Giáo án môn Ngữ văn - Ôn tập lý thuyết tiếng Việt học kỳ I

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác :

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn - Ôn tập lý thuyết tiếng Việt học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lý thuyết tiếng Việt học kỳ I
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác :
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Ví dụ: "thú" có nghĩa rộng hơn so với voi, hươu,...
Ví dụ: cá thu, cá tra, cá trê, cá chép,... có nghĩa hẹp hơn so với "cá".
Ví dụ: "sò" có nghĩa hẹp hơn so với hải sản nhưng có nghĩa rộng hơn so với "sò lông".
Trường từ vựng
Ghi nhớ
 Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Lưu ý
 a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
 b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 d) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,...)
Ví dụ: tàu, xe, thuyền,... có cùng trường từ vựng về "phương tiện giao thông".
Ví dụ: Trường từ vựng "mắt" có những trường từ vựng nhỏ sau đây :
 - Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi,...
 - Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa,...
 - Cảm giác của mắt : chói, quáng, hoa, cộm,...
 - Bệnh về mắt : quáng gà, thong manh, cận thị, viễn thị,...
 - Hoạt động của mắt : nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm,...
Ví dụ: Trường từ vựng "mắt" có những từ loại sau đây :
 - Danh từ : lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi,...
 - Tính từ : đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa,...
 - Động từ : nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm,...
Ví dụ: "ngọt" thuộc các trường từ vựng:
 - Trường mùi vị (cùng trường với cay, đắng, chát, thơm,...)
 - Trường âm thanh (cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai,...)
 - Trường thời tiết (trong rét ngọt, cùng trường với hanh, ẩm, giá,...)
Ví dụ:
"Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa :
 - Mừng à ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !
Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí :
 - À không ! À không ! không giết cậu Vàng đâu nhỉ !... Cậu Vàng của ông ngoan lắm ! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi..."
(Nam Cao, Lão Hạc)
 Trong đoạn văn này, tác giả đã chuyển các từ (in đậm) từ trường từ vựng "người" sang trường từ vựng "thú vật" để nhân hóa.
Từ tượng hình, 
từ tượng thanh
Đặc điểm
 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
 - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Công dụng
 Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Ví dụ: lom khom, liêu xiêu, rón rén,
Ví dụ: hu hu, ư ử, ào ào,
Từ ngữ địa phương và 
biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương
 Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Từ toàn dân
 Từ toàn dân là những từ ngữ được phổ biến chung cả nước.
Biệt ngữ xã hội
 Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong tầng lớp xã hội nhất định
Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
 - Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
 - Lạm dụng sẽ gây khó hiểu, hiểu lầm.
 - Tô đậm màu sắc địa phương
Ví dụ: má, biểu, heo,...
Ví dụ: mẹ, bảo, lợn,...
Ví dụ 1: Tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh, thần,...
Ví dụ 2: Tầng lớp học sinh: ngỗng (điểm 2), gậy (điểm 1),...
Trợ từ, thán từ
Trợ từ
 - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
 - Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,...
Thán từ
 - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
 - Thán từ gồm hai loại chính :
 + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
 + Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ,...
Ví dụ 1: Trời ơi! Chính anh ta đã làm điều đó ư?
Ví dụ 2: Nó làm được mỗi một bài tập.
Ví dụ 3: Lan sáng tác những ba bài thơ.
Ví dụ 1: Trời ơi! Chính anh ta đã làm điều đó ư?
Ví dụ 2: Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi !
Ví dụ 3: Chao ôi, bức tranh thật đẹp !
Tình thái từ
1. Chức năng của tình thái từ
 - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
 - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau :
 + Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...
 + Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với,...
 + Tình thái từ cảm thán : thay, sao,...
 + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà,...
Sử dụng tình thái từ
 Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...).
Ví dụ: Cháu chào cô ạ!
Ví dụ: Anh đọc xong cuốn sách này rồi à ?
Ví dụ: Anh cho em đi cùng với !
Ví dụ: Tội nghiệp thay con bé !
Ví dụ: Con nghe thấy rồi ạ !
Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ 1: "Giàu nứt đố đổ vách" phóng đại mức độ giàu có.
Ví dụ 2: "Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi" Nhấn mạnh tính cách đối lập với hiền là khó khăn. Phóng đại sự thật.
Nói giảm 
nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
- "Áo bào" là áo vua ban cho những người làm nên công trạng. Ở đây, điều kiện thiếu thốn đủ bề, người lính ra đi trong manh chiếu rách nhàu bọc lấy thân rồi vùi xuống đất. Nhưng qua câu thơ của Quang Dũng, manh chiếu rách ấy đã trở thành áo bào. Bởi vậy, cuộc tiễn đưa trở nên bi tráng.
- Sự ra đi của người lính được Quang Dũng dùng nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất” làm dịu đi cái đau thương nhưng không tránh cho người đọc khỏi ngậm ngùi. “Anh về đất” là về với đất mẹ. Đất mẹ giang rộng vòng tay đón các anh trở về sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt sự hi sinh ấy không chỉ làm cảm động đến con người mà còn làm cảm động đến cả thiên nhiên Tây Bắc. Con sông Mã xuất hiện ở đầu bài thơ trong nỗi nhớ chơi vơi của nhà thơ thì ở đoạn thơ này sông Mã lại xuất hiện trong tiếng gầm dữ dội. Đó là “khúc độc hành” của thiên nhiên đang tấu lên khúc nhạc thiêng liêng, trầm hùng đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
Câu ghép
1. Đặc điểm của câu ghép
 - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Cách nối các vế câu
Có hai cách nối các vế câu :
 - Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể :
 + Nối bằng một quan hệ từ ;
 + Nối bằng một cặp quan hệ từ ;
 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
 - Không dùng từ nối : Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
 - Quan hệ nguyên nhân : vì, do, tại ... (cho) nên, mà...
 - Quan hệ điều kiện (giả thiết) : nếu, hễ, giá ... thì ...
 - Quan hệ đồng thời : và, còn ...
 - Quan hệ tiếp nối : rồi, và ...
 - Quan hệ tương phản : nhưng, mà ...
 - Quan hệ lựa chọn : hay, hoặc ...
 - Quan hệ bổ sung : và
 - Quan hệ tăng tiến : chẳng những ... mà còn ; càng ... càng ...
 - Quan hệ giải thích : bởi vì, vì ...
Ví dụ: Mây đen kéo đến phủ kín bầu trời, gió giật từng cơn.
Ví dụ: Vì trời mưa to nên con đường ngập nước.
Ví dụ: Nếu tôi đạt kết quả tốt ở học kì I thì bố mẹ tôi sẽ rất vui.
Ví dụ: Nó vừa đi, nó vừa hát.
Ví dụ: Chiếc xe dừng lại, hành khách bước xuống xe.
Ví dụ: Tuy lão Hạc sống cực khổ nhưng lão vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.
Ví dụ: Bạn hát hay tôi hát?
Ví dụ: Trời quang mây, trăng trong và lạnh.
Ví dụ: Nó càng nói tôi càng giận.
Dấu ngoặc đơn
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Ví dụ: Huy (đứa bạn cùng lớp) đến nhà, rủ tôi đi chơi.
Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng để :
 - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó ;
 - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ: Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước.
Ví dụ 1: Lê-nin đã từng nói : "Học, học nữa, học mãi".
Ví dụ 2: "Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :
 - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng :
 - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang..." 
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để :
 - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ;
 - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai ;
 - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn.
Ví dụ: Lê-nin đã từng nói : "Học, học nữa, học mãi".
Ví dụ: "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người."
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
=> Dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Mỉa mai bằng việc dùng lai chính những từ mà Pháp dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: "khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu" (cũng có thể xem các từ ngữ “văn minh”, “khai hoá” là lời dẫn trực tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap.doc