Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức

- HS biết HS nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, các tính chất của phép cộng số nguyên

- HS hiểu việc vận dụng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau trong thực tiễn

1.2.Kỹ năng

- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc cộng hai số nguyên, các tính chất của phép cộng vào thực hành tính toán, giải bài tập nhanh, chính xác

- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Vận dụng được quy tắc cộng hai số nguyên, các tính chất của phép cộng

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , Tiết 48
Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức
- HS biết HS nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, các tính chất của phép cộng số nguyên 
- HS hiểu việc vận dụng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau trong thực tiễn
1.2.Kỹ năng
- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc cộng hai số nguyên, các tính chất của phép cộng vào thực hành tính toán, giải bài tập nhanh, chính xác
- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập 
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vận dụng được quy tắc cộng hai số nguyên, các tính chất của phép cộng
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Ôn tập lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hãy nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên? Viết dạng tổng quát. (4đ)
Câu 2: Bài 39a/79 SGK (4đ)
Câu 3: GTTĐ của một số nguyên a là gì? (2đ)
Trả lời:
Câu 1: Các tính chất:
+ Giao hoán: a + b = b + a
+ Kết hợp: ( a + b ) + c = a + ( b + c ) = ( a + c ) + b
+ Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a
+ Cộng với số đối: a + ( - a ) = 0
Câu 2: BT 39a / 79: a/ 1 + (- 3) + 5 + (- 7) + 9 + (- 11)
	 = [ 1 + (- 3) ] +[ 5 + (- 7) ] +[ 9 + (- 11) ]
	 = ( - 2 ) + ( - 2 ) + ( - 2 ) = - 6
Câu 3: GTTĐ của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài (1 phút)
Để khắc sâu lại kiến thức đã học về phép cộng các số nguyên, tiết học này chúng ta cùng nhau luyện tập.
Hoạt động 1: (15 phút) Sữa bài tập
*Mục tiêu:
- KT: HS được củng cố bài tập biểu thức số
- KN: HS thực hiện thành thạo bài tập
Bài 40/79 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung và gọi HS lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Nhắc lại: Hai số như thế nào gọi là hai số đối nhau?
Bài 41/79 SGK: Tính
GV: Gọi 3 HS lên bảng trình bày
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Cho cả lớp nhận xét, ghi điểm.
Bài 42/79 SGK: Tính nhanh
GV: Cho HS hoạt động nhóm
HS: Thảo luận theo nhóm
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày các bước thực hiện phép tính.
HS: 
 a) Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
 b) Tìm các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là: -9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
- Tính tổng các số nguyên trên, áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, tổng của hai số đối và được kết quả tổng của chúng bằng 0.
GV: Giới thiệu thêm cho HS cách tìm các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 trên trục số, hoặc: 0 ≤ < 10
=> = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
x {-9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
Hoạt động 2: (20 phút) Luyện tập
*Mục tiêu:
- KT: HS được củng cố bài toán toán liên hệ thực tế
- KN: HS thực hiện thành thạo bài tập 
Bài 43/80 SGK
GV: Ghi đề bài và hình 48/80 trên bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc đề bài
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
GV: Sau 1 giờ canô thứ nhất ở vị trí nào? Canô thứ hai ở vị trí nào? Cùng chiều hay ngược chiều với B và chúng cách nhau bao nhiêu km?
HS: Cách nhau 10-7 = 3(km)
Bài 44/80 SGK. 
GV: Treo đề bài và hình vẽ 49/80 SGK ghi sẵn trên bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự đặt đề bài toán.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Để giải bài toán ta phải làm như thế nào?
HS: Qui ước chiều từ C ® A là chiều dương và ngược lại là chiều âm, và giải bài toán.
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi 
Bài 46/80 SGK
+/ -
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung trang 80 SGK
Hướng dẫn: - Nút dùng để đổi dấu “+” thành “-“ và ngược lại.
- Nút “-“ dùng đặt dấu “-“ của số âm.
- Trình bày cách bấm nút để tìm kết quả phép tính như SGK
HS: Dùng máy tính làm bài 46/80 SGK
Sữa bài tập
Dạng 1: Biểu thức số
Bài 40/79 SGK
Điền số thích hợp vào ô trống:
a
3
-15
-2
0
-a
-3
15
2
0
3
15
2
0
Bài 41/79 SGK. Tính:
 a) (-38) + 28 = -10
 b) 273 + (-123) =273 – 123= 150
 c) 99 + (-100) + 101
 = (99 + 101) + (-100)
 = 200 + (-100) = 100
Bài 42/79 SGK. Tính nhanh:
a) 217 + [43 + (-217)+(-23)]
 = [217 + (-217)]+ [43+(-23)]
 = 0 + 20 
 = 20
b) Tính tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.
Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là: 
-9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
Tổng: S =(-9+9)+(-8+8)+(-7+7) + 
(-6+6)+(-5+5)+(-4+4)+(-3+3) + (-2+2)+
(-1+1) = 0
Luyện tập
Dạng 2: Toán liên hệ thực tế
Bài 43/80 SGK
a) Vận tốc của hai canô là 10km/h và 7km/h. Nghĩa là chúng đi cùng về hướng B (cùng chiều). Vậy sau 1 giờ chúng cách nhau: 10 - 7 = 3km
b) Vận tốc hai canô là:
10km/h và -7km/h. Nghĩa là canô thứ nhất đi về hướng B còn canô thứ hai đi về hướng A (ngược chiều). Vậy: Sau 1 giờ chúng cách nhau: 10+7 = 17km
Bài 44/80 SGK. (Hình 49/80 SGK)
Một người xuất phát từ điểm C đi về hướng tây 3km rồi quay trở lại đi về hướng đông 5km. Hỏi người đó cách điểm xuất phát C bao nhiêu km?
Bài 46/80 SGK: Tính
a) 187 + (-54) = 133
b) (-203) + 349 = 146
c) (-175) + (-213) = -388
 Bài học kinh nghiệm:
 Khi cộng nhiều số ta có thể cộng số âm vối số âm, số dương với số dương rồi cộng hai kết quả lại để đỡ nhầm dấu.
 4.4. Tổng kết: 
Cho HS nhắc lại BHKN
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học tiết này:
	 + Xem lại cách giải các bài tập trên
	 + Ôn lại các tính chất của phép cộng các số nguyên. 
	 + Làm các bài tập 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 /61, 62 SBT.
	Đối với bài học tiết học tiếp theo:
 + Ôn tập lại cách viết tập hợp, thứ tự thực hiện phép tính
 + Ôn tập các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 và nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.
 + Tiết tiếp theo ôn tập thi học kì I
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET48.doc