Giáo án môn Ngữ văn - Tiết 25 đến tiết 28

MỤC TIÊU

 - Chỉ ra được những chi tiết cho thấy sự thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh. Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được truyện.

- Phát hiện và chữa lỗi dùng từ không đúng.

- Biết cách diễn đạt miệng về một câu chuyện đời thường.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động nhóm:

Quan sát bốn bức ảnh và trả lời cõu hỏi trong sỏch?

GV: Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện Trạng, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn - Tiết 25 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/10/2015
Tuần 7 
 Bài 7: em bé thông minh
 ( Từ tiết 25 đến tiết 28 )
Mục tiêU
 - Chỉ ra được những chi tiết cho thấy sự thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh. Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện ‘Em bé thông minh’ và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được truyện.
- Phát hiện và chữa lỗi dùng từ không đúng.
- Biết cách diễn đạt miệng về một câu chuyện đời thường.
A. HOạT ĐộNG KHởI ĐộNG
Hoạt động nhóm:
Quan sát bốn bức ảnh và trả lời cõu hỏi trong sỏch? 
GV : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối ‘xâu chuỗi’, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện ‘Trạng’, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
B. HOạT ĐộNG HìNH THàNH KIếN THứC
1. Đọc văn bản : Em bé thông minh. 
Hướng dẫn đọc- tìm hiểu từ ngữ khó hiểu, bố cục của truyện.
1. Đọc
Giọng đọc, kể vui, hóm hỉnh lưu ý đoạn đối thoại...
2. Giải thích từ khó.
- Dinh thự : Nhà cao, cửa rộng (lâu đài) nơi ở quan lại, quí tộc.
- Hoàng cung : Nhà ở của gia đình vua.
- Đại thần : Quan lớn.
- Vô hiệu : Không có tác dụng, kết quả.
- Kiến càng : Kiến có càng to lớn khác thường, kiến chúa.
3. Bố cục
a. Mở truyện : Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm hiền tài giúp nước.
b. Thân truyện.
- Em bé giải câu đố của quan.
- Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất, thứ 2.
- Em bé giải câu đó của sứ giả nước ngoài.
* Kết truyện.
- Em bé trở thành Trạng Nguyên.
2. Tìm hiểu vă bản:
HĐ cặp đôi: 
a. Chi tiết thể hiện cách ứng xử thông minh của em bé:
*. Câu đố một và lời giải
- Đây là câu đố khó à vì ngay lập tức không thể trả lời chính xác một điều không ai để ý à cha em không trả lời được.
- Câu trả lời của em bé nhạy bén, thông minh bất ngờ ở chỗ, em không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà ra một câu đố khác cũng theo lối hỏi của tên quan. Tên quan từ chỗ đắc ý...
à Không ngờ bị em bé phản công lại bằng câu hỏi như thế à Em đã dùng ‘gậy ông đập lưng ông ...--> chứng tỏ bản lĩnh nhanh, nhạy cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn, quyền lực.
*. Câu đố và lời giải 2
- Câu hỏi khó à một tình huống rắc rối : 3 thúng gạo nếp + 3 con trâu đực.
à 1 năm phải đẻ được 9 con nghé.
à Nếu không hoàn thành cả làng phải chịu tội.
- Em bé nhận ngay ra mẹo của vua láu cá à nghĩ ngay được cách đối phó.
- Câu đố không thể giải theo cách thông thường à phản đề à cần nhiều sáng tạo à Tuy nhiên em có trước cả một năm để tìm câu trả lời : câu hỏi đã dồn vua vào thế bí.
- Thú vị, hấp dẫn bởi những tình tiết. Em giả vờ khóc à Vua hỏi à Trả lời một cách ngây ngô, ngớ ngẩn, buộc vua phải giải thích. Chính cậu giải thích của vua đã tạo cái cố để em bé hỏi vua đưa vua vào bẫy à Khẳng định việc làm đúng đắn của mình à Làm cho vua chỉ còn biết cười mà thán phục.
Lời lẽ của em bé thì đĩnh đạc, lễ phép, đúng mực.
*. Câu đố 3 và lời giải
- Câu đố này hay, bất ngờ, lí thú ở chỗ : nó được đưa ra vào lúc 2 cha con đang ăn cơm, phải trả lời ngay. Em bé trả lời vua bằng một câu hỏi khác như một lời thách thức nhà vua
à Vua cũng thừa hiểu cách giải thông minh của em bé, càng củng cố niềm tin của mình à ban thưởng rất hậu.
*. Câu đố 4 và lời giải
- Khác về ý nghĩa chính trị, ngoại giao của nó. Giải được thì tự hào. Không giải được thì nhục nhã, xấu hổ, sĩ diện quốc gia bị tổn thương nghiêm trọng.
- Câu đó oái oăm, cả triều đình không ai giải được à tài năng của em được đề cao.
- Với em bé câu đố này quá dễ dàng. Giống như một trò chơi, vừa chơi vừa đọc, vừa hát lên bài đồng dao lục bát hồn nhiên, nhí nhảnh, trẻ thơ.
- Cứ làm theo lời bài đồng dao ấy, thì sẽ xâu được sợi chỉ qua vỏ con ốc vòng vèo, ngoằn ngoèo.
b) HS khoanh ý D:
HĐ cá nhân: 
c)
Tình huống
Cách trả lời
(1) Câu đố của viên quan
Hỏi vặn lại bầng 1 câu đố tương tự
(2) Câu đố của vua (lần 1)
Để vuatự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đố
(2) Câu đố của vua (lần 2)
Trả lời vua một câu hỏi khác như một lời thách thức nhà vua. (cũng bằng cách đố lại)
(4) Câu đố của nước láng giềng
Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.Hát lên bài đồng dao lục bất hồn nhiên.
 d) HS thực hiện
 e) HS khoanh ý D:
HĐ chung cả lớp: 
g) * Về ý nghĩa
- Cần đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm đời sống.
- Có tính hài hước, dí dỏm
- Cần có bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo trong mọi tình huống.
* Về cách đọc truyện cổ tích:
- ...
- Giọng đọc, kể vui, hóm hỉnh ...
3. Chữa lỗi dùng từ ( dùng từ không đúng nghĩa)
HĐ chung cả lớp:
Từ sai: Từ đúng:
- an lạc - lỗi lạc
- tưng tửng - tưng hửng
- thỉnh kinh - trẩy kinh
- cổng quán - công quán
4. Kể lại truyện Em bé thông minh theo gợi ý
HĐ chung cả lớp:
Gv hướng dẫn HS kể – nhận xét bổ sung.
biểu thị.( HS đỏnh dấu vào ụ 1)
C. HOạT ĐộNG Luyện tập
HĐ cá nhân:
Bài 1:
(a) HS làm vào phiếu học tập
(b) 
Em bé thông minh
Lương Thế Vinh
Giống
Cả hai đều là những em bé đầy bản bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên, vẫn rất trẻ thơ.
Khác
Trí tuệ của Em bé thông minh rõ ràng là trí tuệ dân gian, nhân cách người lao động Việt Nam đã được kết tinh trong hình tượng cậu bé thông minh.
Trí tuệ của Lương Thế Vinh là sự thông minh của một thần đồng bộc lộ từ thời nhỏ.
(c) HS thực hiện
Bài 2:
Hoạt động nhóm
a) - thông thạo
 - Thông thái
 - Thông minh
b) Gạch chân dưới các từ kết hợp đúng
- Tương lai sáng lạn
- Bản tuyên ngôn
- Bôn ba hải ngoại
- Nói năng tùy tiện
Bài 3:
HĐ chung cả lớp:
HS thực hiện 
D. HOạT ĐộNG vận dụng
HS thực hiện ở nhà.
E. HOạT ĐộNG tìm tòi mở rộng
HS thực hiện ở nhà.
* Hướng dẫn về nhà.
- Đọc thờm Cây bút thàn.
- Chuẩn bị bài 8: Danh từ.
 Ngày: / /2015
 Kớ duyệt của BGH
 Lê Thị Mai	
Ngày soạn: 5/10/2015
Tuần 8 
 Bài 8: DANH Từ
 ( Từ tiết 29 đến tiết 32 )
Mục tiêU
- Nhận diện được Danh từ.
- Xác định được khái niệm ngôi kể, chỉ ra vai trò của ngôi kể và biết lựa chọn nhôi kể trong văn tự sự.
A. HOạT ĐộNG KHởI ĐộNG
Hoạt động nhóm:
Trò chơi : Kẻ giấu mặt.
B. HOạT ĐộNG HìNH THàNH KIếN THứC
1. Tìm hiểu về Danh từ:
I. Đặc điểm của danh từ.
1- Danh từ.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật nói chung..
- Từ ‘ba’ là chỉ từ chỉ số lượng đứng trước.
- Từ ‘ấy’ là chỉ từ đứng sau.
* Đặc điểm của danh từ.
* Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
* Khả năng kết hợp :
- Từ chỉ số lượng đứng trước.
- Các từ này, ấy, đó,... và một số từ ngữ khác đằng sau.
VD1 : Học sinh 
- Học sinh chăm học
- Em là học sinh lớp 6A.
VD2 : Thầy giáo.
- Thầy giáo đang giảng bải
- Bố em là thầy giáo.
* Chức vụ trong câu :
- Chức vụ điển hình là làm chủ ngữ.
- Khi làm VN cần có từ là đứng trước.
II. Phân loại danh từ.
- Các từ : con, viên, thúng, tạ à là những từ chỉ loại đơn vị.
- Các từ : trâu, quan, gạo, thóc đứng sau chỉ người, vật, sự vật.
* Danh từ được chia thành 2 loại lớn đó là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
a. Danh từ chỉ đơn vị.
- Thay con bằng chú, bác
- Thay viên bằng ông, tên
à đơn vị tính đến đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.
- Thay thúng bằng rá, rổ, đấu
- Thay tạ bằng tấn, cân
à Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi vì đó là những chỉ số đo, số đếm.
* Có thể nói : Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.
* Không thể nói : sáu tạ gạo rất nặng vì tạ à chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm từ nặng, nhẹ à thừa
* Tóm lại :
- Danh từ đơn vị : nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
- Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm lớn.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị qui ước, gồm
	- Danh từ chỉ đơn vị chính xác
	- Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
b. Danh từ chỉ sự vật : 
Nêu tên từng loại, hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
* Chú ý : (SGK- trang 74)
2. Tìm hiểu về ngôi kể trong văn tự sự
HĐ chung cả lớp:
a) HS đọc 2 đoạn văn (SGK – trang 75)
 (1) Đoạn 1: A Đoạn 2: B
 (2)
Đoạn 1:Ngôi kể thứ 3.
- Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.
- Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
 Đoạn2: Ngôi kể thứ nhất.
- Đây là cách chọn ngôi kể thứ nhất.
Dế mèn tự xưng là ‘Tôi’ – nhưng ‘tôi’ không phải là tác giả Tô Hoài.
- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...
- Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.
b) HS điền vào ô trống
HĐ cá nhân:
- ... vị trí giao tiếp ...
- ... Ngôi kể thứ nhất...
- ... Ngôi kể thứ ba ...
- ... tác giả ...
c) HS thực hiện.
HĐ nhóm:
C. HOạT ĐộNG Luyện tập
HĐ cặp đôi:
Bài 1: Liệt kê các loại từ
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài, viên, người, em.
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quả, quyển, pho, tờ...
HĐ cá nhân :
Bài 2: Thay ngôi kể từ thứ 1 sang ngôi thứ 3 ?
Làm thế nào để thay thế ? Sau khi thay, nhận xét so sánh hai đoạn văn cũ, mới.
- Định hướng. Thay các từ ‘Tôi’ bằng từ ‘Dế mèn’
- Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
HĐ chung cả lớp :
Bài 3: HS thực hiện.
D. HOạT ĐộNG vận dụng
HS thực hiện ở nhà.
E. HOạT ĐộNG tìm tòi mở rộng
HS thực hiện ở nhà.
* Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị bài 9: Thứ tự kể trong văn tự sự.
Ngày: / /2015
Kớ duyệt của BGH
 Lê Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sach_giao_khoa_moi.doc