Giáo án môn Số học 6 - Tiết 64: Luyện tập

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 Học sinh biết nhân hai số nguyên, cộng , trừ số nguyên.

 Học sinh hiểu cách xác định dấu của tích, tổng, hiệu các số nguyên

* Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của phép nhân vào giải bài tập.

* Thái độ: Giáo dục các em có thái độ cẩn thận trong tính toán.

II/ TRỌNG TÂM:

Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên, các tính chất của phép nhân vào giải bài tập.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi bài tập 99/96/SGK

 HS: - Học thuộc các tính chất của phép nhân

 - Chuẩn bị các bài tập 95; 96; 97; 98; 99 SGK / 95; 96

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học 6 - Tiết 64: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64
Tuần 21
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
Học sinh biết nhân hai số nguyên, cộng , trừ số nguyên.
Học sinh hiểu cách xác định dấu của tích, tổng, hiệu các số nguyên
* Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của phép nhân vào giải bài tập.
* Thái độ: Giáo dục các em có thái độ cẩn thận trong tính toán.
II/ TRỌNG TÂM:
Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên, các tính chất của phép nhân vào giải bài tập.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi bài tập 99/96/SGK
HS: - Học thuộc các tính chất của phép nhân
 - Chuẩn bị các bài tập 95; 96; 97; 98; 99 SGK / 95; 96
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6A1: 6A5:
2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1 (8đ) : Phép nhân có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát?
Áp dụng: tính nhanh (- 25) . 17 . (- 4) = ?
Câu 2 (2đ) : Có số nguyên nào mà lập phương của nó cũng bằng chính nó?
Đáp án:
Câu 1: Phép nhân có những tính chất :
1. Tính chất giao hoán: a . b = b . a
2. Tính chất kết hợp: (a.b) . c = a . (b.c)
3. Nhân với 1: a . 1 = 1 . a
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b+c) = a . b + a . c
Áp dụng: tính nhanh (- 25) . 17 . (- 4) = [ (- 25) . (- 4) ] . 17
	 = 100 . 17 = 1700
 Câu 2: Số 0 , số 1 và số – 1 lập phương của nó cũng bằng chính nó
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:Vào bài
Để khắc sâu lại kiến thức đã học vế phép nhân số nguyên, tiết học này chúng ta cùng nhau luyện tập.
* Hoạt động 2: Sửa bài tập cũ
Bài 96/95 SGK:
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu các bước thực hiện.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS các cách tính.
- Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, trừ.
- Hoặc: Tính các tích rồi cộng các kết qủa lại.
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm bài làm HS.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 97/95 SGK:
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
HS: a) Tích chứa một số chẵn các thừa số nguyên âm nên mang dấu “+” hay tích là số nguyên dương => lớn hơn 0.
b) Tích chứa một số lẻ các thừa số nguyên âm nên mang dấu “-“ hay tích là số nguyên âm.
=> nhỏ hơn 0.
Bài 98/96 SGK:
GV: Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?
- Gọi hai HS lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Thay giá trị của a, b vào biểu thức rồi tính.
GV: Nhắc lại kiến thức.
a) Tích của 3 thừa số nguyên âm mang dấu “-“.
b) Tích (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) của 5 thừa số nguyên âm mang dấu “-“
- Tích của 2 số nguyên khác dấu kết quả mang dấu “-“.
Bài 100/96 SGK:
GV: Yêu cầu HS tính giá trị của tích m . n2 và lên bảng điền vào trước chữ cái kết quả có đáp án đúng.
Bài 99/96 SGK:
GV: Cho HS lên bảng trình bày và nêu cách làm.
HS: Áp dụng tính chất:
a . (b - c) = a . b - a . c = > tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
GV: Yêu cầu HS thử lại biểu thức sau khi đã điền số vào ô trống
I / Sửa bài tập cũ
Bài 96/95 SGK:
a) 237 . (- 26) + 26 . 137
 = - 237 . 26 + 26 . 137
 = 26 . (- 237 + 137)
 = 26 . (-100)
 = - 2600
b) 63 . (- 25) + 25 . (- 23)
 = - 63 . 25 + 25 . (- 23)
 = 25 . (- 63 - 23)
 = 25 . (- 86)
 = - 2150
II / Luyện tập
Bài 97/95 SGK:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0
b) 13.(-24).(-15).(-8) . 4 < 0
Bài 98/96 SGK:
Tính giá trị của biểu thức:
a) (- 125) . (- 13) . (- a)
 Với a = 8
Ta có: (- 125) . (- 13) . (-8)
 = (- 125) . (- 8) . (- 13)
 = 1000 . (- 13)
 = - 13000
b) (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . b
 Với b = 20
Ta có: (-1).(-2).(-3).(-4).(-5) . 20
 = (- 120) . 20 = - 2400
Bài 100/96 SGK:
Đáp án: B
Bài 99/96 SGK:
- 7
-13
E
2 số đặc biệt
a) . (-13) + 8 . (- 13)
 = (- 7 + 8) . (- 13) = 
-14
E
2 số đặc biệt
-50
E
2 số đặc biệt
b) (- 5) . (- 4 - ) 
 = (-5).(-4) - (-5).(-14) = 
III / Bài học kinh nghiệm
Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là số nguyên dương.
Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là số nguyên âm.
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: (Trong bài mới) 
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
Ôn tập các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên
Ôn lại các tính chất của phép nhân trong Z.
Xem kĩ lại các bài tập đã giải.
Làm bài tập: 142, 143, 144, 145, 146, 149/72, 73 SBT.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Ôn tập bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
Chuẩn bị bài mới “ Bội và ước của một số nguyên”
Đọc kĩ các tính chất
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET64.doc