Giáo án môn Ngữ văn 9 - Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 * HS biết:

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 * HS hiểu: Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kĩ năng:

 -HS thöïc hieän ñöôïc: Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 - Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

 3. Thái độ:

Thoùi quen: Thích ñoïc, tìm hieåu taùc phaåm thô.

- Tính cách: Giáo dục tinh thần yêu mến tự hào về sự giàu đẹp của đất nước. Yêu mến cuộc sống lao động vất vả, khỏe khoắn đầy chất thơ.

 - Tích hợp giáo dục bảo về môi trường: Biết bảo vệ nguồn tài nguyên biển.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2346Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 Huy Cận
Bài:11 Tiết: 51
Tuần dạy: 11
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 * HS biết:
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 * HS hiểu: Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kĩ năng: 
 -HS thöïc hieän ñöôïc: Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 - Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
 3. Thái độ: 
Thoùi quen: Thích ñoïc, tìm hieåu taùc phaåm thô.
- Tính cách: Giáo dục tinh thần yêu mến tự hào về sự giàu đẹp của đất nước. Yêu mến cuộc sống lao động vất vả, khỏe khoắn đầy chất thơ.
 - Tích hợp giáo dục bảo về môi trường: Biết bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
 * Giuùp hoïc sinh:
 - Caûm nhaän ñöôïc nieàm vui cuûa ngöôøi laøm chuû baûn thaân, laøm chuû ñaát nöôùc ñang say söa xaây döïng cuoäc soáng môùi qua baøi " Ñoaøn thuyeàn ñaùnh cá"ù cuûa Huy Caän.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Máy chiếu
 - HS: Đọc bài, tìm hiểu cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định: Kiểm diện 
 2. Kiểm tra miệng: 
 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và cho biết cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe không kính?(10đ)
 Đáp án:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ (5đ)
- Cảm nhận về hình ảnh những chiến sĩ lái xe: (5đ)
+ Hiên ngang dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
+ Tình đồng đội keo sơn, gắn bó.
+ Ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam. 
* Kết hợp kiểm tra bài soạn
 3. Tiến trình bài học: 
GV giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về nhà thơ Phạm Tiến Duật, một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước với những sáng tác tập trung viết về hình tượng người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Tiết học hôm nay cô giới thiệu với các em một nhà thơ khác: nhà thơ Huy Cận. Huy Cận là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Trước cách mạng, Huy Cận là một hồn thơ buồn với cảm hứng thiên nhiên vũ trụ. Nhưng sau cách mạng, khi viết về cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nét nổi bật của thơ Huy Cận là sự kết hợp hài hòa hai cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn. Bút pháp ấy thể hiện như thế nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – một khúc tráng ca lao động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. 
¨GV hướng dẫn HS đọc: Giọng phấn chấn hào hứng, chú ý nhịp 4/3, 2/2/3. Ở khổ 2,3,7 giọng cao nhịp nhanh hơn
GV đọc 1 lần, gọi HS đọc.
HS nhận xét, GV nhận xét.
vHS xem ảnh tác giả Huy Cận
5Em trình bày sự hiểu biết của mình về tác giả Huy Cận?
HS trình bày.
GV nhận xét, nói thêm về tác giả, chốt: Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật.
5Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
HS nêu, chỉ ra vị trí tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ
GV chốt: 
GV nhấn mạnh: Bài thơ viết 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy, góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
5Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt?
HS xác định. 
GV chốt: thơ 7 chữ, phương thức biểu cảm
HS tìm hiểu các từ khó trong SGK:
5Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Câu thơ cho em biết gì về vị trí quan sát mặt trời lặn?
HS giải thích theo chú thích 1 SGK/141
5Vận dụng kiến thức về bộ môn sinh học, em hãy nêu rõ đặc điểm của các loài cá: cá bạc, cá thu, cá chim, cá song, cá nhụ và cá đé
HS nêu đặc điểm
GV hệ thống trên bảng chiếu, nhận xét
5Bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
HS trả lời: trình tự 1 chuyến ra khơi đánh cá
GV: Mạch cảm xúc của bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
5Bài thơ được triển khai theo trình tự 1 chuyến ra khơi đánh cá. Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục bài thơ?
HS chia bố cục:
 - Hai khổ thơ đầu: Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. 
 - Bốn khổ thơ tiếp theo: Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
 - Phần còn lại: Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
5Với bố cục như vậy, bài thơ đã tạo ra một khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý. Hãy nhận xét về không gian và thời gian trong bài?
HS nhận xét
GV nhận xét, chốt: Không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió; thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu văn bản: 
vHS đọc hai khổ thơ đầu.
HS đọc khổ 1 và đọc 2 câu đầu
GV chiếu hình ảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi, HS quan sát kết hợp trả lời câu hỏi
5Hai câu đầu miêu tả cảnh gì?
HS: Cảnh hoàng hôn trên biển
5Câu thơ đầu tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
HS: so sánh
5So sánh như vậy có tác dụng gì?
HS trình bày
GV nhận xét, chốt:
Biển đẹp rực rỡ, bức tranh tráng lệ, kì vĩ.
5Sóng đã cài then đêm sập cửa sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
GV: Nhân hóa và Sự liên tưởng độc đáo
Then cửa: sóng
Cánh cửa: màn đêm
Ngôi nhà: vũ trụ
5Từ sự liên tưởng này, hãy nhận xét cảnh biển lúc vào đêm?
HS nhận xét.
GV chốt, bình: So sánh, nhân hoá: mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, đỏ rực lên làm rực sáng cả một vùng biển, rồi lặn vào lòng đại dương. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng lăn tăn là những chiếc then cài. Nhờ vào sự liên tưởng ta thấy vũ trụ vốn rộng lớn cũng trở nên gần gũi với con người.
5Nhận xét về trạng thái thiên nhiên trong hai câu thơ đầu?
HS nhận xét. GV chốt: Thiên nhiên, vũ trụ đang chìm vào bóng đêm, chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh.
¨GV chuyển ý
vHS đọc 2 câu tiếp theo
5Hai câu sau nói về điều gì?
HS trả lời:
5 Từ lại trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa gì?
HS trả lời.
GV: Đây là hoạt động là công việc hằng ngày, thường xuyên của những người dân biển.
5Nếu ở hai câu đầu thiên nhiên vũ trụ đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh thì đến hai câu sau cho em biết đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Vậy nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này?
HS: sự đối lập
GV nhận xét, chốt: Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động
5Câu hát căng buồm với gió khơi sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Em hiểu gì về hình ảnh câu hát căng buồm?
HS: Ẩn dụ
GV: Câu hát căng buồm là hình ảnh thơ mộng, khỏe khoắn và đầy lãng mạn, câu hát hòa cùng tiếng gió thổi căng buồm, đó là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát diễn tả niềm vui, yêu đời, yêu lao động, làm chủ quê hương, làm chủ thiên nhiên đất nước...
Kĩ thuật trình bày 1 phút:
5Câu thơ có những sự vật nào gắn kết với nhau?
Cảm nhận của em về những sự vật ấy?
HS trình bày
GV diễn giảng: Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá “câu hát căng buồm với gió khơi”. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi.
5Tóm lại hai câu sau cho em biết con người ra khơi với khí thế như thế nào?
HS nhận xét
GV chốt, liên hệ cảnh hăng say lao động của những con người mới làm chủ xã hội.
vHS đọc khổ thơ tiếp theo
5Khổ thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
5Từ đó ca ngợi biển ta như thế nào?
Khúc hát ca ngợi biển ta giàu đẹp, ước muốn đánh được nhiều tôm cá.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Thảo luận đôi bạn: 2 phút
5Biển của chúng ta rất giàu về các loài cá. Vậy theo các em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?
HS thảo luận, trình bày
GV nhận xét, giáo dục HS bảo vệ môi trường biển, khai thác, đánh bắt cá có kế hoạch theo chủ trương của Nhà nước. Tránh khai thác, đánh bắt cá bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả:
- Cù Huy Cận (1919 – 2005) quê ở Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
 b. Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác giữa 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh.
- Thể thơ: 7 chữ
 c.Từ khó:
 3. Bố cục:
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1. Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
- Hoàng hôn trên biển: 
"So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
à Khắc họa hình ảnh đẹp về mặt trời. 
"Nhân hoá, liên tưởng: Sóng cài then, đêm sập cửa.
à Cảnh biển vào đêm đẹp, vừa rộng lớn vừa gần gũi.
=> Mặt trời lặn, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
Từ lại: Công việc thường xuyên
" Nghệ thuật đối lập tương phản: sự nghỉ ngơi của vũ trụ - con người lại ra khơi.
"Ẩn dụ: Câu hát căng buồm
=>Con người ra khơi với khí thế mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
 4. Tổng kết: 
Câu 1: Đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu của bài thơ?
Đáp án: HS đọc diễn cảm
Câu 2: Nội dung đầy đủ của hai khổ thơ đầu bài thơ là?
A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá biển và mong ước đánh bắt được nhiều tôm cá của người dân.
B. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển và hình ảnh con người ra khơi với khí thế mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
C. Miêu tả cảnh hoàng hôn và cảnh đánh bắt cá của người dân lao động trên biển.
D. Miêu tả cảnh đánh bắt cá trên biển để kịp trời sáng và tâm trạng hân hoan vui vẻ của con người. 
Đáp án: B
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong hai khổ thơ đầu? 
Đáp án: Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, liên tưởng
5. Hướng dẫn học tập: 
 *Đối với bài học ở tiết học này: 
 Học thuộc lòng khổ 1, 2; nắm nội dung, nghệ thuật
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị phần còn lại bài “Đoàn thuyền đánh cá” 
 - Phân tích cảnh đánh cá và cảnh biển đêm.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.
 - Liên hệ tìm hiểu thực trạng môi trường biển của chúng ta hiện nay, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11 Doan thuyen danh ca_12194259.doc