Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 37: Ôn tập chương I

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức

 HS biết hs được hệ thống hóa kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

 HS hiểu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

1.2. Kỹ năng

 HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

 HS trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK / 62. Từ câu 1 đến câu 4

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

HS biết tính giá trị của một biểu thức và tìm x

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 37: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13, Tiết 37
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức
HS biết hs được hệ thống hóa kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
HS hiểu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
1.2. Kỹ năng
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
HS trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK / 62. Từ câu 1 đến câu 4
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
HS biết tính giá trị của một biểu thức và tìm x
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập/61 SGK và các bảng 1, 2, 3 /62 SGK.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a1.	6a2..6a3.	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: Lồng ghép vào tiến trình bài học
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (10 phút) Kiến thức trọng tâm
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống các kiến thức trọng tâm chương 1
- KN: HS hệ thống được kiến thức
 Cho học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK / 62. Từ câu 1 đến câu 4
Hoạt động 2: (30 phút) Luyện tập
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống các bài tập trọng tâm chương 1
- KN: HS thực hiện được các dạng bài tập
Bài 159/62 SGK.
GV: Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính?
- Làm bài 160/63 SGK.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm.
Câu a: Hỏi: Em hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính ở biểu thức của câu a ?
HS: Ta thực hiện phép chia trước, phép trừ sau.
GV: Củng cố bài tập 160 => khắc sâu các kiến thức về:
 - Thứ tự tực hiện các phép tính.
 - Thực hiện đúng qui tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.
 - Tính nhanh biểu thức bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Bài 161/63 SGK:
GV: Hỏi: 7.(x+1) là gì trong phép trừ trên?
GV: Nêu cách tìm số trừ?
HS: Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm. Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Hỏi: 3x - 6 là gì trong phép nhân câu b?
HS: Thừa số chưa biết.
GV: Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
HS: Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
GV: Tương tự đặt câu hỏi gợi ý cho HS giải đến kết quả cuối cùng của bài tập.
1/ Lý thuyết 
Xem Sgk/62
2 / Bài tập
Bài 159/63 SGK:
a/ n - n = 0
b/ n : n = 1 (n0)
c/ n + 0 = n
d/ n - 0 = n
e/ n . 0 = 0
g/ n . 1 = n
h/ n : 1 = n
Bài 160/63 SGK:
a/ 204 – 84 : 12 
 = 204 - 7 
 = 197.
b/ 15 . 23 + 4 . 33 - 5 . 7 
 = 15 . 8 + 4 . 9 – 5 . 7 
 = 120 + 36 – 35 = 121.
c/ 56 : 53 + 23 . 22 
 = 53 + 25 
 = 125 + 32 = 157
d/ 164 . 53 + 47. 164 
 = 164.(53+47) 
 = 164 . 100 
 = 16400
Bài 161/63 SGK:
Tìm số tự nhiên x biết
a/ 219 - 7.(x+1) = 100
 7.(x+1) = 219 - 100
 7.(x+1) = 119
 x+1 = 119 : 7
 x+1 = 17
 x = 17-1
 x = 16
b/ (3x - 6) . 3 = 34
 3x - 6 = 34 : 3
 3x - 6 = 27
 3x = 27+6
 3x = 33
 x = 33 : 3
 x = 11
4.4. Tổng kết: (2p)
Đã kết hợp với giải bài tập 
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
 - Xem lại các bài tập đã giải.
 - Học thuộc các tính chất của phép cộng, phép nhân.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
- Làm bài tâp 164; 165; 166; 167/63 SGK
- Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập trong SGK từ câu 5 đến câu 10.
- Tiết sau tiếp tục ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt
Tuần 13, Tiết 38
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức
HS biết hs được hệ thống hóa các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
HS hiểu các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
1.2. Kỹ năng
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
HS trả lời các câu hỏi SGK/61 từ câu 5 đến câu 10
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Ôn tập về ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: trả lời các câu hỏi SGK/61 từ câu 5 đến câu 10.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a1.	6a2..6a3.	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: Lồng ghép vào tiến trình bài học
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10 phút) Kiến thức trọng tâm
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống các kiến thức trọng tâm chương 1
- KN: HS hệ thống được kiến thức
GV: Các em trả lời các câu hỏi SGK/61 từ câu 5 đến câu 10.
Hoạt động 2: (30 phút) Luyện tập
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống các bài tập trọng tâm chương 1
- KN: HS thực hiện được các dạng bài tập 
Bài 164/63 SGK
GV: - Cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
- Phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố.
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày.
GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm
Bài 165/63 SGK
GV: Yêu câu HS đọc đề và hoạt động nhóm.
GV: Hướng dẫn:
- Câu a: Áp dụng dấu hiệu chia hết để xét các số đã cho là số nguyên tố hay hợp số.
- Câu b: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 => a chia hết cho 3 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và a lớn hơn 3 => a là hợp số
- Câu c: Áp dụng tích các số lẻ là một số lẻ, tổng 2 số lẻ là một số chẵn. => b chia hết cho 2 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và b lớn hơn 2 => b là hợp số
- Câu d: Hiệu c = 2 => c là số nguyên tố.
Bài 166/63 SGK
a/ Hỏi: 84 x ; 180 x; Vậy x có quan hệ gì với 84 và 180?
HS: x ƯC(84, 180) 
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
b/ GV: Hỏi:
x 12; x 15; x 18. Vậy x có quan hệ gì với 12; 15; 18?
HS: x BC(12; 15; 18)
GV: Cho HS hoạt động nhóm. Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài 167/63 SGK
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, cho HS đọc và phân tích đề.
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Cho cả lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh gía , ghi điểm.
- Giới thiệu thêm cách cách trình bày lời giải khác.
1 / Lý thuyết:
Xem SGK / 61; 62
2/ Luyện tập:
Bài 164/63 SGK
Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra TSNT.
a/ (1000+1) : 11
 = 1001 : 11 
 = 91 
 = 7 . 13
b/ 142 + 52 + 22 
 = 196 + 25 +4
 = 225 = 32 . 52
c/ 29 . 31 + 144 : 122 
 = 899 + 1
 = 900 =22 .32 . 52
d/ 333: 3 + 225 : 152
 = 111 + 1 
 = 112 = 24 . 7
Bài 165/63 SGK
Điền ký hiệu ; vào ô trống.
a/ 747 P; 235 P; 97 P
b/ a = 835 . 123 + 318; a P 
c/ b = 5.7.11 + 13.17; b P
d/ c = 2. 5. 6 – 2. 29 ; c P
Bài 166/63 SGK
a/ Vì 84 x ; 180 x và x > 6
 Nên x ƯC(84; 180)
 84 = 22 . 3 .7
 180 = 22 32 . 5
 ƯCLN(84; 180) = 22 . 3 = 12
 ƯC(84; 180) = {1;2;3;4;6;12}
 Vì: x > 6 nên: x = 12. Vậy: A = {12}
b/ Vì: x 12; x 15; x 18 
 và 0 < x < 300
 Nên: x BC(12; 15; 18)
 12 = 22 . 3
 15 = 3 . 5
 18 = 2. 32
BCNN(12; 15; 18) = 22 . 32 . 5 = 180
BC(12;15; 18) ={0; 180; 360;..}
Vì: 0 < x < 300
Nên: x = 180
Vậy: B = {180}
Bài 167/63 SGK
Số sách cần tìm phải là bội chung của 10; 12; 15.
10 = 2 . 5
12 = 22 . 3
15 = 3 . 5
BCNN(10; 12;15) = 22.3.5 = 60
BC(10; 12; 15) = {0; 60; 120; 180;...}
Vì: Số sách trong khoảng từ 100 đến 150.
Nên: số sách cần tìm là 120 quyển.
 4.4. Tổng kết: (2p)
Đã kết hợp với giải bài tập
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
 - Hướng dẫn bài 168; 169/68 SGK
 - Xem lại các bài tập đã giải. 
- Làm bài tập 201; 203; 208; 211; 212; 215/26, 27, 28 SBT. 
- Bài tập dành cho HS khá giỏi 216; 217/28 SBT
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
 Ôn tập kĩ các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET37-38.doc