Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 29: Ước chung và bội chung

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 HS biết định nghĩa ước chung , bội chung của hai hay nhiều số tự nhiên,

 HS hiểu hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.

1.2. Kĩ năng:

 HS thực hiện được Xác định một số có hay không là ước hay bội của hai hay nhiều số tự nhiên.

 HS thực hiện thành thạo các bài tập liên quan.

1.3. Thái độ:

- Thái độ: Trình bày logic

- Thói quen: Cẩn thận, chính xác.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Định nghĩa ước chung, bội chung của hai hay nhiều số tự nhiên.

 Khái niệm giao của hai tập hợp.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Bảng phụ vẽ các hình 26 tr.52/SGK.

3.2. HS: Xem trước bài mới và trả lời các câu hỏi đã dặn.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 29: Ước chung và bội chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10, tiết 29
Ngày dạy: 
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 HS biết định nghĩa ước chung , bội chung của hai hay nhiều số tự nhiên, 
 HS hiểu hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.
Kĩ năng:
 HS thực hiện được Xác định một số có hay không là ước hay bội của hai hay nhiều số tự nhiên.
 HS thực hiện thành thạo các bài tập liên quan.
Thái độ: 
- Thái độ: Trình bày logic
- Thói quen: Cẩn thận, chính xác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Định nghĩa ước chung, bội chung của hai hay nhiều số tự nhiên. 
Khái niệm giao của hai tập hợp.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ vẽ các hình 26 tr.52/SGK.
HS: Xem trước bài mới và trả lời các câu hỏi đã dặn.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 
	6a2..	6a4
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
HS1:
Câu 1: Nêu cách tìm các ước của một số? (5đ)
Câu 2: Tìm Ư(12). (4đ) 
Câu 3: Ước chung của hai hay nhiều số là gì? (1đ)
 * Đáp án:
Câu 1: SGK/44
Câu 2: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Câu 3: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
HS2:
Câu 1: Nêu cách tìm các bội của một số? (5đ)
Câu 2: Tìm B(7) (4đ)
Câu 3: Bội chung của hai hay nhiều số là gì? (1đ)
* Đáp án:
Câu 1: SGK/44
Câu 2: B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42;}
Câu 3: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Họat động 1: (15 phút)ước chung
*Mục tiêu:
KT: HS biết định nghĩa ước chung của hai hay nhiều số tự nhiên.
KN: Xác định một số có hay không là ước của hai hay nhiều số tự nhiên
GV: Cho HS tìm Ư(8) và Ư(12)
GV: Hai tập hợp trên có những phần tử nào chung?
HS: 1, 2 và 4
GV: Giới thiệu ta gọi 1; 2 và 4 là các ước chung của 8 và 12. 
GV: Vậy ước chung của hai hay nhiều số là gì?
HS: Đề xuất định nghĩa.
GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa, giới thiệu ký hiệu tập hợp các ước chung của 8 và 12 
 ƯC(8, 12) = {1; 2; 4}. 
HS: Thực hiện ?1
GV giới thiệu tương tự ƯC( a, b, c).
Họat động 2: (10 phút) Bội chung:
*Mục tiêu:
KT: HS biết định nghĩa bội chung của hai hay nhiều số tự nhiên.
KN: Xác định một số có hay không là bội của hai hay nhiều số tự nhiên
GV: Cho HS tìm B(4) và B(6)
GV: Hai tập hợp trên có những phần tử nào chung?
HS: 0, 12, 24, 36, 48,
GV: Giới thiệu ta gọi 0, 12, 24, 36, 48,là các bội chung của 4 và 6. 
GV: Vậy bội chung của hai hay nhiều số là gì?
HS: Đề xuất định nghĩa.
GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa, giới thiệu ký hiệu tập hợp các bội chung của 4 và 6 
 BC(4;6) = { 0; 12; 24; . . .}
HS: Thực hiện ?2
GV: Giới thiệu BC(a, b, c).
Họat động 3: (10 phút) Chú ý
*Mục tiêu:
KT: HS hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.
KN: Biết tìm giao của hai tập hợp, sử dụng được ký hiệu giao của hai tập hợp.
HS: Quan sát ba tập hợp Ư(4), Ư(6), ƯC(4, 6)
GV: Tập hợp ƯC(4, 6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6)?
HS: Các phần tử 1 và 2
GV: Giới thiệu Tập hợp ƯC(4,6) gọi là giao của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).
GV: Vậy giao của hai tập hợp là gì?
HS: Đề xuất khái niệm để GV chốt lại.
Giới thiệu ký hiệu và cách viết 
 Ư(4) Ư(6) = ƯC(4; 6)
 GV: Giới thiệu hai trường hợp đặc biệt
A B = B và và minh họa bằng biểu đồ Ven.
GV: Minh họa bằng các hình vẽ 27, 28/sgk/53
1/ Ước chung:
a) Ví dụ
Ư(8)= {1; 2; 4; 8}
Ư(12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ta gọi 1; 2 và 4 là các ước chung của 8 và 12.
b)Định nghĩa
x ƯC (a, b) nếu ax và bx
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
?1
 8 ƯC(16;40) đúng vì 168 và 40 8
 8 ƯC(32;28) sai vì 32 8 nhưng 28 8
c) Tổng quát
x ƯC (a, b) nếu ax, bx và cx
2/ Bội chung:
a)Ví dụ
B(4) = { 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28. . .}
B(6) = {0 ; 6; 12; 18; 24; . . .}
b) Định nghĩa
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
BC(4;6) = { 0; 12; 24; . . .}
xBC (a, b) nếu xa và xb
?2
6 BC (3; 1) hoặc BC (3; 2)
hoặc BC(3;3) hoặc (3; 6)
BC(3; 4; 6) = {0; 12; 24. . .}
c) Tổng quát
 xBC (a; b; c) nếu xa; xb và xc
3/ Chú ý: (Giao của hai tập hợp)
Giao của hai tập hợp: (SGK/52)
Ÿ4
Ÿ3
Ÿ6
Ÿ1
Ÿ2
Ư(4)
ƯC(4,6)
Ư(6)
ƯC(4,6) = Ư(4) Ư(6)
Trường hợp đặc biệt:
 A = {x, y, z} B = {x, z} C = {m, n}
Ÿy
Ÿx
Ÿz
A
B
m 
n
Ta có: A B = {x, z} hay A B = B
A C = 
 C
 4.4. Tổng kết: (2p) GV hệ thống kiến thức đã học 
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc ĐN bội chung và ước chung của 2 hay nhiều số
BT 136,137 tr.53 SGK.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị Tiết sau Luyện tập
5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET29.doc