Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 20

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

Tên bài học BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

- Hình thức dạy Dạy trên lớp

- Chuẩn bị của GV và HS:

1: Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án. phương pháp, kĩ thuật dạy học.: HD HS tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động nhóm.

Thiết bị dạy học: Bảng phụ, máy chiếu

Tư liệu: Tài liệu về Chu Quang Tiềm

2: Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới.

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học : Nội dung và vai trò của sách và việc đọc sách trong học tập và trong đời sống xã hội

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học.

1.Kiến thức: - Giáo viên giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giầu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

2.Kỹ năng Rèn kĩ năng: Đọc, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận cả đi thực tế thì cần thêm kỹ năng gì ở tiết học nào/ nêu cụ thể

 

doc 21 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đúng, đọc không chuyên sâu? (Đọc sách không chuyên sâu là đọc như thế nào?)
GV : Để chứng minh cho cái hại đó, tác giả đã so sánh, biện luận như thế nào? Em có tán thành với ý kiến của tác giả hay không? 
- Giống như ăn uống, các thứ ăn tích luỹ không tiêu hoá được dễ sinh đau dạ dày
GV: Liên hệ bản thân em?
? Trong thực tế hiện nay, thị trường sách, truyện, văn hoá phẩm được lưu hành như thế nào, hãy nêu nhận xét của em?
- Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sách in lậu, sách giả, văn hoá phẩm không lành mạnh, sách kích động bạo lực, tình dục, chống phá cách mạng, chính quyền nhà nước có các nội dung không lành mạnh, thiếu tính giáo dục. Đặc biệt nhiều sách tham khảo phản giáo dục, thiếu tính thống nhất về nội dung, trùng lặp, chồng chéo xuất hiện theo xu thế vì mục đích lợi nhuận ® gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và người đọc
GV : Hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả ?
GV : HS đọc Phần 3.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 
1. Tác giả khuyên ta nên chọn sách như thế nào? 
2 : Tác giả đưa ra cách đọc như thế nào? 
3: Là người đọc sách, em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?
4.Theo tác giả sách đọc nên chia làm mấy loại ?
Bước 2 : HS thảo luận 
Bước 3: HS trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4 : GV chốt kiến thức 
GV đặt câu hỏi phát vấn, HS trả lời 
GV: Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
GV : Tác hại của lối đọc hời hợt là gì ?
- Là cách đọc lướt qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại rất ít.( Ví dụ cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay)
GV : Theo tác giả sách đọc nên chia làm mấy loại ?
GV : Em hiểu như thế nào về sách phổ thông và sách chuyên môn ? Cho ví dụ ?
GV: Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?
GV: Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
 GV : Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên sâu được tác giả lí giải như thể nào?
GV : Nhận xét cách trình bày lí lẽ của tác giả?
Hình thức thảo luận 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm 
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?
? Nội dung của bài viết?
Bước 2: Các nhóm thảo luận 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày 
Bước 4: GV chốt kiến thức 
- GV : Tác giả là người có nhiều kinh nghiệm với việc đọc sách. Bản thân ông trở thành một học giả uyên bác, phải chăng cũng từ việc đọc sách. Ông cũng là một con người thực sự tâm huyết và muốn truyền lại cho thế hệ mai sau những kinh nghiệm của mình.
Các em cần trau dồi kiến thức từ việc đọc sách. Sách là con đường ngắn nhất đi đến tri thức.
I. Đọc tìm hiểu chung .
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.
2. Những khó khăn khi đọc sách .
 - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu và dễ sa vào tình trạng ăn tươi nuốt sống 
® Những con mọt sách đáng lên án nếu không quan tâm, xa rời cuộc sống thực tế.
- Sách nhiều quá nên dễ lạc hướng, chọn nhầm, chọn sai những cuốn sách tầm phào vô bổ.
® Tác giả báo động về cách đọc tràn lan, thiếu mục đích.
® Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế. 
3. Đọc sách như thế nào cho có hiệu quả.
* Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu.
* Cách chọn sách.
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều: Chọn cuốn sách thật có giá trị và cần cho bản thân.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông.
+ Loại chuyên môn - Đọc suốt đời.
* Cách đọc.
- Đọc cho kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc và đọc có mục đích, kiên định, không tuỳ hứng.
- Đọc với sự say mê suy ngẫm, trầm ngâm tích luỹ.
- Tác hại của lối đọc hời hợt : Như cưỡi ngựa xem hoa.
- Sách đọc chia làm hai loại:
+ Loại phổ thông.
+ Loại chuyên môn - Đọc suốt đời.
- Hai loại sách phổ thông và sách chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau: Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc....
® Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh..
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật :
- Cách lập luận, giải thích sáng rõ, logíc. 
- Lời văn bình dị , so sánh ,hình ảnh thú vị
2. Nội dung .
- Đọc sách là hoạt động có ích mang tính văn hoá, là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
- Cần phải biết chọn sách có giá trị để đọc.
- Đọc sách phải đọc cho kỹ, phải kết hợp đọc rộng với đọc chuyên sâu.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hỏi ? Theo cá nhân học sinh cần chọn đọc những loại sách nào, đọc sách vào lúc nào? Và đọc như thế nào?
 Hãy chia sẻ kinh nghiệm dọc sách của em trước lớp.
B2: HS thảo luận nhóm/ hoặc hoạt động đọc lập
B3: HS trình bày theo hiểu biết của nhóm hoặc cá nhân
 B4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính theo nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm dẫn chứng thực té về tấm gương ham đọc sách và có cáh đọc sách đúng nhất?
Tìm dẫn chứng thực tế cá nhân đọc sách còn có nhiều sai lầm. 
Bước 2: HS hoạt động độc lập
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm,
 Em khác nhận xét, đánh giá .
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại , bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho học sinh xem vidio về hoạt động bàn về vai trò của sách và phương pháp đọc sách tốt nhất.
Nhận xét của em về thái độ các thành viên trong nhóm đọc sách trong vidio.
Em học tập được điều gì qua vidio trên?
Bước 2: HS hoạt động độc lạp
Bước 3: HS trình bàyý kiến quan sát được
- Cần nghiêm túc chăm chú khi đọc sách . Giữ trật tự nơi công cộng nhất là trong phòng đọc sách.
 Em khác nhận xét, đánh giá 
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại , bổ sung.
*. Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***********************************
TIẾT 93. Ngày dạy.:	
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Tên bài học KHỞI NGỮ.
Hình thức dạy Dạy trên lớp
- Chuẩn bị của GV và HS: 
A: Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án. phương pháp, kĩ thuật dạy học.: HD HS tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động nhóm.
Thiết bị dạy học: Bảng phụ, máy chiếu
Tư liệu: Tài liệu về Tiếng Việt
B: Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học : Khởi ngữ và đặc điểm của khởi ngữ
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học. 
1.Kiến thức: - - Học sinh nắm được khái niệm khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
2.Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và vận dụng khởi ngữ trong văn nói và văn viết.
3.Thái độ - Học sinh có ý thức dùng khởi ngữ để làm sáng rõ đề tài của câu. 
 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác. Trao đổi, nhận xét .
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và phân tích
- Năng lực giao tiếp: Nói trong nhóm, nói trước lớp, viết câu có khởi ngữ.
- Năng lục thẩm mĩ: Thấy được giá trị và sự tinh tế của tiếng Việt . 
Bước 4: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG1: KHỞI ĐỘNG:
B1: GV nêu câu hỏi: Kể tên các thành phần câu. Nêu vai trò của thành phần chính thành phần phụ/
B2: HS thảo luận nhóm
B3: HS trình bày
 B4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính và giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc ví dụ SGK
1. Chỉ ra các thành phần chính(CN và VN) trong câu?
2. Các từ in nghiêng trong ba ví dụ a.b.c, có vị trí như thế nào trong câu? 
Bước 2: HS thảo luận theo câu hỏi 
Bước 3 : HS trình bày, đại diện nhóm bổ sung 
Bước 4: GV chốt kiến thức 
- VD a: Từ anh in đậm đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ - vị.
- VD b: Từ giàu in đậm đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.
- VD c: Cụm từ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu. 
Bước 1:GV đặt câu hỏi phát vấn , HS trả lời 
GV: Các từ, tổ hợp từ trên có tác dụng (ý nghĩa) như thế nào trong câu? (Các từ ngữ in đậm ở vớ dụ a, b, c, cú phải là chủ ngữ, trạng ngữ hay không? Vì sao?)
B2: HS thảo luận nhóm
B3: HS trình bày
B4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính
- Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c không phải là chủ ngữ, trạng ngữ.
- Vì nó không có quan hệ với vị ngữ, không chỉ địa điểm, thời gian và nơi chốn
- Các từ ngữ đó đứng trước chủ ngữ, và nêu đề tài được nói đến trong câu.
GV : Các từ, tổ hợp từ trên nêu( nói tới, chỉ về) điều gì?
- Vật, việc, hiện tượng được nói tới....(đề tài) 
® Các từ ngữ trên được gọi là khởi ngữ.
GV: đặt câu hỏi hS trả lời 
 Nêu khái niệm về khởi ngữ?
GV : Đọc ghi nhớ SGK
- Khởi ngữ nêu đề tài của câu chứa nó.
? Lấy ví dụ câu chứa khởi ngữ? Phân tích ?
* Chú ý: Khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại (vd b) hoặc lặp lại bằng các từ thay thế. 
? Trước các từ ngữ in đậm trong ví dụ trên chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ nào mà vẫn giữ nguyên được nội dung của câu?
- Trước các từ ngữ in đậm chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ như về, đối với.
GV : HS Lấy ví dụ một câu chứa khởi ngữ.
HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc yêu cầu của cac bài tập. GV chia bài cho các nhóm. Nhóm 1-2 bài 1, nhóm 3-4 bài 2
B2: HS thảo luận nhóm: 
B3: HS trình bày trên bảng kết quả thảo luận và nhận xét chéo kết quả của các nhóm.
 B4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cung cấp đáp án đúng
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Tìm hiểu ví dụ.
a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta....
 trí : Đứng trước chủ ngữ.
Là thành phần của câu ( phần phụ)
- Nhiệm vụ : Nêu đề tài.
- Các từ quan hệ thường đi kèm: còn, với.
2. Kết luận
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thể thêm 
Các quan hệ từ: về, đối với.
Ví dụ : Với tôi, tôi luôn giữ quan điểm của mình.
II. Luyện tập.
Bài tập 1/8.
Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích: 
a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
® Khởi ngữ là “điều này” ở câu 2.
b. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
® Khởi ngữ là “đối với chúng mình”.
c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.® Khởi ngữ là “một mình”
d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
® Khởi ngữ là “làm khí tượng”
c. Đối với cháu, thật là đột ngột [....]
® Khởi ngữ là “đối với cháu”
Bài tập 2: Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ:
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
® Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
® Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đặt câu có khởi ngữ và chuyển thành câu không có khởi ngữ. 
Bước 2: HS hoạt động độc lập viết ra giấy nháp
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm hoặc ghi nhanh trên bảng
 Em khác nhận xét, đánh giá .
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại và sửa lỗi nếu có.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho học sinh đọc một số câu sử dụng khởi ngữ sai( chiếu hoặc bảng phụ)
Đối với đồng tiền người ta sợ cái uy của quan.
Đối với học tập thì nhiệm vụ của học sinh là quan trọng nhất
Phát hiện lỗi sai trong cac câu trên? Rút kinh nghiệm trong việc sử dụng khởi ngữ trong câu
Bước 2: HS hoạt động độc lạp
Bước 3: HS trình bày các lỗi phát hiện và nêu phương án sửa lỗi
 Em khác nhận xét, đánh giá 
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại , bổ sung.
Đối với quan người ta sợ cái uy của đồng tiền
Đối với học sinh học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất.
*. Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________
Ngày dạy:
Tiết 94.
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Tên bài học PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Hình thức dạy Dạy trên lớp
 Chuẩn bị của GV và HS: 
A: Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án. phương pháp, kĩ thuật dạy học.: HD HS tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động nhóm.
Thiết bị dạy học: Bảng phụ, máy chiếu
Tư liệu: một số đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
B: Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học : đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học. 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Học sinh nắm được khái niệm phép phân tích và tổng hợp. Tích hợp văn bản và Tiếng Việt.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn nói và văn viết.
3. Thái độ: có ý thức trau dồi, bồi dưỡng kiến thức bộ môn.
 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác. Trao đổi, nhận xét .
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và phân tích
- Năng lực giao tiếp: Nói trong nhóm, nói trước lớp, viết đoạn văn theo phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Năng lục thẩm mĩ: Thấy được giá trị và sự tinh tế của các phép lập luận . 
Bước 4: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: : (2 phút) KHỞI ĐỘNG:
B1: GV cho học sinh quan sát (trên máy chiếu hoặc bảng phụ) một đoạn văn. Yêu cầu xác định nội dung và cách lập luận trong đoạn văn
B2: HS thảo luận nhóm
B3: HS trình bày kết quả thảo luận
B4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính và giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: : (27 phút) Hình thành kiến thức (35phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản "Trang phục" – Băng Sơn (SGK – 9).
? Hãy xác định bố cục của văn bản ?
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm trên phiếu học tập.
- Bố cục 3 phần:
 + Phần 1: Từ đầu ® trước mặt mọi người: Mở bài.
 + Phần 2: Tiếp theo ® Chí lý thay!: 
Thân bài.
 + Phần 3: Còn lại: Kết bài.
? Để bàn luận về vấn đề trang phục, ở phần mở bài, người viết đã đưa ra một loạt các dẫn chứng như thế nào?
- Thông thường trong doanh trại mà lại đi chân đất
- Hoặc đi giầy  mặt mọi người.
- Ăn mặc chỉnh tề, cụ thể đó là sự đồng bộ giữa quầ áo, giày tất trong trang phục của con người. 
GV: Thông qua một loạt dẫn chứng ở mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
- Cái đẹp trong trang phục thể hiện ở sự đồng bộ phù hợp
GV: Hai luận điểm chính trong văn bản trên là gì ?
GV : Để xác lập hai luận điểm trên tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
* Luận điểm 1 (Quy tắc ăn mặc)
"Ăn cho mình, mặc cho người"
"Y phục xứng y đức"
=> Tác giả dùng phép lập luận phân tích.
(Học sinh thảo luận)
* Luận điểm 2 (Quy tắc mặc đẹp)
(Học sinh thảo luận)
- Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng.
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
- Cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, phù hợp với ...
® Có phù hợp mới đẹp.
- Tác giả lập luận phân tích. 
 Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào?
- Sử dụng phép tổng hợp. Vấn đề chốt lại: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
GV : Hãy nêu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
- Phép phân tích: giúp ta hiểu cụ thể tác dụng, biểu hiện của lối ăn mặc trong cuộc sống; như thế nào là trang phục đẹp; vì sao trang phục phải phù hợp với văn hoá, đạo đức và môi trường sống.
- Phép tổng hợp: Giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm của một trang phục đẹp ® uốn nắn thói quen ăn mặc của tất cả mọi người: Một người được coi là ăn mặc đẹp khi trang phục của họ phù hợp cộng với trình độ hiểu biết và kỹ năng giao tiếp của họ.
® Phép phân tích tổng hợp thường được đặt ở cuối văn bản (phần kết bài).
B4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính .
HOẠT ĐỘNG3 : : (12 phút)LUYỆN TẬP
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc yêu cầu của cac bài tập. GV chia bài cho các nhóm. 
B2: HS thảo luận nhóm 
B3: HS trình bày trên bảng kết quả thảo luận và nhận xét chéo kết quả của các nhóm.
 B4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cung cấp đáp án đúng
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung văn bản "Bàn về phép học" – Chu Quang Tiềm.
GV: Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn...”?
* Luận điểm : "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn".
- Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, được tích luỹ, lưu truyền, ghi chép vào sách vở
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
- Nếu ta xoá bỏ các thành quả đó ® chúng ta sẽ làm lùi điểm xuất phát, thành kẻ lạc hậu.
- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm, là hưởng thụ kiến thức của biết bao người khổ công tìm kiếm.
Þ Chúng ta muốn vững bước trên con đường học vấn, có khả năng làm chủ thế giới, phát hiện thế giới mới thì chúng ta phải đọc sách.
GV: Nhận xét về cách phân tích của tác giả?
? Tác giả đã phân tích lý do phải chọn sách để đọc như thế nào?
- Hiện nay, sách càng ngày càng nhiều, nhưng sức lực và thời gian của con người có hạn, phải chọn sách để đọc.
- Sách nhiều xong không phải tất cả sách đều tốt, đều cần thiết và bổ ích ® Vì vậy, phải biết chọn sách tốt để đọc cho có ích.
- Nếu không biết chọn lọc, có thể chúng ta sẽ lãng phí thời gian, sức lực trên những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- Phải chọn lựa sách vì chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận.
? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào? 
- Sách có ý nghĩa to lớn, xong đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng không kém. Đọc sách như thế nào ® quyết định tới hiệu quả thu được.
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà quan trọng là đọc cho kỹ, đọc ít nhưng phải có hiệu quả ® tránh đọc qua loa vì như vậy thì dù có đọc nhiều cũng không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kỹ: Tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất.
- Đọc mà không chịu nghĩ thì như cưỡi ngựa qua chợ, như kẻ trọc phú khoe của, là lừa mình, dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- Đọc sách cần phải đọc cả sách phổ thông và sách chuyên sâu, vừa phải đọc rộng, vừa phải đọc sâu, vì học vấn không thể cô lập, không tách rời học vấn khác, mọi học vấn đều có mối liên quan gắn bó hữu cơ với nhau.
? Qua phần tìm hiểu bài học và phần luyện tập, em hiểu như thế nào về vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong lập luận?
- Trong văn bản nghị luận: Phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nghị luận có nghĩa là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ ® không phân tích thì không làm sáng tỏ được luận điểm, không đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. có phân tích lợi, hại đời sống thì kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
I. Khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ngữ liệu:
*) Tìm hiểu văn bản "Trang phục" 
 (SGK – 9).
2. Phân tích ngữ liệu:
- Bố cục 3 phần:
 Mở bài; Thân bài; Kết bài
a. Mở bài: 
- Tác giả đưa ra một loạt dẫn chứng 
- Rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề: Sự hài hoà, đồng bộ giữa trang phục và con người.
b. Thân bài: Gồm hai luận điểm chính:
* Luận điểm 1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh (những nguyên tắc ngầm mang văn hoá xã hội )
Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích.
- Ăn cho mình, mặc cho người.
- Cô gái một mình trong hang...
- Anh thanh niên..
- Đi đám cưới..
- Đi dự đám tang...
* Luận điểm 2: Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hoà với môi trường xung quanh.
- Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích.
+ Y phục xứng kì đức.
- Mặc dù đẹp đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi.
- Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị.
® Cách phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là: Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của xã hội.
c. Kết bài: Để chốt lại tác giả dùng phép lập luận tổng hợp: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá..là trang phục đẹp.
e. Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phép lập luận phân tích : Giúp ta hiểu các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Phép lập luận tổng hợp: Giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề.
3. Ghi nhớ. (Sgk trang 10)
II. Luyện tập.
1. Phân tích luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường của học vấn.
- Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau :
- Bất kì ai muốn phát triển cũng phải bắt đầu từ kho tàng quý báu.
- Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại.
2. Phân tích lí do phải chọn sách để đọc.
- Bất kì lĩnh vực nào cũng có số lượng sách vô cùng lớn.
- Phải biết chọn những cuốn sách cơ bản
- Nếu không biết chọn lọc, có thể chúng ta sẽ lãng phí thời gian, sức lực....
3. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà quan trọng là đọc cho kỹ, đọc ít nhưng phải có hiệu quả.......
- Đọc ít mà kỹ:...
- Đọc sách cần phải đọc cả sách phổ thông và sách chuyên sâu, vừa phải đọc rộng, vừa phải đọc sâu,.
4. Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong lập luận
- Phương pháp phân tích rất cần thiết cho lập luận. Vì có sự phân tích lợi- hại, đúng - sai, thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
® Mục đích của phân tích, tổng hợp là rút giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng vấn đề, hiểu đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại ® Vì vậy phép phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên cái hồn cho văn bản nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 4 : : (2 phút) VẬN D

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 tuan 20 mau moi nhat_12247637.doc