Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghệ thuật biểu hiện đời sống của Nguyễn Du

A . NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ĐỜI SỐNG CỦA NGUYỄN DU:

 I . Tả cảnh thiên nhiên:

 -Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi “như máu chảy ở đầu ngọn bút” và “thấu nghìn đời”.

 -Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng, tài tình và phong phú. Chính nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều.

 -Theo tác giả Đặng Tiến thì vũ trụ thi ca trong Truyện Kiều là một không gian với chân trời rộng . Ngoài thảm cỏ non phải xanh tận chân trời ( Cảnh ngày xuân) thì không gian còn là một vũ trụ rộng, trống, mờ xa tít tắp với vẻ non xa , tấm trăng gần ; với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia (Kiều ở lầu Ngưng Bích). Đó là một vũ trụ từ chối cuộc sống, từ chối con người -một vũ trụ mà cảnh vật bốn bề bát ngát xa trông, bên thì cồn cát nhấp nhô như sóng lượn , bên thì bụi hồng trải dài khắp dặm xa mênh mông .

 -Ngoài ra, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng rất nhiều ngôn từ vũ trụ thi ca : Con đường khuya thì phải ngắt tạnh mù khơi, màu của rừng thu phải là màu quan san, khung trời thương nhớ phải gợn áng mây Tần xa xa, đến túp lều cỏ bên song Tiền Đường cũng phải là “Một gian nước biếc mây vàng chia đôi”. Bên cạnh đó còn có những dặm vi lô hiu hắt, những bờ liễu loi thoi, những rừng phong quan tái. Rồi đến cảnh màu xanh tơ liễu bên cầu , gió cây trút lá , mấy ngàn dâu xanh xuất hiện trong Truyện Kiều những giờ phút chia phôi, những lúc bước chân ngập ngừng, những lúc tâm hồn phân tán Dường như nhà thơ muốn thu nhận cả đất trời nhân loại bằng cái nhìn phơi trải trong hình ảnh non phơi bóng vàng, cái nhìn đo lường kích thước cuộc sống hằng ngày để xác định vị trí,tầm sống của mình trước cuộc đời .

 

docx 23 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghệ thuật biểu hiện đời sống của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc phong kiến chọn cho nó một phương thức biểu hiện thiên về tính chất ước lệ, tượng trưng. Nó đem cái trang trọng, hài hoà, có tính chất quy phạm thay thế cho sự sinh động, sắc cạnh, độc đáo trong việc nhận thức và tái hiện cuộc sống.
 ->Chúng ta có thể nêu lên một kết luận ở đây là: ngôn ngữ có nhiều tính chất ước lệ trong Truyện Kiều chủ yếu được sử dụng cho các nhân vật chính diện.
2) Ngôn ngữ bình dân:
-Nhân vật chính diện chỉ có một số đặc điểm chính nhưng nhân vật phản diện thì trái lại, nó “muôn hình nghìn vẻ”, các phương tiện hạn chế của nghệ thuật biểu hiện có tính chất ước lệ không thể dung nạp hết được, nó đòi hỏi phải được miêu tả “dưới hình thức của bản thân đời sống”. Đó là lý do tại sao khi miêu tả các nhân vật phản diện, Nguyễn Du lại miêu tả trần trụi, rõ nét với các từ ngữ rất bình dân.
 -Các nhân vật phản diện trong Truyện Kiều, so với các nhân vật phản diện trong những truyện Nôm đương thời có bộ mặt hiện thực rõ rệt hơn.
+ Khi Mã Giám Sinh đến nhà Thuý Kiều, theo sau có cả một lũ tôi tớ lau nhau:
“Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nang kíp ra”
 Chính hành động y“ngồi tót sỗ sàng” lên ghế giữa đã bộc lộ một con người không biết một tí lịch sự tối thiểu, xé tan cái mặt nạ giả dối của một kẻ có học thức, là học sinh trường Quốc Tử Giám trở về đúng bản chất- ông chủ lầu xanh. 
 -Ở các nhân vật phản diện thuộc tầng lớp trên, nhà thơ quả có nể nang hơn, nhưng chúng ta cũng biết được mụ mẹ Hoạn Thư trong cái tư thế:
Ban ngày thắp sáp hai bên,
Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.
Và viên quan “tổng đốc trọng thần” Hồ Tôn Hiến trong cái dáng điệu:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình
 -Khi bản chất của các nhân vật phản diện càng bộc lộ rõ rệt chừng nào thì ngôn ngữ của chúng càng hiện thực, càng sinh động chừng ấy. Như đoạn mụ Tú Bà mắng Thuý Kiều đã bộc lộ bản chất của mụ rõ nét hơn:
Này này! Sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi.
Bảo rằng đi dạo lấy người,
Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.
Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân,
Buồn tình trước đã tần mần thử chơi!
Mầu hồ đã mất đi rồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây.
Lão kia có giở bài bây,
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe.
Cớ sao chịu tốt một bề,
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!
Phải làm cho biết phép tao.
Qua những từ ngữ mụ dùng; những từ lắp lại “này này”, “thôi thôi”; những từ chửi mắng “con kia”, “lão kia”, “chẳng văng vào mặt”, “gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao”; những từ có tính chất nghề nghiệp “đem về rước khách kiếm lời mà ăn” hay “thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma”, và cả câu sáu kết thúc đoạn nói một cách đột ngột, cả cái giọng đay nghiến, chì chiết trong toàn đoạn, chúng ta hình dung rất rõ con người lẫn tính khí của mụ. Chúng ta như thấy mụ ngồi xếp bằng tròn trên giường đang hả hê với món buôn hời của Mã Giám Sinh thì bỗng nghe Thuý Kiều nói nàng lấy lẽ Mã Giám Sinh và đã thất thân với hăn, thế là mụ đứng phắt dậy như bật lò xo, rồi nhảy tót xuống đất; tiếc tiền, mụ mắng nhiếc, xỉa xói hết Thuý Kiều đến Mã Giám Sinh
 ->Tóm lại, chúng ta có thể nêu lên ở đây một kết luận thứ hai: ngôn ngữ có nhiều thành phần hiện thực chủ nghĩa trong “Truyện Kiều” được sử dụng nhiều hơn cho các nhân vật phản diện. Đối với các nhân vật chính diện, thì thành phần ước lệ trong ngôn ngữ bị phá vỡ dần và thành phần hiện thực chủ nghĩa được tăng cường khi con người đi sâu vào cuộc sống nhiều xung đột.
 -Và trải qua nhiều song gió thì ngôn ngữ của Kiều cũng thay đổi. 
 +Lần đầu tiếp xúc với Kim Trọng, một người từng làm xao xuyến trái tim non trẻ của Thuý Kiều:
 “Người đâu gặp gỡ làm chi
 Trăm năm biết có duyên gì hay không”
 Thuý Kiều đã ăn nói duyên dáng tình tứ biết bao! Cái ngôn ngữ của nàng thể hiện rất đúng tâm lý của nàng.Nó đầy trang nhã đúng cách của một tiểu thư có cuộc sống “êm đềm” 
 Về sau, bước chân vào sóng gió, tính cách của Thuý Kiều có biến chuyển.Từ khi dấn thân vào cuộc đời ô nhục, Kiều luôn luôn phải chống đỡ lại, không phải với một con người nào, mà với cả một xã hội bất nhân tàn bạo. Ở đây, lời nói của Kiều không còn hồn nhiên như trước, mà thường pha lẫn chua chát, mỉa mai:
Nhưng tôi có sá chi tôi,
Phận tôi đã vậy vốn người để đâu.
Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.
Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ Thuý Kiều là rất tinh tế, chính xác trong việc vận dụng từ ngữ. Thuý Kiều là một cô gái rất tinh tế. Việc dùng từ này mà không dùng từ khác, đối với Kiều, nhiều khi có một ý nghĩa sâu sắc.
Nhiều người đã phân tích từ “cậy” và từ “chịu” trong lời nói của Kiều khi nàng nhờ Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng: “cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. 
Cũng là tình yêu cả, nhưng khi nói đến tình yêu của nàng đối với Thúc Sinh, Kiều chưa bao giờ gọi đó là “tình”, mà Kiều gọi đó là “nghĩa”:
Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.
hay là:
Nàng rằng: nghĩa trọng ghìn non,
Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không?
Và điều ấy không lạ. Bởi vì ngay từ đầu, Kiều chỉ yêu cầu trong mối quan hệ của nàng với Thúc Sinh một “tình thương”, chứ không phải là một “tình yêu”:
Thương sao cho vẹn thì thương,
Tính sao cho trọn mọi đường thì vâng.
Còn trái lại, đối với Kim Trọng, thái độ của Kiều khác hẳn. Kiều gọi Kim Trọng là “người tình chung”, là “người yêu”. Khi thất thân với Mã Giám Sinh, Kiều nghĩ:
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Và khi tái hồi Kim Trọng, Kiều thốt lên:
Người yêu, ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Chúng ta còn thấy cái tinh tế, chính xác ấy cả khi nàng cay đắng và tự hào nói với Kim Trọng:
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan
Nhìn chung, việc vận dụng ngôn ngữ nhân vật để góp phần cá thể hoá nhân vật là một đặc điểm trong Truyện Kiều, ở nhân vật chính diện cũng như nhân vật phản diện; nhưng sắc sảo hơn là ở các nhân vật phản diện.
Về tính cách Hoạn Thư, Thuý Kiều đã nhận xét khá chính xác:
Người đâu sâu sắc nước đời
Khi bị xử tội trước toà án Thuý Kiều, Hoạn Thư “hồn lạc phách xiêu” mà nói nămg vẫn bình tĩnh, mực thước, không tỏ vẻ gì sợ sệt:
Rằng: tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng
B. BÚT PHÁP MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN
Nhận xét chung:
Miêu tả 
Miêu tả là bút pháp khá quen thuộc đối với rất nhiều nhà văn, nhà thơ.
Có rất nhiều bút phát miêu tả: có thể là tả cảnh, tả người  tả trực tiếp, gián tiếp, 
Miêu tả thiên nhiên
Miêu tả thiên nhiên vốn không phải là chủ đề riêng của Nguyễn Du mà nó là chủ đề chung của thi sĩ muôn đời. 
Miêu tả thiên nhiên giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, phong cảnh, hiện tượng tự nhiên  xung quanh ta, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 
Mỗi bài văn, bài thơ thêm cụ thể hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn.
Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” 
Là một bức tranh chân thực, góp phần trang trí, làm cho đời sống bớt khô khan, sinh động hơn. 
Với Nguyễn Du, thiên nhiên không phải mục đích chính, nhưng nó cũng là một yếu tố góp phần vào thành công của kiệt tác truyện Kiều.
Biểu hiện:
Miêu tả thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên: 
Lối tả trực tiếp (tả chân) đây là cách tả thực, tả thuần tuý với những bức hoạ xinh đẹp, tươi tắn hoặc có khi buồn hiu hắt nhưng không ngụ tình, được viết theo lối văn tinh xảo, chỉ cần một vài nét phác hoạ với những điểm chính hiện hữu.
Cảnh bốn mùa:
Cảnh mùa xuân:
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
 Chỉ với đôi nét chấm phá, qua ngòi bút tài hoa của nhà nghệ sĩ, cả một bức tranh xuân bừng sáng hiện lên.
Cảnh mùa hè: 
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả thanh bình với những bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng và tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè.
Cảnh mùa thu:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.​”
Cảnh vật với những thành quách, núi non, mây vàng trong buổi chiều se lạnh, hơi nước toả lên như những sợi khói lam trong hoàng hôn hắt bóng. 
Bức tranh thiên nhiên trong “Truyện Kiều” khá phong phú: Khi tả cảnh bốn mùa, ông tập trung vào cảnh vật, từ đó nêu ra nét đặc trưng của từng mùa. 
Cảnh chiều tà:
“Một vùng cỏ áy bóng tà
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau”
Màu cỏ úa vàng trải trên diện rộng “một vùng” 
Cơn gió đìu hiu lay động một vài cành lau.
Nỗi buồn thấm đượm cả không gian, lan sang cây cỏ.  
Cảnh đêm trăng:
“Gương nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước , cây lồng bóng sân”
Chỉ vài nét đon sơ giữa trăng , nước và sân nhà đã đủ diễn tả một khung cảnh tuyệt nhã đẹp như một bức tranh.
Cảnh thiên nhiên được tả dưới ngòi bút thần tình, có khi chỉ bằng vài ba nét khắc họa đơn sơ mà gọi được linh hồn của vạn vật.
Miêu tả thiên nhiên gắn với con người, làm nền cho tâm trạng con người:
Khi người vui, cảnh vui:
Khi chị em Kiều du xuân
“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngừa xe như nước áo quần như nêm.”
Lễ hội mùa xuân nhộn nhịp nam thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước, tưng bừng, tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc "như nêm" trên các nẻo đường. 
Khi Kim Trọng đến 
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
Nước dưới cầu trong veo như phản chiếu sắc sáng của trời xuân, hàng liễu buông tơ như muốn níu lại bóng chiều và bóng chiều như quấn quýt không muốn rời xa ánh sáng. 
Khi buồn, cảnh buồn theo:
Chị em Kiều gặp mộ Đạm Tiên trong buổi chiều tà
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh"
Bức tranh không còn rộn ràng, náo nức như khung cảnh lễ hội nữa trở nên dịu dàng thanh thoát, nhẹ nhàng.
Nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ.
Chuyển động từ từ,nhẹ nhàng: mặt trời ngả bóng về phía tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước lững lờ trôi.
Dự báo cho việc Kiều chuẩn bị gặp mộ Đạm Tiên, sự việc được xem như là khởi đầu cho chuỗi truân chuyên định mệnh của cuộc đời Kiều.
Kim Trọng về thăm Thúy Kiều sau khi chịu tang chú
“Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu 
Gió chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu”
Cả một vùng cỏ mọc tuyệt đẹp nơi diễn ra cuộc gặp gỡ khi xưa, giờ chỉ còn lại một màu tẻ nhạt như xóa đi dấu vết kỉ niệm xưa. Dòng suối không còn lung linh in "bóng chiều thướt tha" nữa mà im lặng đến tận đáy, không còn thấy gì trong đó.
Cái buồn, cái vắng của cảnh như trêu ngươi, làm lòng người buồn thêm.
Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.
Với trình độ nghệ thuật bậc thầy, Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả thiên nhiên. 
Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảycũng thành nhạc, thành thơ. 
Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. 
C. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Bút pháp xây dựng nhân vật 
Bút pháp hiện thực : 
Có thể nói từ việc nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, chúng ta có thể rút ra một kết luận khá lý thú có tính chất quy luật, không những đối với ngôn ngữ nhân vật có tính chất ước lệ, mà đối với toàn bộ nghệ thuật biểu biện có tính chất ước lệ của văn học phong kiến là: trong khi va chạm với cuộc sống hiện thực, tính chất ước lệ trong nghệ thuật biểu hiện dần dần bị phá vỡ, để thay thế vào đó một nghệ thuật có tính chất hiện thực chủ nghĩa. 
Đặc điểm của nghệ thuật tiến bộ là trong khi đồng hoá cuộc sống theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định, thì đồng thời chính cuộc sống cũng khắc phục những yếu tố chủ quan không phù hợp với quy luật cuộc sống của bản thân nghệ thuật. Chúng ta thấy ở đây sự thống nhất giữa chân lý cuộc sống và chân lý nghệ thuật.
Nhưng sử dụng ngôn ngữ có nhiều thành phần hiện thực chủ nghĩa hơn, chủ yếu là ở các nhân vật phản diện. Chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân của nó trong đời sống cũng như trong những nguyên tắc được xác định qua thực tiễn của mỹ học phong kiến.
Nhưng sử dụng ngôn ngữ có nhiều thành phần hiện thực chủ nghĩa hơn, chủ yếu là ở các nhân vật phản diện. Chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân của nó trong đời sống cũng như trong những nguyên tắc được xác định qua thực tiễn của mỹ học phong kiến.
Với quan niệm cái cao thượng được coi là vĩnh cửu, nên việc biểu hiện thiên về tính chất ước lệ, thì trái lại, cái xấu, cái hài hước là có tính chất tạm thời, không vĩnh cữu, nên việc biểu hiện thiên về tính chất hiện thực chủ nghĩa, tính chất trào lộng, khôi hài. Đó là hai mặt của một quan niệm thống nhất. Vả lại trong xã hội phong kiến, nhất là ở giai đoạn suy tàn của nó, thì cái cao thượng dù quan niệm theo phương thức nào cũng đều rất hiếm. Sáng tạo ra những nhân vật có phẩm chất cao thượng trong giai đoạn này, các nhà văn đã dựa vào khá nhiều yếu tố chủ quan của mình; cho nên phương thức biểu hiện có tính chất ước lệ có khả năng thích ứng được với một đối tượng phản ánh như vậy. Còn nhân vật phản diện thì trái lại, nó “muôn hình nghìn vẻ”, các phương tiện hạn chế của nghệ thuật biểu hiện có tính chất ước lệ không thể dung nạp hết được, nó đòi hỏi phải được miêu tả “dưới hình thức của bản thân đời sống”. Đó là lý do tại sao trong văn học phong kiến nhân vật phản diện thường có bộ mặt hiện thực hơn là các nhân vật chính diện.
Bút pháp ước lệ 
- Nhân vật chính diện 
 + Chỉ dùng những nét khái quát mang tính tượng trưng, ước lệ để thể hiện ngoại hình nhân vật (nét chấm phá rất riêng của cổ thi: lấy điểm tả diện, lấy ít gợi nhiều).
* Chị em Thúy Kiều – Thúy Vân
- Đọc truyện Kiều mấy ai không nhớ vẻ đẹp sắc nước hương trời của hai người con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Chỉ bốn câu thơ thôi tác giả đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh hai người con gái xinh đẹp, dáng hình mảnh dẻ, thanh tao như mai và tâm hồn trắng trong như tuyết .Vẻ đẹp của cả hai đều đạt đến mức “mười phân vẹn mười ”nhưng nét bút của Nguyễn Du vẫn muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ” . 
Đến với người đọc trước hết là vẻ yêu kiều của Thuý Vân :
Vân xem trang trọng khác vời
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da .
Vân mới đẹp làm sao! Con người nàng toát lên vẻ trang trọng khác vời ,từng đường nét dường như đều là một kỳ công của tạo hoá :gương mặt tròn đầy ,tươi sáng như ánh trăng ,đôi mày dài thanh thoát,miệng cười tươi thắm như hoa ,tiếng nói trong như ngọc ,mái tóc mềm hơn mây ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết Cô gái ấy đã đẹp người lại ý nhị, đoan trang . Mỗi câu thơ thực sự là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân .Vẻ đẹp của nàng sánh ngang sự sáng trong của trăng,hoa,ngọc, vàng, mây,tuyết -những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời. Dường như phải tả như thế mới nói hết vẻ yêu kiều của một giai nhân.Vẻ đẹp của Thuý Vân đươc thiên nhiên ưu ái nhường nhịn nên có lẽ cuộc đời sẽ phẳng lặng ấm êm.
Đẹp như Thuý Vân tưởng đã là tuyệt thế ,nhưng không :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn .
Kiều đến với người đọc bằng ấn tượng đầu tiên : “sắc sảo mặn mà” .Các từ mang ý nghĩa so sánh:“càng”, “so bề”,“phần hơn”cho thấy nàng không chỉ có vẻ đẹp như Thuý Vân mà nàng còn đẹp hơn thế nữa.Cái “sắc sảo mặn mà” của người con gái đang độ trăng tròn được Nguyễn Du phác hoạ bằng vài nét chấm phá:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh .
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một ,tài đành hoạ hai .
Không chi tiết như khi tả Thuý Vân ,tả Kiều tác giả chỉ tập trung đặc tả đôi mắt.Đôi mắt đẹp như làn nước mùa thu được điểm tô bằng đôi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dáng núi mùa xuân.Phải chăng khi miêu tả đôi mắt của Thuý Kiều Nguyễn Du muốn người đọc hiểu rằng : đằng sau đôi mắt trong veo ấy là một tâm hồn đa cảm ?Có thể là như thế .Chỉ biết rằng nàng đẹp lắm ,đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn .Phép nhân hoá tài tình khiến người chợt liên tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng bởi kém nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kém nàng sự mềm mại thướt tha ?Không bằng những nét vẽ chi tiết ,chỉ vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đã thật sự hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiên hương .Vài cái nhìn của nàng đủ khiến cho thành xiêu nước đổ . Buồn thay, chính vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen, đố kỵ ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng .
Không chỉ có nhan sắc tuyệt đỉnh,Thuý Kiều còn là người con gái thông minh, đa tài :
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Ở nàng hội tụ đầy đủ tài thi- ca -nhạc- hoạ.Đỉnh cao của khiếu âm nhạc ở nàng là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang âm điệu não nùng.Dường như số phận đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hoá thân thành bản đàn bạc mệnh. Thuyết “tài mệnh tương đố” cũng mách bảo người nghe về một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng .Tất cả tài năng của Kiều đều ở mức tuyệt đỉnh ,tuyệt đỉnh như chính nhan sắc mà tạo hoá đã kỳ công ban cho nàng, mà“hồng nhan đa truân”,”chữ tài liền với chữ tai một vần ”.Triết lý đó đã được người học trò xuất sắc của đạo Khổng vận dụng để dự đoán trước cuộc đời của người con gái sắc nước hương trời ấy.
Dẫu vẫn sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tương trưng của văn thơ cổ song với tâm hồn mẫn cảm tài hoa,với cách sử dụng ngôn từ chắt lọc,chau chuốt,Nguyễn Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều,mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từng tính cách số phận riêng,không lẫn vào nhau và càng không dễ phai nhoà trong tâm hồn người đọc .
Với một tấm nhân đạo ,một quan điểm thẩm mỹ và triết lý vì con người ,ở đoạn trích này Nguyễn Du đã thực sự tạo nên một viên ngọc bằng ngôn ngữ đẹp nhất ,lấp lánh nhất và cũng ý nghĩa nhất .Đúng như nhận định :“Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những tạo nên được hai bức chân dung mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười mà dường như còn nói lên được cả tính cách ,thân phận toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng ”(Hoài Thanh ).
* Người anh hùng tái thế Từ Hải:
- Trước hết là vẻ đẹp hình thể của người anh hùng thì Từ Hải được nhà thơ xây dựng giống như những hình tượng người anh hùng trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là người anh hùng với dáng hình “ Vai năm thước rộng, thân mười thước cao”. Có thể nói qua câu thơ miêu tả của Nguyễn Du về hình dáng của Từ Hải ta thấy được một hình ảnh người anh hùng thứ thiệt. Tầm vóc cơ thể của anh sánh ngang với tầm vóc của cũ trụ hay sao, nói như thế để thấy được con người anh hùng thời xưa có tầm vóc ngang tàn, hoành tráng đến thế nào. Không những thế Nguyễn Du còn có những câu thơ đặc tả vẻ bề ngoài của Từ Hải là:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. ”
Ngoài ra giới thiệu về tên họ lẫn việc làm ngĩa khí của Từ Hải:
“ Đường đường một đấng anh hào
Côn tài hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời, đạp đất, ở đời
Họ Từ , tên Hải, vốn người Việt Đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non song một chèo;”
- Đó chính là những nét phương phi của những người anh hùng thời xưa mà qua đây chúng ta biết thêm về nét đẹp ấy.
- Không chỉ chuẩn mực anh hùng qua hình dáng cơ thể mình Từ Hải còn hiện lên với phẩm chất anh hùng.
- Tiếp nữa Từ hải còn hiện lên là một anh hùng có ý chí kiên cường của một người anh hùng. Như chúng ta đã biết thì ý chí của một người anh hùng là ở bốn phương trời và Từ Hải cũng vậy:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
- Tình yêu rất cần với một người anh hùng thế nhưng nó không la vật cản để giới hạn ý chí của người anh hùng. Lòng của người anh hùng Từ Hải là ở bốn phương kia chứ không phải là ở ngôi nhà nơi có người vợ xinh đẹp. Từ Hải chung sống với Kiều được nửa năm thì quyết tâm dứt áo ra đi. Không phải chàng không thương không yêu, không muốn ở bên nàng Kiều mà là chí khí của một người anh hùng đã thúc giục chàng lên đường. Vả lại chàng đi cũng là muốn làm nên sự nghiệp để cho Kiều có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ hơn. Và đặc biệt là ngay cả khi Thúy Kiều bịn rịn thì Từ Hải vẫn
“ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.
- Không những thế phẩm chất người anh hùng Từ Hải còn được thể hiện qua những hình ảnh chàng chiến đầu vang dội nơi xa trường. Chàng không những có ý chí hơn người mà chàng còn có cả tài năng về kiếm thuật của một anh hùng thật sự:
“Huyện thành đạp đổ năm tỏa cõi nam”.
- Hay cả khi thất bại thì người anh hùng ấy vẫn cứ hiên ngang không sợ gì, Vó thể nói trong cuộc đời Từ Hải chàng không biết sợ, không hề nao nũng trước một vấn đề gì cả:
“Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng”
- Như vậy qua đây ta thấy được những vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải của Truyện Kiều. Có thể thấy Nguyễn Du đã xây dựng thành công người anh hùng thời đại trong tác phẩm của mình. Có lẽ chính sự thành công ấy cũng làm giàu thêm sức hấp dẫn của Truyện Kiều.
* Kim Trọng
- Kim Trọng là một trong ba nhân vật đẹp nhất trong “ Truyện Kiều” thể hiện cảm hứngnhân văn về tình yêu tự do giữa đôi lứa “Ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 6 Truyen Kieu cua Nguyen Du Nghe thuat trong truyen Kieu_12215999.docx