Giáo án môn Số học 6 - Tiết 60: Nhân hai số nguyên khác dấu

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 Học sinh biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

 Học sinh hiểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.

* Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu trong tính toán.

* Thái độ: Kích thích lòng yêu thích học tập bộ môn toán của các em học sinh.

II/ TRỌNG TÂM:

Vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu vào việc giải bài tập.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: Bảng phụ (ghi sẵn đề bài tập củng cố và bài SGK)

 HS: - Ôn tập lại phép nhân hai số tự nhiên và các tính chất của phép nhân

- Đọc kĩ quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học 6 - Tiết 60: Nhân hai số nguyên khác dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 Tiết 60
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
Tuần 20
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
Học sinh biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
Học sinh hiểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.
* Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu trong tính toán.
* Thái độ: Kích thích lòng yêu thích học tập bộ môn toán của các em học sinh.
II/ TRỌNG TÂM:
Vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu vào việc giải bài tập.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ (ghi sẵn đề bài tập củng cố và bài ?
SGK)
HS: - Ôn tập lại phép nhân hai số tự nhiên và các tính chất của phép nhân
- Đọc kĩ quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6A1: 6A5:
2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1 (8đ) : Phát biểu quy tắc chuyển vế 
- Áp dụng: Tìm số nguyên x biết: x – 3 = -5.
Câu 2 (2đ): Tính 3. 4 = ? và (- 3) . 4 = ?
* Đáp án :
Câu 1 : Phát biểu quy tắc chuyển vế (SGK/86)
 x – 3 = -5
 	 x = - 5 + 3 
 	 x = - 2 
 Câu 2 : Tính 3. 4 = 12 và (- 3) . 4 = -12 
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Vào bài
Phép nhân hai số tự nhiên ta đã biết, còn phép nhân hai số nguyên có gì khác với phép nhân hai số tự nhiên không? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học mới “ Nhân hai số nguyên khác dấu”
* Hoạt động 2: Nhận xét mở đầu.
GV: Ta đã biết phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. 
Ví dụ: 3.3 = 3+3+3 = 9.
Tương tự ta có ?1
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, yêu cầu HS đọc đề.
Gợi ý: Em hãy nhắc lại qui tắc cộng hai số nguyên âm?
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện.
GV: Tương tự, các em hãy thực hiện ?2
Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: (-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) = 15
 2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12
GV: Viết tích (-5) . 3 dưới dạng tổng và áp dụng qui tắc cộng các số nguyên âm ta được tích là -15. 
GV: Em hãy tìm giá trị tuyệt đối của tích trên.
HS: ç-15 ç = 15
GV: Em hãy cho biết tích giá trị tuyệt đối của:
 ç-5 ç . ç3 ç= ?
HS: ç-5 ç. ç3 ç= 5 . 3 = 15
GV: Từ hai kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
HS: ç-15 ç= ç-5 ç. ç3ç (cùng bằng 15)
GV: Từ kết luận trên các em hãy thảo luận nhóm và trả lời ?3
HS: Thảo luận.
+ Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối của hai số nguyên khác dấu đã cho.
+ Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “-“ (luôn là một số âm)
* Hoạt động 3: Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
GV: Từ bài ?1, ?2, ?3 Em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
GV: Có thể gợi mở thêm để HS dễ rút ra qui tắc.
(-5) . 3 = -15 = - = - ( . )
HS: Phát biểu nội dung như SGK.
GV: Cho HS đọc qui tắc SGK.
* Củng cố: Gọi HS lên bảng làm ?4
GV: Trình bày: Phép nhân trong tập hợp N có tính chất a . 0 = 0 . a = 0. Tương tự trong tập hợp số nguyên cũng có tính chất này. Dẫn đến chú ý SGK.
HS: Đọc chú ý.
1. Nhận xét mở đầu:
?1
(- 3) . 4 = (- 3) + (- 3) + (- 3) + (- 3) 
= -12 
?2
(- 5) . 3 = (- 5) + (- 5) + (- 5) = -15 
2 . (- 6) = (- 6) + (- 6) = -12 
2. Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai GTTĐ của chúng rồi đặt dấu “-“ trươc kết quả nhận được.
Ví dụ: (SGK / 89)
?4
 a/ 5 . (- 14) = - 70
 b/ (- 25) . 12 = - 300
 *Chú ý:
 a . 0 = 0 . a = 0
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
- Nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Cho HS làm bài tập 73; 74; 75 / 89
BT 74:
125 . 4 = 500
a/ - 125 . 4 = - 500
b/ - 4 . 125 = - 500
c/ 4 . ( - 125 ) = - 500
BT 75:
a/ ( - 67 ) . 8 < 0
b/ 15 . ( - 3 ) < 15
c/ ( - 7 ) . 2 < -7 
BT 73 / 89:
a/ (- 5) . 6 = - 30 
b/ 9 . (- 3) = - 27 
c/ (- 10) . 11 = - 110
d/ 150 . (- 4) = - 600
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Làm bài tập 76,77/89 SGK.
Bài tập 112, 113, 114, 115, 117, 119/68, 69 SBT
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Đọc kĩ quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
Xem kĩ các ví dụ và các ?
trong SGK / 90; 91
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET60.doc