Giáo án môn Ngữ văn 9 - Người kể chuyện trong văn bản tự sự

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

- Biết được những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

- Biết đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

2. Kỹ năng:

- Hs thực hiện thành thạo: nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

- Hs thực hiện được: vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.

3. Thái độ:

¬¬Thói quen – tính cách: Giáo dục học sinh tình cảm, thái độ của qua tác phẩm tự sự.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Vai trò, tác dụng của người kể chuyện trong văn tự sự.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14 - Tiết 70
Tuần 14 
NGƯỜI KỂ CHUYỆN 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
(Đọc thêm)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Biết được những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Biết đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. 
2. Kỹ năng:
- Hs thực hiện thành thạo: nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Hs thực hiện được: vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả. 
3. Thái độ:
Thói quen – tính cách: Giáo dục học sinh tình cảm, thái độ của qua tác phẩm tự sự. 
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Vai trò, tác dụng của người kể chuyện trong văn tự sự.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
2/ Kiểm tra miệng:
 Thông qua.
3/ Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài
 Giáo viên đề cập đến vai trò của người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự để dẫn vào bài.
* Hoạt động 2: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
* Giáo viên- học sinh đọc đoạn trích sgk /192.
? Qua phần đọc, em cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Học sinh trả lời nhanh về phần này.
-> Tích hợp với bài: “Lặng lẽ Sa Pa.” và chuyển ý sang (2).
? Hãy cho biết: đoạn trích trên kể về ai và về sự việc gì?
- Các em nêu nội dung chính của đoạn trích..
? Ở đây ai là người kể về các nhân vật - sự việc trên?
? Nêu vấn đề: dấu hiệu nào cho ta biết, ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
- Học sinh nêu cách hiểu của mình.
(Các nhân vật trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.)
? Chuyện ở đây được kể theo ngôi thứ mấy? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể hoặc lời văn phải thay đổi như thế nào?
* Gợi ý:
- Ngôi kể phải xưng: Tôi.
- Lời văn phải thay đổi cho phù hợp.
* Thảo luận nhóm: 4 phút. Giáo viên treo bảng phụ.
? Những câu:“Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “Những người con gái như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai?
(Nhóm 1,2)
? Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy và biết mọi sự việc - hành động của các nhân vật?
(Nhóm 3,4)
-> Sau thời gian qui định, gọi học sinh trả lời - nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh, giáo viên tổng kết lại phần này.
? Qua phần phân tích trên: em hãy nêu lên các ngôi của người kể chuyện? Và họ có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự?
=> Học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức phần ghi nhớ- cho một em đọc lại.
Bài tập nhanh
? Em hãy nêu tên một tác phẩm tự sự có ngôi kể thứ nhất và một tác phẩm có ngôi kể thứ ba?
? Tác dụng của từng ngôi kể trong các tác phẩm ấy ra sao?
- Học sinh tìm ví dụ qua các tác phẩm tự sự đã học để làm rõ cho bài.
 * Hoạt động 3: Luyện tập
? Xác định yêu cầu bài tập 1- 2a?
? Người kể chuyện trong đoạn văn là ai? Ngôi kể này có ưu- khuyết điểm gì so với đoạn trích phần ví dụ?
- Gọi học sinh lên bảng làm, có cho nhận xét bổ sung - giáo viên tổng kết lại và cho điểm cụ thể.
? Ở câu 2 b có yêu cầu ra sao?
* Cho học sinh 5 phút để thực hành bài này.
- Khuyến khích các bài làm sáng tạo.
+ Ngôi kể.
+ Lời kể cho phù hợp.
- Gọi vài học sinh kể lại đoạn trích theo ngôi thứ nhất- -> cho nhận xét bổ sung hoàn chỉnh hơn.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
 1. Đọc đoạn trích:
2. Nhận xét:
 a. Đoạn trích kể về cuộc chia tay giữa bác họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
 b. Ở đây, người kể chuyện giấu mình.
 - Ngôi kể: ngôi thứ ba.
 c. Các câu trên là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
-> Người kể chuyện như biết được hành động, tình cảm của các nhân vật.
 * Ghi nhớ: Sgk/193
II. Luyện tập:
* Đọc đoạn văn:
* Trả lời:
a. Người kể chuyện là Tôi - bé Hồng.
- Ưu điểm: Miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của “tôi”.
- Hạn chế: không miêu tả diễn biến nội tâm của người me ï-> tính khái quát không cao. 
b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ, anh thanh niên hoặc cô kỹ sư) là người kể chuyện. 
4/ Tổng kết: 
 ?: Truyện “Làng”, “Người con gái Nam Xương” được kể theo ngôi thứ mấy?
- Kể theo ngôi thứ ba.
 ?: Người kể theo ngôi thứ ba có vai trò như thế nào?
 + Người dẫn dắt câu chuyện.
 + Giới thiệu nhân vật, tình huống.
 + Tả người, cảnh, tâm trạng, nhận xét đánh giá.
 ? Em thấy người kể chuyện có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự?
-> Giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh khi vận dụng ngôi kể chuyện vào bài văn tự sự cho phù hợp.
5/ Hướng dẫn học tập: 
- Đối với bài học ở tiết học này: Xem lại bài tập
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới: Chiếc lược ngà:
 + Đọc, tóm tắt nội dung truyện.
 + Đọc chú thích, nắm tác giả, tác phẩm, từ khó.
 + Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Nguoi ke chuyen trong van ban tu su_12209310.doc