Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết bốn tính chất của phép cộng các số nguyên.

- Học sinh hiểu bốn tính chất của phép cộng các số nguyên.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: vận dụng được các tính chất của phép cộng các số nguyên vào bài tập.

- HS thực hiện thành thạo: các bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Các tính chất của phép các số nguyên.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước thẳng

3.2. HS: Ôn tập lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16, Tiết 47
Ngày dạy: 
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết bốn tính chất của phép cộng các số nguyên.
- Học sinh hiểu bốn tính chất của phép cộng các số nguyên.
1.2.Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: vận dụng được các tính chất của phép cộng các số nguyên vào bài tập. 
- HS thực hiện thành thạo: các bài tập
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các tính chất của phép các số nguyên.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Ôn tập lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4.
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Tính và so sánh kết quả:
	a/ (- 2) + (- 3) và (- 3) + (- 2)
	b/ (- 5) + (+ 7) và (+ 7) + (- 5)
	c/ (- 8) + (- 4) và (+4) + (- 8)
	d/ [(- 3) + (+ 4)] + 2 ; (- 3) + (4 + 2) và [(- 3) + 2] + 4
Câu 2: Em hãy cho biết phép cộng số tự nhiên có những tính chất nào?
Trả lời:
Câu 1:
a/ (- 2) + (- 3) = - 5 	và 	(- 3) + (- 2) = - 5 
b/ (- 5) + (+ 7) = 2 	và 	(+ 7) + (- 5) = 2 
c/ (- 8) + (+ 4) = - 4 	 và 	(+4) + (- 8) = - 4 
d/ [(- 3) + (+ 4)] + 2 = 3	 và [(- 3) + 2] + 4 = 3
Các câu trên đều có tổng bằng nhau.
Câu 2: Phép cộng số tự nhiên có 3 tính chất: Giao hoán, kết hợp và cộng với 0 
Biểu điểm: Làm đúng câu 1 đạt 8 diểm, câu 2 đạt 2 điểm3
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài: (1 phút) 
Phép cộng số tự nhiên có 3 tính chất, vậy phép cộng số nguyên có những tính chất nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học mới “Tính chất phép cộng các số nguyên”
 Hoạt động 1: (23 phút) Các tính chất
*Mục tiêu:
-KT: HS biết các tính chất của phép cộng các số nguyên
- KN: HS thực hiện được bài tập
GV: Hãy nhắc lại phép cộng các số tự nhiên có những tính chất gì?
HS: Giao hoán, kết hợp cộng với số 0
GV: Ta xét xem phép cộng các số nguyên có những tính chất gì?
GV: Từ việc tính và so sánh kết quả của ?1
Câu 1 dẫn đến phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán
HS: Phát biểu nội dung của tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên.
GV: Ghi công thức tổng quát:
GV: Tương tự từ bài làm ?2
 dẫn đến phép cộng các số nguyên cũng có tính chất kết hợp.
HS: Phát biểu nội dung tính chất kết hợp.
GV: Ghi công thức tổng quát.
GV: Giới thiệu chú ý như SGK
(a+b) + c = a + (b+c) = a + b + c
 Củng cố: Làm 36b /78 SGK
GV: Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
GV: Cho ví dụ: (- 16) + 0 = - 16
- Hãy nhận xết kết quả trên?
GV: Tính chất cộng với số 0 và công thức tổng quát.
HS: Phát biểu nội dung tính chất cộng với 0
 Củng cố: Làm 36a/78 SGK
GV: Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
GV: Giới thiệu:
- Số đối của a. Ký hiệu: - a
 Em hãy cho biết số đối của – a là gì?
HS: Số đối của – a là a
GV: - (- a) = a
GV: Hãy tính và nhận xét:
(-10) + 10 = ?
15 + (- 15) = ?
GV: Dẫn đến công thức a + (- a) = 0
Ngược lại: Nếu a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào của nhau?
HS: a và b là hai số đối nhau.
GV: Ghi a + b = 0 thì a = - b và b = - a
 Hoạt động 2: (10 phút) bài tập
*Mục tiêu :
- KT : HS củng cố các tính chất
- KN : HS thực hiện thành thạo bài tập
HS: Làm ?3 và BT 37/SGK/78
GV: Cho HS hoạt động nhóm
Gợi ý: Tìm tất cả các số nguyên trên trục số.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Kiểm tra, ghi điểm.
Các tính chất
Tính chất giao hoán.
?1
a/ (- 2) + (- 3) = - 5 
 (- 3) + (- 2) = - 5 
b/ (- 8) + ( + 4) = - 4 
 (+4) + (- 8) = - 4 
a + b = b + a
Vậy: 
 Tính chất kết hợp.
?2
 [(- 3) + (+ 4)] + 2 = 3	 
 và [(- 3) + 2] + 4 = 3
(a+b)+c = a+ (b+c)
Vậy:
* Chú ý: SGK / 78
BT 36 b/ 78:
( - 199 ) + ( - 200 ) + ( - 201 )
= [ (- 199 ) + ( - 201 ) ] + ( - 200 ) 
= ( - 400 ) + ( - 200 ) 
= - 600
Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
Ví dụ: (BT 36 a / 78)
126 + ( - 20 ) + 2004 + ( - 106 )
 = 106 + 2004 + ( - 106 )
 = [ 106 + ( - 106 ) ] + 2004
 = 0 + 2004 
 =2004
d) Cộng với số đối.
- Số đối của a ký hiệu là: - a
 Và - (- a) = a
a + (-a) = 0
Nếu: a + b = 0 thì
a = - b và b = - a
Hai số đối nhau luôn có tổng bằng 0
Bài tập
?3
- 3 < a < 3 a { - 2, - 1, 0, 1, 2 }
Vì các số 2 và – 2 , 1 và – 1 là các cặp số đối nhau nên có tổng bằng 0
Vậy tổng các số nguyên a bằng 0
BT 37 / 78
a/ - 4 < x < 3
 x = { - 3, - 2, - 1, 0, 1, 2 }
Vì các số 2 và – 2 , 1 và – 1 là các cặp số đối nhau nên có tổng bằng 0
Vậy tổng các số nguyên x bằng 
 0 + ( - 3 ) = - 3
b/ - 5 < x < 5
 x = { - 4, - 3, - 2, - 1, 0, 1, 2, 3, 4 }
Vì các số 4 và – 4; 3 và –3; 2 và –2; 1 và –1 là các cặp số đối nhau nên có tổng bằng 0
Vậy tổng các số nguyên x bằng 0
 4.4. Tổng kết: (5p)
Câu 1: Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì?
- Làm bài 39 /79 SGK
 Trả lời: Phép cộng số nguyên có 4 tính chất: Giao hoán, kết hợp, cộng với 0 và cộng với số đối
Bài 39a /79 SGK
a/ 1 + (- 3) + 5 + (- 7) + 9 + (- 11)
	= [ 1 + (- 3) ] +[ 5 + (- 7) ] +[ 9 + (- 11) ]
	= ( - 2 ) + ( - 2 ) + ( - 2 ) 
 	= - 6
b/ (-2) +4 +(-6)+ 8 +(-10) +12
= [(-2)+4]+[(-6)+8]+[(-10+12)]
= 2 + 2 + 2
= 6 
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
- Học thuộc các tính chất của phép cộng các số nguyên.
- Làm bài tập 38; 40, 41/79 SGK
- Làm bài 62, 63, 64, 70, 71, 72/61, 62 SBT
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị các BT: 42, 43, 44, 45, 46/79, 80 SGK
- Ôn tập lại quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên khác dấu.
- Tiết tiếp theo luyện tập.
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET47.doc