tức nước vỡ bờ; Có áp bức, có đấu tranh.) - GV hỏi: Hiểu gì về thành ngữ “tức nước vỡ bờ”? - GV hỏi: Nhận xét gì về nhà văn Ngô Tất Tố? (- Lên án XHPK áp bức, vô nhân đạo. - Cảm thông với số phận của người nông dân. - Tin vào phẩm chất tốt đẹp của người nông dân và cổ vũ tinh thần phản kháng của họ.) - HS trình bày 1 phút: Học xong văn bản, em cảm nhận điều gì sâu sắc nhất? (- Ghi sâu bản chất dã man, tàn bạo của chế độ người bốc lột người - Học tập được cách miêu tả nhân vật) - GV giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS về lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân. - HS nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của đọan trích. - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập. (8 phút) - HS trao đổi và viết sáng tạo: Cảm nghĩ về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua nhân vật lão Hạc. - GV hướng dẫn HS cách đọc phân vai. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc chương XVIII của tác phẩm II. Phân tích: 1. Tình cảnh gia đình chị Dậu: - Anh Dậu ốm đau bị cúm, kẹp - Cái tí bị bán - Phải nộp sưu cho em chồng đã chết. Þ Thê thảm, đáng thương, nguy cấp, không lối thoát. 2. Cảnh tức nước vỡ bờ: Cai Lệ Chị Dậu - Sầm sập tiến vào, mang theo tay thước, dây thừng, roi - Gõ đầu roi xuống đất ® thét. - Trợn ngược hai mắt ® quát. - Giọng hầm hè - Đùng đùng, giật phắt giây thừng ® Đánh... Þ Giọng văn, cách dùng từ thể hiện sự khinh bỉ. Þ Là những tên tay sai tàn bạo, ngang ngược (bộ mặt của bộ máy chính quyền phong kiến) - Run run xin khất sưu - Vẫn thiết tha xin khất. Xám mặt ® Liều mạng cự lại ® Nghiến răng, thay đổi cách xưng hô ® Túm cổ, ấn dúi... ® Chưa nguôi cơn giận... (Nảy sinh sự phản kháng) Þ Lựa chọn chi tiết phù hợp, tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, diễn biến tâm lí độc đáo. Þ Xuất phát từ lòng căm thù và tình yêu thương chồng con mãnh liệt. III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK/33) IV. Luyện tập: 3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút) Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ. Dặn dò: HS học nội dung ghi bảng, ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập. HS tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng) theo ngôi kể của nhân vật. HS đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu). Sọan bài: “Lão Hạc” [SGK/38]. Tiết tới: Xây dựng đoạn văn trong văn bản [SGK/34].
Tài liệu đính kèm: