Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết các phương châm hội thoại.

- Hiểu xưng hô trong hội thoại.

- Biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kỹ năng:

- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Thái độ:

¬¬- Chọn từ ngữ để nói và viết cho hay, tôn trọng người khác.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Các phương châm hội thoại.

- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

- Xưng hô trong hội thoại.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ.

2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:

2/ Kiểm tra miệng:

- Kiểm tra vở bài tập, vở soạn của học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 -Tiết 73
Tuần 15 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết các phương châm hội thoại.
- Hiểu xưng hô trong hội thoại.
- Biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
2. Kỹ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
3. Thái độ:
- Chọn từ ngữ để nói và viết cho hay, tôn trọng người khác.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Các phương châm hội thoại.
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
- Xưng hô trong hội thoại.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
2/ Kiểm tra miệng: 
- Kiểm tra vở bài tập, vở soạn của học sinh.
3/ Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: (1 phút) Vào bài: hôm nay chúng ta đi vào bài ôn tập tiếng Việt.
* Hoạt động 2: (12 phút) Các phương châm hội thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 190.
- Nhắc lại khái niệm năm phương châm hội thoại đã học?
+ Hs nêu khái niệm từng phương châm, hs khác nhận xét, gv chốt ý.
- Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Tình huống nêu ở bên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
+ Phương châm về chất.
* Vd1:
 Trong giê VËt lÝ, thÇy gi¸o hái mét häc sinh: 
 - Em cho thÇy biÕt sãng lµ g×?
 Häc sinh giËt m×nh , tr¶ lêi:
 - Th­a thÇy "Sãng" lµ bµi th¬ của Xu©n Quúnh ¹!
=> Vi phạm phương châm quan hệ: nói lạc đề.
* Vd2: Nói tràng giang đại hải. (Vi phạm phương châm cách thức.)
* Hoạt động 3: (12phút) Xưng hô trong hội thoại.
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục II.
- Ôn lại các từ ngữ xưng hô trong hội thoại và cách dùng?
- Từ ngữ xưng hô?
+ Đại từ: Ba ngôi, hai số.
+ Danh từ chỉ họ hàng: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác, dì, chú, cậu,
+ Chức vụ: giám đốc, trưởng phòng, hiệu trưởng, hiệu phó, bộ trưởng
+ Nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, 
+ Tên riêng: Lan, Hồng, Huệ,
Từ địa phương: Tớ, O, bọ, mợ
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 2, 3.
- Em hiểu thế nào là “xưng khiêm, hô tôn”?
Ví dụ: Lão nô, bần đạo, hạ quan, ngài,
+ Gọi thay cho con: Các anh, các bác, chị
- Tại sao khi nói và viết, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
+ Lựa chọn từ ngữ xưng hô để phù hợp với người đối thoại, để đạt được mục đích giao tiếp cao nhất. 
+ Quan hệ thân mật xã giao.
+ Quan hệ thân sơ.
* Hoạt động 4: ( 10 phút) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục III.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Phân biệt lời dẫn trực tiếp và đặt câu?
Ví dụ: Người xưa có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> lời dẫn trực tiếp.
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập, giáo viên sửa.
I/ Các phương châm hội thoại:
Các phương châm hội thoại 
 về lượng
 về chất
 quan hệ
Phương châm cách thức
 lịch sự
 2. kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ 
II/ Xưng hô trong hội thoại:
1. Từ ngữ xưng hô: Rất phong phú
- Đai từ xưng hô.
- Danh từ chỉ người. 
- Dùng từ ngữ khác.
] Căn cứ vào đối tượng và tình huống mà xưng hô cho thích hợp.
2. Xưng “khiêm” hô “tôn”:
- Là người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
3. Cần chọn từ xưng hô để đạt được mục đích cao nhất.
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1. Phân biệt:
- Lời dẫn gián tiếp.
+ Thuật lại lời hoặc ý nghĩ của người, nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. 
+ Không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Ông bà ta có dạy rằng: Ăn quả nhớ quả trồng cây.
2. Bài tập: Chuyển thµnh lêi dÉn gi¸n tiÕp
. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang: nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thế nào?
 Nguyễn Thiếp trả lời rằngVua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày thì quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
4/ Tổng kết: 
? Hãy cho một ví dụ về lời dẫn trực tiếp, từ đó chuyển sang lời dẫn gián tiếp?
-> Gọi học sinh cho ví dụ - nhận xét.
- Giáo viên chốt lại những điều cần nắm ở tiết học này: nhất là rèn kĩ năng thực hành và sử dụng tiếng việt cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
5/ Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học ở tiết này:
 - Học thuộc nội dung bài.
 - Xem lại bài tập.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài mới:
 - Học tất cả các bài tiếng Việt đã học từ đầu năm đến giờ, tiết sau kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
 - Học các bài thơ và truyện hiện đại chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn bản.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 On tap phan Tieng Viet Cac phuong cham hoi thoai_12209319.doc