Giáo án môn Số học 6 - Tiết 62: Luyện tập

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 Học sinh biết nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu

 Học sinh hiểu được các xác địng dấu của tích nhiều thừa số.

* Kĩ năng: Vận dụng thành thạo hai qui nhân hai số nguyên vào giải bài tập.

* Thái độ: Giáo dục các em tính cẩn thận khi tính toán.

II/ TRỌNG TÂM:

Vận dụng thành thạo hai qui nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu vào giải bài tập.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng

 HS: + Học thuộc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.

 + Làm bài tập 80, 81, 82, 83/91, 92 SGK

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học 6 - Tiết 62: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62
LUYỆN TẬP
Tuần 
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
Học sinh biết nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
Học sinh hiểu được các xác địng dấu của tích nhiều thừa số.
* Kĩ năng: Vận dụng thành thạo hai qui nhân hai số nguyên vào giải bài tập.
* Thái độ: Giáo dục các em tính cẩn thận khi tính toán.
II/ TRỌNG TÂM:
Vận dụng thành thạo hai qui nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu vào giải bài tập.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: + Học thuộc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
 + Làm bài tập 80, 81, 82, 83/91, 92 SGK	
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6A1: 6A5:
2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1( 8 đ ) : Nêu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
Áp dụng: tính
a/ ( - 27 ) . 5 = ?
b/ ( - 15 ) . ( - 4 ) =?
Câu 2 ( 2 đ ) :Điền dấu thích hợp vào ô trống
 Dấu của a
Dấu của b
Dấu của
a . b
+
+
+
-
-
+
-
-
Đáp án:
 	Câu 1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu : ( SGK / 88 ; 90 )
Áp dụng: tính
a/ ( - 27 ) . 5 = - 135
b/ ( - 15 ) . ( - 4 ) = 60
Câu 2:Điền dấu thích hợp vào ô trống
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của
a . b
+
+
+
+
-
-
-
+
-
-
-
+
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Vào bài
Để khắc sâu lại phép nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. Tiết học này chúng ta cùng nhau luyện tập
* Hoạt động 1: Sửa bài tập cũ
Bài 84/92 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung như SGK.
- Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Gợi ý: 
+ Điền dấu của tích a.b vào cột 3 theo chú ý /91 SGK.
+ Từ cột 2 và cột 3 điền dấu vào cột tích của a . b2 
=> Củng cố kiến thức cách nhận biết dấu của tích.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Cho HS làm bài tập 83 / 93
Tính:
a/ ( - 25 ) . 8 = ?
b/ 18 . ( - 15 ) = ?
c/ ( - 1500 ) . ( - 100 ) =?
d/ ( - 13 ) 2 = ?
Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa
Bài 86/93 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
HS: Thực hiện.
GV: Gợi ý cách điền số ở cột 3, 4, 5, 6. Biết thừa số a hoặc b => tìm thừa số chưa biết, ta bỏ qua dấu “-“ của số âm, sau đó điền dấu thích hợp vào kết quả tìm được.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Kiểm tra, sửa sai, ghi điểm.
HS: Lên bảng thực hiện.
Bài 87/93 SGK.
GV: Ta có 32 = 9. Vậy còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó bằng 9 không? Vì sao?.
HS: Số đó là -3. Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Hỏi thêm: Có số nguyên nào mà bình phương của nó bằng 0, 35, 36, 49 không?
HS: Trả lời.
Hỏi: Vậy số nguyên như thế nào thì bình phương của nó cùng bằng một số?
HS: Hai số đối nhau.
GV: Em có nhận xét gì về bình phương của một số nguyên?
Bài 88/93 SGK
GV: Vì x Î Z, nên x có thể là số nguyên như thế nào?
HS: x có thể là số nguyên âm, số nguyên dương hoặc x = 0
GV: Nếu x < 0 thì (-5) . x như thế nào với 0? Vì sao?
1. Sửa bài tập cũ
Bài 84/92 SGK:
Dấu của
a
Dấu của
b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
2. Luyện tập
 Bài 83 /93
a/ ( - 25 ) . 8 = - 200
b/ 18 . ( - 15 ) = - 270
c/ ( - 1500 ) . ( - 100 ) = 150000
d/ ( - 13 ) 2 = 169
Bài 86/93 SGK
a
-15
13
- 4
9
- 1
b
6
- 3
-7
- 4
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Bài 87/93 SGK
Biết 32 = 9. Còn có số nguyên mà bình phương của nó bằng 9 là: - 3.
Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Bài 88/93 SGK
Nếu x 0
Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0
Nếu x = 0 thì (-5) . x = 0
Bài 89/93 SGK:
a) (-1356) . 7 = - 9492
b) 39 . (-152) = - 5928
c) (-1909) . (- 75) = 143175
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với bài học tiết này:
+ Ôn lại qui tắc nhân hai số nguyên.
+ Làm các bài tập 128, 129, 130, 131, 132/71 SBT.
Đối với bài học tiết học tiếp theo:
+ Ôn lại các tính chất của phép nhân 
+ Chuẩn bị bài mới “ Tính chất của phép nhân”
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET62.doc