Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

Củng cố các kiến thức về tập hợp số nguyên, số đối của một số nguyên.

1.2. Kĩ năng

 Tìm số đối của một số nguyên.

1.3. Thái độ:

Cẩn thận trong việc tìm số đối của một số nguyên.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Nhận ra các số thuộc tập hợp các số nguyên, số tự nhiên.

- Tìm được GTTĐ của một số nguyên.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước thẳng

3.2. HS: Chuẩn bị các bài tập: 16, 17, 18, 19, 20, 21 sgk / 73

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 43
Ngày dạy
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Củng cố các kiến thức về tập hợp số nguyên, số đối của một số nguyên.
Kĩ năng
 Tìm số đối của một số nguyên.
Thái độ: 
Cẩn thận trong việc tìm số đối của một số nguyên.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nhận ra các số thuộc tập hợp các số nguyên, số tự nhiên.
- Tìm được GTTĐ của một số nguyên.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Chuẩn bị các bài tập: 16, 17, 18, 19, 20, 21 sgk / 73
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1P)
 4.2. Kiểm tra miệng: (5P)
Câu 1: Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào?
- Làm bài 13/ 73 SGK
Đáp án: 
 - Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi số nguyên a nằm bên trái số nguyên b
BT 13 / 73:
 a/ - 5 < x < 0 Vậy x = { - 4 , - 3 , - 2, - 1 }
 b/ - 3 < x < 3 vậy x = { -2, -1, 0, 1, 2 }
Biểu điểm: Trả lời đúng, làm đúng 8 điểm
Câu 2: Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
Trả lời:
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm 0 đến điểm a 
 trên trục số
Biểu điểm: Trả lời đúng 2 điểm
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài (1 phút)
Để khắc sâu lại kiến thức đã học về tập hợp số nguyên, tiết này chúng ta cùng nhau luyện tập.
* Hoạt động 1: (10 phút)
 Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống: 
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài.
Bài 16/73 SGK 
GV: Cho HS đọc đề và lên bảng điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho cả lớp nhận xét, ghi điểm.
GV: Trên trục số, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào?
HS: Trả lời
Bài 21/73 SGK 
GV: Thế nào là hai số đối nhau?
GV: Yêu cầu HS làm vào vở 
- Gọi một HS lên bảng trình bày.
GV cho học sinh đọc đề bài tập 17 / 73
Ta có thể khẳng định tập hợp số nguyên gồm 2 bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Vì sao?
* Hoạt động 2: (25 phút)
Bài 18/73 SGK 
Cho HS thảo luận nhóm bài 18 / 73
GV: Cho đại diện nhóm lên trình bày, giải thích vì sao?
GV: Cho cả lớp nhận xét dựa vào hình vẽ trục số. Nhận xét, ghi điểm
Bài 19/73 SGK 
GV: Cho HS lên bảng phụ dấu “+” hoặc “-“ vào chỗ trống để được kết quả đúng (chú ý cho HS có thể có nhiều đáp số)
Bài 20/73 SGK 
GV: Nhắc lại nhận xét mục 2/72 SGK?
+ Hướng dẫn:
Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi thành phần trước khi thực hiện phép tính.
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Cho lớp nhận xét, ghi điểm
Dạng 1: BT về tập hợp số nguyên
1/ Bài 16/73 SGK 
Đ
Đ
7 N ; 7 Z 
Đ
Đ
0 N ; 0 Z 
S
S
Đ
-9 Z ; -9 N 
11, 2 Z 
2/ Bài 21/73 SGK 
a) Số đối của – 4 là 4
b) Số đối của 6 lả - 6
c) Số đối của = 5 là -5
d) Số đối của = 3 là – 3
e) Số đối của 4 là – 4
3/ Bài tập 17 / 73
Ta không thể khẳng định tập hợp số nguyên gồm 2 bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được vì còn thiếu số 0
Dạng 2: So sánh hai số nguyên.
Bài 18/73 SGK 
a) Số a chắc chắn là số nguyên dương.
Vì: Nó nằm bên phải điểm 2 nên nó cũng nằm bên phải điểm 0 (ta viết a > 2 > 0)
b) Số b không chắc chắn là số nguyên âm, vì b còn có thể là 0, 1, 2.
c) Số c không chắc chắn là số nguyên dương, vì c có thể bằng 0.
d) Số d chắc chắn là số nguyên âm, vì nó nằm bên trái điểm -5 nên nó cũng nằm bên trái điểm 0 (ta viết d < -5 < 0)
Bài 19/73 SGK 
a) 0 < + 2 ; 
b) - 5 < 0
c) -10 < - 6 ; -10 < + 6 
d) + 3 < + 9 ; - 3 < + 9
Bài 20/73 SGK 
a) - = 8 – 4 = 4
b) . = 7 . 3 = 21
c) : 
d) + = 153 + 53
 = 206
 4.4. Tổng kết: 
- Số nguyên b gọi là liền sau của số nguyên a khi nào?
Trả lời: Số nguyên b gọi là liền sau của số nguyên a khi a<b và không có số nguyên nào nằm giữa hai số nguyên a và b.
- Làm bài tập 22 / 73:
a) Số liền sau của mỗi số nguyên 2; -8; 0; -1 lần lượt là: 3; -7; 1; 0
b) Số liền trước các số - 4; 0; 1; - 25 lần lượt là -5; -1; 0; -26.
c) a = 0
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2P)
Đối với bài học tiết này:
 + Học thuộc các nhận xét về so sánh hai nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
 + Xem kỹ các bài tập đã giải
 + Làm lại các bài tập vào tập bài tập
Đối với bài học tiết học tiếp theo:
 + Vẽ trước trục số vào vở nháp.
 + Đọc kĩ quy tắc cộng hai số nguyên âm, nguyên dương
 + Tìm ví dụ thực tế để biểu thị phép cộng hai số nguyên âm 
5. PHỤ LỤC: SGK + SGV +SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET43.doc