Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuyện người con gái nam xương

1.Mục tiêu :

 1.1/ Kiến thức :

 - Hoạt động 1: HS biết: Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.

 - Hoạt động 2: HS hiểu: Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

 1.2/ Kỹ năng :

 - HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. Kể lại được truyện

 - HS thực hiện thành thạo: Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 1.3/ Thái độ :

- Thói quen: Đọc, tóm tắt, tìm hiểu văn bản

- Tính cách: Giáo dục HS thái độ cảm thông, chia sẻ nỗi đau với mọi người, trân trọng giá trị người phụ nữ, đấu tranh về quyền bình đẳng giữa nam nữ

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuyện người con gái nam xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 - Tiết 16, 17
Ngày dạy: 11/9/2017	Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
1.Mục tiêu :
 1.1/ Kiến thức : 
	- Hoạt động 1: HS biết: Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.
	- Hoạt động 2: HS hiểu: Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
 1.2/ Kỹ năng : 
	- HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. Kể lại được truyện
	- HS thực hiện thành thạo: Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
 1.3/ Thái độ : 
- Thói quen: Đọc, tóm tắt, tìm hiểu văn bản
- Tính cách: Giáo dục HS thái độ cảm thông, chia sẻ nỗi đau với mọi người, trân trọng giá trị người phụ nữ, đấu tranh về quyền bình đẳng giữa nam nữ’
2.Nội dung học tập : 
- Phẩm chất của Vũ Nương
- Nguyên nhân gây ra nỗi oan
- Giá trị nghệ thuật
- Tìm hiểu yếu tố kì ảo
3.Chuẩn bị : 
 3.1/ Giáo viên : Máy chiếu
 3.2/ Học sinh : Đọc văn bản, đọc kĩ các chú thích, trả lời câu hỏi, tóm tắt văn bản
4.Tổ chức các hoạt động học tập :
 4.1/ Oån định tổ chức và kiểm diện : 
Lớp 9A1:	
Lớp 9A2:	
Lớp 9A3:	
 4.2/ Kiểm tra miệng :
Câu 1/ Nêu nội dung được đặt ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới”? (5đ)
Câu 2/ Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn của tác giả? (3đ)
Câu 3: Giới thiệu ngắn văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” (2đ)
Câu 1: Nêu lên thực trạng của trẻ em hiện nay
- Khẳng định những điều kiện để đẩy mạnh việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em
Câu 2: Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Sử dụng các phép lập luận khác nhau
- Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục
Câu 3: Truyện thứ 15 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”
 4.3/ Tiến trình bài học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
TIẾT 1
*Giới thiệu bài: (1p)
 Trong XHPK, số phận người phụ nữ luôn là vấn đề làm nhức nhối bao trái tim nhà văn nhân đạo. Nguyễn Dữ là cây bút đầu tiên hướng về đề tài này.
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản: ( 10p)
- Gọi 1HS nêu khái quát tiểu sử tác giả
? Em hiểu gì về tác phẩm này?
 + GV bổ sung: Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”, truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian “vợ chàng Trương”
- GV hướng dẫn đọc: phân biệt đoạn tự sự và đối thoại, chú ý tâm trạng nhân vật từng giai đoạn.
- GV đọc mẫu vài đoạn tiêu biểu
- HS đọc – nhận xét
- Gọi HS kiểm tra các chú thích: 8,9,15,31,32
? Tìm bố cục văn bản?
* Thảo luận bàn: 3 phút
? Tìm ý chính mỗi đoạn?
- Trả lời, nhận xét
Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm hiểu VB : (28p)
? Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào bao nhiêu tình huống khác nhau?
 + Trong đời sống vợ chồng
 + Khi tiễn chồng và xa chồng
 + Bị chồng nghi oan
- Gọi HS đọc một số câu tiêu biểu minh họa cách cư xử của Vũ Nương
? Nhận xét của em trước cách cư xử xủa nàng trong mọi tình huống?
? Nàng đã cư xử như thế nào trước tính hay ghen của chồng?
- HS đọc đoạn 1
? Suy nghĩ của em trước tính tình của TS?
* HS thảo luận đôi 2 phút
? Tìm những hình ảnh ước lệ nói lên tình cảm của Vũ Nương khi xa chồng?
 + Bướm lượn đầy vường, mây che kín núi
? Trách nhiệm và tình cảm của Vũ Nương đối với mẹ ra sao?
- HS đọc đoạn văn phù hợp
? Nhận xét của em về thái độ của nàng?
? Trong lời trăn trối cuối cùng, mẹ chồng đã ghi nhận nhân cách của nàng như thế nào?
? Nhận xét của em về lời đánh giá đó?
 + Xác đáng, công bằng, khách quan.
* GV tích hợp:
? Trong tình huống 4, có bao nhiêu lời thoại của Vũ Nương?
? Tìm hiểu ý nghĩa từng lời thoại và qua đó nhận xét tính cách của Vũ Nương?
- HS trả lời – nhận xét
* GV phân tích và chốt ý
 + Đau đớn trước thái độ của TS, không thể minh oan được nên đành chọn cái chết.
? Nhận xét của em về cuộc hôn nhân này?
- Gọi HS đọc đoạn đầu và tìm chi tiết.
 + TS “Xin với mẹ đem trăm lạng vàng ”
 + VN: “Thiếp vốn con kẻ khó”
? Tính cách của TS như thế nào?
 + Đa nghi, hay ghen, phòng ngừa quá sức
TIẾT 2( 32p)
? Tình huống bất ngờ nhất trong nỗi oan của Vũ Nương là gì?
? Em hãy nêu những nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương?
* GV treo tranh minh họa – HS phân tích
? Trước lời nói của con trẻ, TS đã xử xự ra sao?
- HS dựa vào mục 1d trả lời
? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
- Gọi từ 3 à 4 HS nêu cảm nhận
* GV tích hợp: Vũ Nương, Thúy Kiều và so sánh với người phụ nữ ở thế kỉ 21, bài “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương
* Câu hỏi nâng cao: 
? Nhận xét của em về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện?
 + GV gợi ý: Câu chuyện phát triển như thế nào? Cách thắt nút, gỡ nút câu chuyện ra sao?
? Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của Vũ Nương?
 + GV gợi ý: nhận xét lời tự bạch của nàng? Trong mọi hoàn canh thì lời nói của nàng biểu hiện ra sao?
? Theo em, truyện có thể kết thúc ở đoạn nào?
? Vì sao tác giả lại đưa vào đọan cuối?
? Tìm các yếu tố kì ảo trong truyện?
- HS đọc các câu, đoạn phù hợp
* HS thảo luận bàn: 3 phút
? Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo?
? Tác giả mong muốn, khẳng định điều gì ở VN?
* GV tích hợp: Truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh và so sánh cốt truyện theo lốt dân gian
? Tính bi kịch thể hiện rõ ở đoạn này là gì?
 + Vũ Nương muốn sống sống cũng không được, muốn chết cũng chẳng xong
 + TS phải trả giá cho hành động của mình
* Gọi 1 HS đọc ghi nhớ – GV phân tích một lần
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập( 5p)
- Gọi HS kể lại truyện theo bố cục
- Tiến hành nhận xét từng HS
- Gọi 1 HS đọc bài đọc thêm
I. Đọc – hiểu văn bản :
 1. Tác giả: 
 Nguyễn Dữ
 2. Tác phẩm: 
 Truyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”
 3.Đọc:
 4. Giải nghĩa từ: 
 5. Bố cục: 3 đoạn
 + Từ đầu à cha mẹ đẻ mình
 + tt à đã qua rồi
 + Còn lại
II. Phân tích văn bản:
 1.Phẩm chất của Vũ Nương:
 a/ Trong đời sống vợ chồng:
 - Giữ gìn khuôn phép
 - Không để thất hòa
 b/ Khi tiễn chồng:
 - Chỉ mong chồng trở về
 - Chung thủy đợi chờ
 - Những hình ảnh ước lệ cho thấy nàng đau buồn và kéo dài theo năm tháng
 c/ Khi xa chồáng:
 - Nàng là người vợ hiền, dâu thảo
 - Chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau, dịu dàng, ân cần
 d/ Khi chồng nghi oan:
 - Phân trần để chồng hiểu rõ làng mình
 - Đau đớn thất vọng khi bị chồng đối xử bất công, đánh đuổi đi
 - Uất ức và chọn cái chết
 2. Nguyên nhân gây ra nỗi oan:
 - Cuộc hôn nhân không bình đẳng
 - Tính cách của TS
 - Lời nói ngây thơ của con trẻ
 - Cách xử sự hồ đồ, độc đoán của TS à kẻ bức tử
 - Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK nam quyền
 3. Giá trị nghệ thuật:
 - Cách dẫn tình tiết hấp dẫn, độc đoán, sửng sốt, nhiều kịch tính
 - Các đoạn đối thoại, lời tự bạch khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật
 4. Tìm hiểu yếu tố kì ảo:
 - Không thể thiếu trong truyện truyền kì
 - Hoàn thiện nét đẹp Vũ Nương
 - Thể hiện lẽ công bằng, thiện thắng ác, kết thúc có hậu
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
 - Kể lại truyện
 4.4/ Tổng kết:
	Câu 1: Cảm nhận của em về tính cách nhân vật Vũ Nương?
	* Đáp án: 	- HS nêu cảm nhận theo cách hiểu của bản thân
	- Cần thực tế, phù hợp
	Câu 2: Chi tiết nào trong truyện làm em cảm động nhất
	* Đáp án: HS nêu và phân tích chi tiết đã chọn
	Câu 3: Qua truyện này, bản thân em rút ra bài học gì?
	* Đáp án: Bài học sâu sắc, thực tế, chuẩn xác.
 4.5/ Hướng dẫn học tập:
	* Đối với bài học ở tiết này : 
- Đọc lại văn bản, tập kể, nắm cốt truyện
	- Xem lại bài học, ghi nhớ
	- Tìm hiểu cách xây dựng tình huống truyện
	- Nhớ một số từ Hán Việt trong bài
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
	- Đọc kĩ văn bản, chú ý các chú thích: 2,3,6
	- Tập tóm tắt, trả lời câu hỏi
	- Xác định và tìm hiểu thể loại
5.Phụ lục:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 4 Chuyen nguoi con gai Nam Xuong_12209780.doc