Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tiết 47,48 .Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

 Phạm Tiến Duật

I- Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ.

- Giáo dục tinh thần hiên ngang, dũng cảm, ý chí trước khó khăn.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

*- Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật

- Đặc điểm thơ của Phạm Tiến Duật qua một số sáng tác cụ thể: giầu chất hiện thực và chàn đầy cảm hứng lãng mạn

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm, vẻ đẹp hiện ngang, dũng mãnh, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ

* Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại

- Phân tích được vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ

II- Chuẩn bị:

1- GV: Bài hát, hình ảnh, tư liệu lịch sử liên quan đến lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2- HS: Soạn bài, tìm hiểu một số bài hát về người lính

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2017
Ngày giảng: /10/2017 
Tiết 47,48 .Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 Phạm Tiến Duật
I- Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ.
- Giáo dục tinh thần hiên ngang, dũng cảm, ý chí trước khó khăn.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
*- Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Đặc điểm thơ của Phạm Tiến Duật qua một số sáng tác cụ thể: giầu chất hiện thực và chàn đầy cảm hứng lãng mạn
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm, vẻ đẹp hiện ngang, dũng mãnh, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ
* Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại
- Phân tích được vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ
II- Chuẩn bị:
1- GV: Bài hát, hình ảnh, tư liệu lịch sử liên quan đến lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
2- HS: Soạn bài, tìm hiểu một số bài hát về người lính
III- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phân tích, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm
III- Tổ chức giờ dạy:
1- Tổ chức: 1’
2- Kiểm tra: 10p
 Đề bài: Cho biết ý nghĩa của bt “Đồng chí” của Chính Hữu? Nêu cảm nhận của em về ba câu thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Đáp án: 
- Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ cao đẹp trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp gian khổ (4,0đ)
- Tình đồng chí đã xua tan mọi khắc nghiệt của không gian, thời gian và hiểm nguy.H/a “Đầu súng trăng treo” là sự kết hợp giữa hiện thực và lóng mạn ; người chiến sĩ và người nghệ sĩ ®Tạo chất thộp , chất trữ tình - biểu tượng đẹp của thơ ca kháng chiến (6,0đ)
3- Bài mới:
Hoạt động của HS và GV
Tg
Nội dung cơ bản
HĐ1: Khởi động
* Cách tiến hành:
- GV: Cho HS nghe và xem video bài hát "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây". (Tích hợp môn âm nhạc).
H: Bài hát gợi cho em điều gì?
GV: Khái quát -> Liên hệ với bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính”
HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Mục tiêu: Đọc to, rõ ràng, nêu được những nét cơ bản về tác giả , tác phẩm, giải thích được một số từ khó
- Cách tiến hành: 
G/v: Đọc to, rừ ràng truyền cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện giọng điệu ngang tàng ® thể hiện sự hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm của anh lính lái xe trường sơn.
G/v: Đọc 1 đoạn.
H/s: Đọc nối tiếp.
- G/v: Nhận xét đánh giá
GV đưa h/a tg,tp S2
Hỏi: Dựa vào chú thích* sgk Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật và Nêu xuất xứ của văn bản?
 HS HĐN nhỏ 1p, 1nhóm báo cáo, nx
 G/v: nhấn mạnh: thơ ông thường viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ với giọng điệu trẻ trung sôi nổi, tinh nghịch và sâu sắc
GV giới thiệu thêm: Bài thơ nằm trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ 1969
H: TP ra đời vào năm nào? Căn cứ vào năm bài thơ được sáng tác, em hãy nêu những hiểu biết của em về lịch sử đất nước giai đoạn này? (Tích hợp môn lịch sử)
- HS: Thực hiện cá nhân
- GV: cung cấp thông tin cơ bản về lịch sử đất nước giai thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Hỏi: Bài thơ thuộc thể thơ nào?
Hs: Tự do
Hỏi: Em hiểu Bếp Hoàng Cầm? từ ‘‘tiểu đội’’ nghĩa là gì ?
H/s trả lời – G/v chốt. S3
* HĐ 3: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận nét độc đáo về những chiếc xe không kính và h/a người lính lái xe.
- Cách tiến hành
Hs HĐN Lớn (3p)
H*: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là độc đáo?
H/s: TL
Gv chốt: S4
Hỏi: Ngoài h/a chiếc xe ,em thấy bài thơ nổi bật lên hình ảnh nào nữa ?
HS: Hình ảnh: 
+ Những chiếc xe không kính
+ Những chiến sĩ lái xe.
G/v: Chúng ta lần lượt đi tìm hiểu hai hình ảnh nổi bật trong bài thơ.
GV chiếu S5
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả h/a những chiếc xe?
H/s trả lời 
GV ghi bảng động: Xe không: kính, đèn, mui.
Hỏi: lí do nào khiến chiếc xe như vậy?
HS: vì bom giật, bom rung.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật , giọng điệu của tg khi viết về những chiếc xe? Tác dụng của cách dùng đó?
H/s: Tl
GV chốt ->
Xưa nay hình ảnh những chiếc xe đi vào thơ ca thường được mĩ lệ hoá hoặc mang tính chất tượng trưng ước lệ , hình ảnh chiếc xe trong bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây
"Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ"
® Một chiếc xe hoàn thiện có kính chắn mưa gió, có cần gạt nước trên kính khi trời mưa.
- Còn chiếc xe ở đây, không có kính, không đèn, không mui - trần trụi có thực bởi chiến tranh bắn phá nó - Vậy mà đi vào thơ ca của Phạm Tiến Duật - rất gần với câu tinh nghịch khác lạ khác người 
H: Qua hinh ảnh những chiếc xe đó nói lên tình hình chiến sự của đất nước lúc bấy giờ như thế nào (Tích hợp lịch sử)
- HS: Thực hiện cá nhân
- GV: cung cấp kiến thức qua hình ảnh lịch sử
Hỏi: từ h/a những chiếc xe em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh và hậu quả của chiến tranh?
HS TL
GV chốt
G/v tích hợp môi trường: Sự tàn phá của chiến tranh là vô cùng khốc liệt, không chỉ tốn kém về tiền của, đẩy nhân loại vào vòng lầm than chết chóc, thương tật mà còn ảnh hướng lớn đến môi trường sống của chúng ta môi trường đất, không khí bị ô nhiễm, cây cối bị tàn phá.......
G/v: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường sơn. Thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp
Tiết 2
HĐ 1: Khởi động 
H: nhận xét gì về h/a những chiếc xe không kính? H/a những chiếc xe gắn liền với h/a nào?
HS TL- GV dẫn vào bài.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu vb.
- Mục tiêu: Cảm nhận được những phẩm chất của những người lính lái xe.
- Cách tiến hành.
H: Những chiến sĩ lái xe được tác giả đề cập đến trên những phương diện nào? 
HSHĐCN: Trả lời.
 T thế; tinh thần, thái độ; tình đồng chí, đồng đội và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
H: Ngồi trên những chiếc xe không kính là những ngừời chiến sĩ lái xe, họ có tư thế như thế nào? 
HSHĐCN: Trả lời.
GV: Ghi chi tiết
 "Ung dung buồng lái ta ngồi 
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
H: Em hiểu thế nào là ung dung ? 
HSHĐCN: Trả lời.
- Ung dung: dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, khụng hề lo lắng hay bận rộn. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thì tư thế này là sự hiên ngang thể hiện lòng dũng cảm.
H*: Cái nhìn của họ có gì đặc biệt? Tại sao lại "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" em hiểu ý nghĩa câu thơ này ntn?
HSHĐCN: Trả lời.
- Do không có kính chắn gió nên người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài: nhìn đất, nhìn trời. Nhìn thẳng: cái nhìn tự tin, không hề né tránh, dám nhìn vào gian khổ, vào hi sinh.
H: T/g đã s/d NT gì?
HSHĐCN: Trả lời.
- NT: Từ láy, đảo ngữ, điệp từ
H: Khi lái những chiếc xe không kính các chiến sĩ đã nhìn thấy gì ? 
HSHĐCN: Trả lời.
GV: ghi chi tiết
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đờng chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim, Như sa, như ùa vào buồng lái
H: Em hiểu thế nào là như sa, như ùa vào buồng lái? Đoạn thơ diễn tả cảm giác gì của ngời chiến sĩ lái xe?
HSHĐCN: Trả lời.
- Câu thơ diễn tả những cảm giác khi ngồi sau tay lái của những chiếc xe không kính. Đó là cảm giác tất cả từ bụi, từ gió, rồi sao trời, cánh chim ... như sa như ùa vào buồng lái. Cái cảm giác mạnh và đột ngột. Câu thơ không chỉ nói nên hiện thực gian khổ mà còn có chút thú vị của người lính: nhờ những chiếc xe không kính mà các chiến sĩ như được giao hoà, giao cảm với thiên nhiên -> chất hiện thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn.
H: Nhận xét NT miêu tả trong những câu thơ trên? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tư thế của những chiến sĩ lái xe ?
HSHĐCN: Trả lời.
GV chốt
HS: Chú ý khổ thơ 3,4 
HSHĐCN: Trả lời.
H: Người lính đã gặp phải những gian khổ gì khi lái những chiếc xe không kính? 
GV: Ghi chi tiết
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng nhưng người già
- Không có kính ừ thì ớt áo
Mưa tuôn, mưa xối nh ngoài trời"
- Bụi và mưa; Trong những ngày nắng đờng T.Sơn ngập trong bụi "Bụi T.Sơn nhòa trong trời lửa" (Nguyễn Đình Thi)
H: Thế nhưng những người lính lái xe chấp nhận hiện thực đó với thái độ ntn ? Tìm hình ảnh thơ diễn tả điều đó ?
HSHĐCN: Trả lời.
.. ừ thì có bụi/ chả cần rửaha ha
 ừ thì ớt áo/ cha cần thay  thôi
- Nụ cười, thái độ bất cần, không quan tâm, chấp nhận thực tế gian khổ ở chiến trờng 1 cách bình thản.
H: N/x về NT và giọng điệu những câu thơ nh trên? Qua đó em hình dung tinh thần, thái độ của họ ntn trước những khó khăn, gian khổ?
HSHĐCN: Trả lời.
Gv chốt
GV bình: Với cách lặp cấu trúc, h/ảnh gợi tả -> thái độ của ngời chiến sĩ: dù bụi phun tóc trắng, mặt lấm lem, ma tuôn xối như ngoài trời nhưng người chiến sĩ vẫn chấp nhận thử thách như một tất yếu, bình thản, vô tư, dường như những gian khổ nguy hiểm của chiến tranh không mảy may làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Họ xem đó là một dịp thử thách sức mạnh ý chí của mình.
HS: Đọc thầm khổ 5, 6 
H: Tình đồng chí đồng đội của họ đợc thể hiện rõ nhất qua những hình ảnh nào ?
HSHĐCN: Trả lời.
GV: ghi chi tiết
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội.
 Gặp bạn bè suốt dọc đờng đi tới
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
H: Em hiểu gì về mối quan hệ của họ qua những từ ngữ "bạn bè, bắt tay qua cửa kính, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"?
HSHĐCN: Trả lời.
- Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, cùng chịu đựng nguy hiểm, khó khăn, đoàn kết, tâm hồn cởi mở thân thiện
H: Điệp ngữ “ lại đi, lại đi” cho em biết mục đích chính của các chiến sĩ lái xe là gì?
HSHĐCN? Qua đó em thấy nét đẹp nào trong tình đồng đội của họ?
HSHĐCN: Trả lời.
GV chốt
H: Theo dõi khổ thơ cuối có sự đối lập giữa cái không và cái có. Hãy cho biết sự đối lập này?
HSHĐCN: Trả lời.
GV: ghi chi tiết
 "Không có kính
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trớc
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
+ Không: của xe.
+ Có: của con ngời - trái tim.
H: Em hiểu như thế nào về hình ảnh "một trái tim" trong câu kết? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Khổ thơ cuối giúp em hiểu thêm điều gì về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ lái xe?
HS: HĐ nhóm- 3’ (KT động não)- Báo cáo KQ'
GV: NX, KL
- NT: Kêt cấu đối lập, hình ảnh hoán dụ
GV: Sự đối lập giữa hai phơng diện vật chất và tinh thần. Chiếc xe dù có bị hư hỏng vẫn băng ra chiến trờng. Bởi vì trong xe có những con người mang trái tim yêu thương và căm giận, trái tim sục sôi chiến đấu. Trái tim lí tưởng chính là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc.
 Câu thơ vang lên nh một lời thề, gian khổ của cuộc chiến đấu không ngăn đợc ý chí quyết tâm của người lính vì miền Nam ruột thịt. Họ có lý tưởng sống cao đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn, mang tầm vóc thời đại. Họ chính là đại diện của một dân tộc kiên cường, bất khuất.	
GV: HD HS xây dựng sơ đồ tư duy
H* : qua việc pt em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản? 
HSHĐCN: Trả lời.
GV: khái quát theo chuẩn kiến thức: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe trường sơn, dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng.
HĐ3: Hướng dẫn rút ra ghi nhớ
 Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản.
 Cách tiến hành
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu bài thơ?
HSHĐCN: Trả lời.
GV: Chốt theo ghi nhớ
H: Qua các NT kể trên tác giả muốn gửi tới người đọc nội dung gì? 
HSHĐCN: Trả lời.
GV: chốt.
 Ca ngợi những người chiến sĩ lái xe, hiên ngang dũng cảm tất cả vì giải phóng miền Nam
H/s: Đọc ghi nhớ.
H*: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ như thế nào?
HSHĐCN: Trả lời.
GV bổ sung: Thế hệ trẻ VN thời đánh Mĩ, là một thế hệ thanh niên anh hùng, sống đẹp, họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ trước vận mệnh đất nước, trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới niềm tin.
HĐ4: HDHS Luyện tập
* Mục tiêu: Thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận được cảm giác của người lính khi ngồi trong xe qua khổ thơ T2
* Cách tiến hành:
- GV: HD	
- HS: Thực hiện ở nhà.
3
8
20
5
30
5
2
I. Đọc và thảo luận chú thích
* Tác giả: SGK/t132
* Văn bản: SGK/t132
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh những chiếc xe.
Với nghệ thuật miêu tả, điệp ngữ, liệt kê, lời thơ mang tính khẩu ngữ tg đã khắc họa đoàn xe trần trụi, biến dạng
Gợi sự tàn phá khốc liệt của hiện thực chiến tranh.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trường sơn
a. Tư thế 
- Với NT tả thực, từ láy, đảo ngữ, điệp từ, nhân hoá cho thấy tư thế chủ động, ung dung, hiên ngang, trong bom đạn vẫn ngẩng cao đầu, hoà mình cùng thiên nhiên, vũ trụ của những chiến sĩ lái xe. 
b. Tinh thần, thái độ
- NT điệp từ, lặp cấu trúc câu, ngôn ngữ đời thường, giọng điệu thản nhiên, ngang tàng thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, coi thường hiểm nguy, gian khổ; tinh thần dũng cảm, sẵn sàng vựợt qua thử thách; nét hồn nhiên, sôi nổi, vẻ lạc quan, yêu đời đậm chất lính.
c. Tình đồng chí, đồng đội 
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, thân mật, keo sơn, cảm động yêu thương như trong một gia đình.
d. Ý chí chiến đấu
- Với kết cấu đối lập, hình ảnh hoán dụ thể hiện quyết tâm cao độ, niềm tin sắt đá, ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu
III. Ghi nhớ. ( sgk 133)
- ND
- NT
IV- Luyện tập
4- Củng cố 4’
H: So sánh h/ả người lính trong bài thơ này với bài thơ “đồng chí”?(Giống và khác nhau)
- HS: Thực hiện cá nhân
- GV: + G: nét dẹp chung của người lính cụ Hồ
 + K: ở bài “ĐC” những người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành chất phác. ở bài này t/g’ mtả những c/ sĩ trẻ hồn nhiên hóm hỉnh, tươi tắn trẻ trung
- HS: Đọc
- GV: Khái quát
5- HDHT 2’ : - Đọc thuộc lòng bài thơ
 - Nắm được nội dung nghệ thuật của bài thơ
 - Chuẩn bị: “ Tổng kết từ vựng” theo nội dung câu hỏi trong SGK
__________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Bai tho ve tieu doi xe khong kinh_12169757.doc