Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết cộng các số nguyên khác dấu.

- Học sinh hiểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: cộng hai số nguyên khác dấu;

- HS thực hiện thành thạo: các bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15, Tiết 45
Ngày dạy: 
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết cộng các số nguyên khác dấu.
- Học sinh hiểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
1.2.Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: cộng hai số nguyên khác dấu; 
- HS thực hiện thành thạo: các bài tập
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nắm được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, vân dụng được quy tắc vào giải bài tập
3. CHUẨN BỊ:
GV: Mô hình trục số, thước thẳng.
HS: Đọc trước quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên âm? (6đ)
- Làm bài 25/75 SGK (2đ)
Trả lời: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ –“ trước kết quả
BT 25 / 75:
a/ ( - 2 ) + ( - 5 ) < - 5 
b/ ( - 10 ) > ( - 3 ) + ( - 8 ) 
Câu 2: Em hãy nêu một ví dụ trong thực tế có sử dụng phép cộng hai số khác dấu (2đ)
Trả lời : Có thể nêu ví dụ như sau: Hôm qua mình nợ 2000 đồng, hôm nay mình có 3000 đồng. Trả nợ xong mình còn 1000 đồng
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài (1 phút)
Cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng, rồi đặt dấu “-“ trước kết quả. Vậy cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học mới “Cộng hai số nguyên khác dấu”
* Hoạt động 1: (15 phút)
- GV: Treo đề bài ví dụ trên bảng phụ. Yêu cầu - HS đọc và tóm tắt đề.
- GV: Tương tự ví dụ bài học trước.
Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày giảm 50C, ta có thể nói nhiệt độ tăng như thế nào?
- HS: Ta có thể nói nhiệt độ tăng - 50C 
=> Nhận xét SGK
- GV: Muốn tìm nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều cùng ngày ta làm như thế nào?
- HS: Ta làm phép cộng: 3 + (-5)
- GV: Hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính trên dựa vào trục số (H.46) hoặc mô hình trục số.
Vậy: 3 + (-5) = -2
Củng cố: Làm ?1
- HS: Thực hiện trên trục số để tìm kết quả 
(-3) + (+3) = 0 và (+3) + (-3) = 0
=> Kết quả hai phép tính trên bằng nhau và đều cùng bằng 0.
- Làm ?2
- GV: Cho HS hoạt động nhóm
- HS: Thảo luận nhóm và dựa vào trục số để tìm kết quả phép tính
a/ 3 + (-6) = -3 - = 6 – 3 = 3
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu a là hai số đối nhau
b/ (-2) + (+4) = +2 - = 4 – 2 = 2
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu b bằng nhau
Hoạt động 2: (17 phút) Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
*Mục tiêu:
-KT: HS biết cộng hai số nguyên khác dấu
- KN: HS làm được bài tập
- GV: Em cho biết hai số hạng của tổng ở bài ?1
 là hai số như thế nào?
- HS: Là hai số đối nhau.
- GV: Từ việc tính và so sánh kết quả của hai phép tính của câu a, em rút ra nhận xét gì?
- HS: Tổng của hai số đối nhau thì bằng 0.
- GV: So sánh với và với 
- HS: = 6 > = 3 ;
 = 4 > = 2
- GV: Từ việc so sánh trên và những nhận xét hai phép tính của câu a, b, em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khấc dấu.
- HS: Phát biểu ý 2 của quy tắc.
- GV: Cho - HS đọc quy tắc SGK.
- GV: Cho ví dụ như SGK (-273) + 55
Hướng dẫn thực hiện theo 3 bước:
+ Tìm giá trị tuyệt đối của hai số -273 và 55 (ta được hai số nguyên dương: 273 và 55)
+ Lấy số lớn trừ số nhỏ (ta được kết quả là một số dương: 273 – 55 = 218)
+ Chọn dấu “-“ (vì số -273 có giá trị tuyệt đối lớn hơn nên ta lấy dấu “ – “ của nó) 
-HS: Làm ?3
- GV: Cho cả lớp nhận xét, sửa sai rồi chốt kết quả 
1. Ví dụ
Tóm tắt: 
+ Nhiệt độ buổi sáng 30C.
+ Buổi chiều nhiệt độ giảm 50C
+ Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều?
Giải:
Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều là 
 3 + (-5) = -20C
?1
 (-3) + (+3) = 0
Và (+3) + (-3) = 0
?2
a/ 3 + (-6) = -3
 - = 6 – 3 = 3
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu a là hai số đối nhau
b/ (-2) + (+4) = +2
 - = 4 – 2 = 2
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu b bằng nhau
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
a) Quy tắc: 
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau: 
B1: Tìm giá trị tuyệt đối của hai số
B2: Lấy số lớn trừ số nhỏ (trong hai số vừa tìm được ở bước 1)
B3: Đặt dấu của số có GTTĐ lớn hơn trước kết quả tìm được.
b) Ví dụ: 
(-273) + 55 = - (273 - 55) (vì 273 > 55)
= - 218
 ?3
 a/ ( - 38 ) + 27 = - ( 38 – 27 ) = - 11
 b/ 273 + ( - 123 ) = 273 – 123 = 150
 4.4. Tổng kết: (5p)
 - Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
	 - Làm 27; 28 /76 SGK
Trả lời: 
 - Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
 - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai GTTĐ của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có GTTĐ lớn hơn
BT 27: a/ 26 + ( - 6 ) = 20
b/ ( - 75 ) + 50 = - 25 
c/ 80 + ( -220 ) = - 140
BT 28: a/ ( - 73 ) + 0 = - 73
 b/ 18 + ( - 12 ) = 6
 c/ 102 + ( - 120 ) = - 18
4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
	 - Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
	 - Làm bài tập 29, 30, 31, 32, 34, 35 /76, 77 SGK.
	 - Chuẩn bị bài tiết “Luyện tập”.
Hướng dẫn bài 29:
a/ Tính 23 + (- 13 ) = ?
	 (- 23 ) + 13 = ?
So sánh kết quả hai tổng vừa tìm được.
b/ làm tương tự câu a
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
 - Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu âm, cộng hai số nguyên dương.
 - Tiết tiếp theo luyện tập 
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET45.doc