Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn, biết trục số nguyên.

- Học sinh hiểu được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Đọc, viết được các số nguyên âm;

- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được số nguyên dương, nguyên âm. Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 40
Ngày dạy: 
LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn, biết trục số nguyên.
- Học sinh hiểu được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
1.2.Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Đọc, viết được các số nguyên âm; 
- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được số nguyên dương, nguyên âm. Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hiểu được thế nào là số nguyên âm, biểu diễn được số nguyên âm trên trục số, đọc và viết được số âm
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước, bảng phụ vẽ hình 31; 35 sgk/ 66;68
HS: Đọc kĩ nội dung bài học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Thực hiện phép tính: a/ 4 + 6 = ?	 ; b/ 4 . 6 = ? ; c/ 4 – 6 =?
 	Đáp án:
 a/ 4 + 6 = 10
 b/ 4 . 6 = 24
 c/ 4 – 6 không thực hiện được trong tập hợp N
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (20 phút) Các ví dụ:
*Mục tiêu : 
- KT : HS biết các ví dụ về số nguyên
- KN : HS thực hiện được bài tập
- GV:Giới thiệu -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm và cách đọc như SGK.
- GV:Cho HS đọc đề ví dụ 1 SGK và đưa nhiệt kế có chia độ cho HS quan sát.
- HS: Đọc ví dụ 1.
- GV:Từ ví dụ trên ta sẽ có đáp án đúng cho câu hỏi phần đóng khung mở đầu SGK. 
-30C nghĩa là nhiệt độ 3 độ dưới 00C. Đọc là: âm ba độ C hoặc trừ ba độ C.
- GV:Treo đề và cho HS làm ?1 SGK.
- HS: Đọc nhiệt độ ở các thành phố.
- GV:Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất?
- GV:Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
- HS: Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C...
* Củng cố: Làm bài 1 và 2/68/SGK.
- GV:Treo hình 35 SGK cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi bài tập trên.
- GV:Cho HS đọc ví dụ 2, treo hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0) để HS quan sát.
- HS: Đọc và quan sát hình vẽ trả lời ?2
- GV:Yêu cầu HS trả lời và giải thích ý nghĩa các số nguyên âm đó.
- GV:Tương tự các bước trên ở ví dụ 3 và làm ?3
Hoat động 2: (12 phút) Trục số:
*Mục tiêu : 
- KT : HS biết trục số nguyên
- KN : HS thực hiện được : biểu diễn số nguyên trên trục số
- GV: Ôn lại cách vẽ tia số:
- Vẽ một tia, chọn đoạn thẳng đơn vị, đặt liên tiếp đoạn thẳng đơn vị đó trên tia số và đánh dấu.
- Ghi phía trên các vạnh đánh dấu đó các số tương ứng 0; 1; 2; 3;... Với 0 ứng với gốc của tia.
- Vẽ tia đối của tia số và thực hiện các bước như trên nhưng các vạch đánh dấu ứng với các số -1; -2; -3; ... => gọi là trục số.
- GV:Giới thiệu:
- Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái là chiều âm của trục số.
- GV:Cho HS làm ?4 kẻ sẵn đề bài trên bảng phụ. 
Gợi ý: Điền trước các số vào các vạch tương ứng trên trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với số nào trên tia thì nó biểu diễn số đó.
- HS: Điểm A biểu diễn số -6
- GV: Hướng dẫn. Ta ký hiệu là: A(-6). Tương tự: Hãy xác định các điểm B, C, D trên trục số?
- GV:Giới thiệu chú ý SGK, cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK.
1. Các ví dụ:
Các số -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm.
Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3,...
Hoặc : Trừ 1, trừ 2, trừ 3, ...
Ví dụ 1: (SGK)
- Làm ?1
Hà Nội : 18 độ C
Huế : 20 độ C
Đà Lạt : 19 độ C
TPHCM : 25 độ C
Bắc kinh : âm 2 độ C
Mat-xcơ- Va : âm 7 độ C
Pa-ri : 0 độ C
Ví dụ 2: (SGK)
- Làm ?2
Ví dụ 3: (SGK)
- Làm ?3
2. Trục số:
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
 1
 2
 3
 4
5
- Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
- Làm ?4
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
 1
 2
 3
 4
5
+ Chú ý: Ta có thể vẽ trục số như sau:
 4.4. Tổng kết: (5p)
- Làm bài 3 / 68 SGK.
- Thế vận hội tổ chức lần đầu tiên năm 776 trước công nguyên: ta viết - 776
- Làm bài 4/ 68 SGK.
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
 1
 2
 3
 4
5
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đối với bài học tiết này:
 - Đọc lại các ví dụ SGK.
 - Làm bài 5/ 68 SGK.
 - Làm bài tập 1; 3; 4; 6; 7; 8/ 54; 55 SBT.
* Hướng dẫn bài 5:
	 + Vẽ trục số nằm ngang 
	 + Điểm cách điểm 0 ba đơn vị là điểm nào? Có mấy điểm?
Đối với bài học tiết tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài mới: “ Tập hợp các số nguyên”
 - Đọc kỉ các ví dụ và các BT? Trong Sgk / 69; 70
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET40.doc